Băng tần cho 4G nóng  tại LTE Asia 2011

Thứ năm - 29/09/2011 04:23

Băng tần cho 4G nóng  tại LTE Asia 2011

Vấn đề nóng được thảo luận tại LTE Asia 2011 là lựa chọn băng tần nào cho LTE. Nhiều quốc gia đã chọn băng tần khác nhau cho LTE nên sẽ khó khăn trong việc sản xuất thiết bị và roaming quốc tế.

Hội nghị và triển lãm LTE Asia lần thứ 6 được tổ chức tại Singapore trong hai ngày 6 và 7/9/2011. Toàn bộ chương trình lần này chú trọng vào những phản hồi của các nhà mạng hàng đầu về những thách thức họ phải đối mặt trong giai đoạn ban đầu triển khai LTE và những thách thức sẽ xảy ra trong tương lai. Trọng tâm chính là đối thoại xung quanh những thách thức và cách thực hiện để triển khai thương mại một cách thành công nhằm làm cho LTE trở thành tương lai của băng rộng di động. Tại đây, hơn 40 mô hình phát triển được trình bày và thảo luận.

Báo cáo của Hiệp hội các nhà cung cấp di động toàn cầu (GSA) cho biết trong vòng 6 tháng qua, số lượng thiết bị LTE tăng 155% về chủng loại mẫu mã. Báo cáo mang tên "Tiến tới LTE" cho biết tổng số có 45 nhà cung cấp đang sản xuất 161 thiết bị có tính năng kích hoạt LTE, tăng 64% so với thống kê trong báo cáo xuất bản hồi tháng 3/2011.

Ông Alan Hadden, Chủ tịch GSA cho biết: "Đa số các thiết bị dành cho người dùng tập trung cho băng tần 700 MHz. Tuy nhiên, mức độ triển khai mạng diễn ra với tốc độ nhanh chóng tại Châu Âu và Châu Á-Thái Bình Dương, nơi mà các nhà mạng ban đầu đang sử dụng băng tần 2600 MHz, 1800 MHz. Hy vọng các nhà cung cấp sẽ sớm theo xu hướng này để cung cấp nhiều hơn các sản phẩm phục vụ thị trường này."

Tính tới thời điểm này, các nhà mạng trên thế giới triển khai dịch vụ LTE ở các băng tần khác nhau. Chẳng hạn ở Bắc Mỹ, các dịch vụ LTE ban đầu được triển khai ở băng tần 700 MHz và AWS. Ở Nhật Bản, NTT Docomo hiện đang triển khai dịch vụ LTE ở 2100 MHz và sẽ cung cấp dịch vụ ở 500 MHz vào năm 2012. Ở vùng Scandinavi (Bắc Âu), TeliaSonera, Tele2 và Telenor đã chọn 2600 MHz là băng tần chính cho các dịch vụ LTE ở các vùng tập trung mật độ cao, đồng thời cân nhắc sử dụng 800 MHz cho các vùng phủ sóng rộng.

Trong khi đó, 2600 MHz được đánh giá là sự lựa chọn cho nhà mạng ở Hồng Kông.

Ở Đức, 800 MHz là sự lựa chọn cho các nhà mạng lớn như Vodafone, Deutsche Telkom... và các dịch vụ ở giai đoạn đầu đang hướng tới thị trường cố định và di động.

Một xu thế phổ biến hiện giờ là các nhà mạng Châu Âu thiên về việc lựa chọn 1800 MHz là băng tần chính cho dịch vụ LTE. Dải tần 1800 MHz hiện cũng đã có mức độ phổ biến toàn cầu.

Tại Cộng đồng chung châu Âu (EU), giấy phép ban đầu về các băng tần 900 MHz và 1800 MHz dành riêng cho công nghệ GSM. Nhưng gần đây đã thay đổi và cho phép công nghệ HSPA và LTE có thể được sử dụng trong những dải tần này.

Đa số các quốc gia thuộc EU đều ghi nhận quyết định này, nhưng một số phải đối diện với những thách thức mang tính cạnh tranh và luật pháp ở quốc gia đó và vì vậy phải đối diện với nguy cơ tạm hoãn việc triển khai công nghệ mới này. Một số nước bao gồm cả Hà Lan, Thụy Sĩ đã quyết định dừng những công nghệ không phải GSM cho tới khi giấy phép 3G hiện tại hết thời hạn.

Ở một số nước thuộc EU, sự cạnh tranh thay đổi nếu các nhà mạng có băng tần (spectrum) 900 MHz và 1800 MHz được phép sử dụng công nghệ WCDMA hoặc công nghệ chuẩn IMT khác ngoài GSM. Ở một số nước bao gồm Đan Mạch, Ý và Thụy Điển, tình hình này được giải quyết bằng cách phân bổ lại băng tần 900 MHz để hợp tác với các nhà mạng chỉ có tần số ở 2100 MHz. Các quốc gia khác bao gồm Đức, Anh, các nhà quản lý chính sách không bắt buộc việc phân bổ lại ở băng tần 900 MHz và áp dụng quy định hạn chế đối với những đối tượng đang được cung cấp giấy phép 900 MHz trong việc đấu giá sẽ diễn ra trong tương lai với băng tần 1800 MHz.

Tình hình chính sách quản lý của các quốc gia không thuộc Châu Âu cũng có những đặc thù riêng. Nhiều quốc gia cho phép 900 MHz và 1800 MHz có thể sử dụng cho bất kỳ công nghệ nào, trong khi các quốc gia khác thì chỉ dành riêng cho GSM.

Hiện 52% thiết bị LTE di động hỗ trợ băng tần 700 MHz, 25% hỗ trợ 2600 MHz, 17% hỗ trợ 1800 MHz, 14% hỗ trợ 800 MHz, 11% hỗ trợ 2100 MHz, 11% hỗ trợ AWS và chỉ có một phần rất nhỏ (4%) hỗ trợ 900 MHz. Đáng lưu ý rằng có 57% thiết bị di động LTE hiện tại là băng tần LTE single, 17% là dual LTE band và chỉ có 26% là LTE tri-bands.

Mai Lan  

 

Nguồn tin: www.ictnews.vn

 Tags: cho, 4g, tại, tần, băng, nóng, lte, asia, 2011

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Logo và tên gọi NukeViet

Tên gọi: NukeViet phát âm là [Nu-Ke-Việt], đây là cách đọc riêng, không phải là cách phát âm chuẩn của tiếng Anh. Ý nghĩa: NukeViet là từ ghép từ chữ Nuke và Việt Nam. Sở dĩ có tên gọi này là vì phiên bản 1.0 và 2.0 của NukeViet được phát triển từ mã nguồn mở PHP-Nuke. Mặc dù từ phiên bản 3.0,...

Thăm dò ý kiến

Bạn biết gì về NukeViet 4?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập217
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm216
  • Hôm nay14,470
  • Tháng hiện tại446,564
  • Tổng lượt truy cập100,128,639
Left-column advertisement
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây