Website Mạng xã hội Việt Nam trăn trở kiếm tiền

Thứ ba - 22/04/2008 10:13

Website Mạng xã hội Việt Nam trăn trở kiếm tiền

Nở rộ như nấm sau mưa, các trang kết nối cộng đồng Internet trong nước đều ra sức thu hút thành viên, chấp nhận bỏ tiền đầu tư 1-2 năm với ước mong sau này thu lại hàng triệu USD.

Những website Việt ra đời trong "trào lưu" Web 2.0 nhấn mạnh nội dung do người dùng tự tạo như Ngoisaoblog.com, Clip.vn, Cyworld.vn, Yobanbe.vn, Cyvee.com, Phununet.com, Henantrua.com... Một số trang nhận được vốn đầu tư mạo hiểm, một số do người sáng lập bỏ tiền túi, một số được vun đắp bằng sự đóng góp của nhóm cùng sở thích.

Áp lực đầu tiên của bất kỳ trang mạng xã hội nào cũng là lượng người đăng ký thành viên và tham gia chia sẻ nội dung, bao gồm bài viết, nhạc, video... Như vậy, càng nhiều truy cập tới website nghĩa là càng nhiều chi phí cho máy chủ, thuê 100 GB mỗi tháng khoảng 3 triệu đồng. Đó là chưa kể chi phí khác như lương cho nhân viên, thuê văn phòng, điện thoại, Internet, mua sắm trang thiết bị...

"Chúng tôi hoạt động đã gần 2 năm với mục đích tạo ra một sân chơi hấp dẫn cho các bạn trẻ mà không thu bất kỳ khoản phí nào", đại diện của Ngôi Sao Blog cho biết. "Nhưng có lẽ thời gian này cũng là lúc trang web cần tìm ra những ý tưởng liên kết hay quảng cáo để tạo doanh thu".

Hiện nay có hai mô hình kinh doanh chủ yếu đối với hệ thống mạng xã hội là dựa vào quảng cáo trực tuyến và dựa vào doanh thu ngoài quảng cáo như dịch vụ đi kèm, bán tài sản ảo... Trong đó, phần lớn các trang của Việt Nam đang theo mô hình bán quảng cáo, ví dụ trang chia sẻ video Clip.vn với banner treo trên trang và cả trong các đoạn phim, mạng xã hội dành cho phụ nữ Việt Phununet.com vừa ra mắt cũng nhận được hàng chục hợp đồng quảng cáo để chuẩn bị đưa lên.

Còn mô hình bán tài sản ảo rõ nhất là Cyworld.vn bắt nguồn từ Hàn Quốc. Với dịch vụ gửi tin nhắn để mua "hạt dẻ", người tham gia sẽ dùng "tiền" này để tậu hình ảnh đồ nội thất, con vật cưng, cảnh quan và cả... bạn bè để trang trí xung quanh mình cho "xôm". Với tin nhắn có mức phí 15.000 đồng, họ nạp được 120 hạt dẻ, 10.000 đồng được 80 hạt. Mỗi món đồ có giá dao động từ 10 đến hàng chục hạt dẻ. Dù vậy, khá nhiều thành viên chỉ dùng số hạt được tặng lúc đăng ký để mua đồ "thiết yếu".

Dù đã điền mọi thông tin đăng ký thành viên như ở các mạng xã hội khác, người tham gia phải gửi SMS để kích hoạt thì mới được chấp nhận vào Henantrua. Ảnh chụp màn hình.

Mạng giao lưu Henantrua.com vừa ra mắt nhưng để đăng ký thành viên thôi, người ta cũng phải gửi SMS để kích hoạt quyền lợi này. Dù vậy, có vẻ sức hấp dẫn của dịch vụ là người tham gia sẽ hẹn được một cô gái hay chàng trai đi ăn trưa và có thể... tiến triển tiếp. Còn khi đăng ký tham gia sự kiện "offline" (ngoài đời thực) do ban tổ chức tạo ra, chi phí vào khoảng 100.000 đồng/người. Ngoài ra, trang này cũng bán tài sản ảo như xe máy SH, @... để chủ nhân làm điệu.

Trong tương lai, các mạng xã hội của Việt Nam muốn đạt doanh thu cao sẽ phải linh động kết hợp hai mô hình nói trên. “Chúng tôi mới ký hợp đồng đối tác chiến lược với AdMax, mạng quảng cáo trực tuyến số một châu Á, để tung ra kênh quảng cáo trực tuyến dành cho phụ nữ tại Việt Nam. Ngoài ra còn có dịch vụ trực tuyến trên PhunuNet.com và LopViet.com tính phí giao dịch dựa vào đồng tiền ảo MCoin", ông Harry Đỗ, Tổng giám đốc công ty Vinalive, cho biết. "Thành viên có thể kinh doanh và kiếm tiền trên mạng thông qua các dịch vụ hướng dẫn nấu ăn, mua sắm... Song đây là những khoản đầu tư lâu dài để thu hút người tham gia và chúng tôi dự kíến chấp nhận bỏ ra 1-2 năm để sau này đạt thành quả lớn".

Trên thế giới, các doanh nghiệp đang theo xu thế kết hợp công nghệ Web 2.0 với website mạng xã hội tiêu dùng nhằm có hiệu quả kinh doanh cao. Điều này đòi hỏi mỗi mạng phải tìm ra phương thức kiếm tiền mới ngoài kiểu quảng cáo banner truyền thống. YouTube là trang chia sẻ video lớn nhất thế giới được Google mua với giá 1,65 tỷ USD. Nhưng Anton Denissov, chuyên gia nghiên cứu của hãng Yankee, cho rằng doanh thu năm 2007 của YouTube chưa đạt 20 triệu USD, trong khi mỗi tháng họ phải chi 30 triệu USD cho 300 tỷ GB băng thông.

Việt Toàn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Giới thiệu về NukeViet CMS

CMS là gì? CMS là từ viết tắt từ Content Management System. Theo wikipedia Định nghĩa. Hệ quản trị nội dung, cũng được gọi là hệ thống quản lý nội dung hay CMS (từ Content Management System của tiếng Anh) là phần mềm để tổ chức và tạo môi trường cộng tác thuận lợi nhằm mục đích xây dựng một hệ...

Thăm dò ý kiến

Bạn biết gì về NukeViet 4?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập49
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm46
  • Hôm nay17,399
  • Tháng hiện tại560,395
  • Tổng lượt truy cập99,510,570
Left-column advertisement
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây