Vì sao mạng di động “sập” trong những tình huống khẩn cấp?

Thứ năm - 02/05/2013 00:24
Khi vụ nổ bom kép tại cuộc đua Boston Marathon tại Mỹ xảy ra hôm 15/4 vừa qua, tất cả các mạng di động của Mỹ trong khu vực này ngay lập tức bị chập chờn, và đồng loạt ngừng hoạt động trong một khoảng thời gian. Những người có...
Vì sao mạng di động “sập” trong những tình huống khẩn cấp?
Khi vụ nổ bom kép tại cuộc đua Boston Marathon tại Mỹ xảy ra hôm 15/4 vừa qua, tất cả các mạng di động của Mỹ trong khu vực này ngay lập tức bị chập chờn, và đồng loạt ngừng hoạt động trong một khoảng thời gian. Những người có mặt tại vụ tai nàn và người thân yêu của họ không thể liên lạc với nhau, các nạn nhân cũng gặp nhiều khó khăn khi liên lạc với những người cứu hộ.

Một vận động viên đang cố dùng điện thoại sau khi vụ nổ bom kép tại cuộc đua Boston Marathon lần thứ 17 diễn ra hôm 15/4 vừa qua.

Tình cảnh này dường như đã trở nên quan thuộc với người dân Mỹ, nhất là từ sau thảm hoạ tấn công ngày 11/9/2001 và khi siêu bão Hurricane Sandy diễn ra năm 2012. Điều đáng nói ở đây là, chúng ta mua điện thoại và trả tiền cho nhà mạng để sử dụng trong những lúc cần liên lạc, nhưng chúng lại trở nên vô dụng – hay chập chờn, kém hữu dụng – khi chúng ta cần đến điện thoại nhất.

Một số báo cáo ban đầu đoán rằng chính quyền đã cố tình đóng sập các mạng di động ở Boston để tránh khả năng các thiết bị di động có thể được dùng để kích nổ thêm bom. Hãng tin AP đã đưa tin này và sau đó nhanh chóng đính chính. Đại diện các nhà mạng cũng đã phủ nhận điều đó, cho biết nguyên nhân đơn giản là mạng lưới của họ bị quá tải: quá nhiều người dùng điện thoại cùng một thời điểm để nhờ sự giúp đỡ hoặc thông báo với gia đình, bạn bè về tình hình của họ.

Hãng AT&T đã viết trên trang Twitter rằng: “Trong lúc này, hãy dùng tin nhắn và chúng tôi yêu cầu các bạn cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất những cuộc gọi không khẩn cấp”.

Đại diện Verizon cũng khuyên khách hàng sử dụng tin nhắn hoặc email để giải phóng mạng lưới.

Lý giải những thất bại này của các mạng di động không có gì khó hiểu. Ở mỗi một thành phố, mỗi mạng di động lại có hàng trăm hoặc hàng ngàn cột thu phát sóng di động (BTS). Các cột BTS này sẽ chuyển cuộc gọi và dữ liệu đến mạng lưới đường truyền chính của nhà mạng. Mỗi cột BTS được thiết kế để xử lý một số cuộc gọi nhất định trong một giây ở trong một diện tích địa lý nhất định. Trong các cuộc khủng hoảng, tất cả mọi người đều có phản ứng tự nhiên là dùng điện thoại để liên lạc, vì thế giới hạn xử lý của các cột BTS nhanh chóng bị vượt qua và các sóng radio của cột BTS đó bị nhiễu. Một nhà phân tích di động đã ước tính một cột BTS có thể xử lý 150-200 cuộc gọi mỗi giây. Và vào những lúc khẩn cấp, tất cả chúng ta đều nhận thấy tín hiệu mạng bận, đó là khi mạng lưới muốn nói với bạn rằng: “Xin lỗi, mạng di động bị quá tải”.

Trong những tình huống này, gửi tin nhắn hoặc email là lựa chọn tốt hơn vì tin nhắn có thể chờ được gửi đi khi mạng được giải phóng. Twitter cũng là cách làm hiệu quả vì thông tin có thể truyền đi nhanh chóng và hiệu quả. Đó là một lý do cho thấy tại sao dịch vụ lại trở nên quan trọng và cần đến sự ổn định trong những tình huống khẩn cấp. 

Vậy nhưng như trên đã nói, chúng ta bỏ tiền mua điện thoại và hàng tháng trả tiền cho nhà mạng để dùng dịch vụ di động, nhưng những lúc cần thiết nhất lại không thể sử dụng. Có cách nào để cải thiện công suất của mạng lưới trong những tình huống khẩn cấp như vụ nổ bom kép ở Boston Marathon vửa qua? Có lẽ không có nhiều cách làm lắm. Theo tạp chí Business Week, nhà mạng có thể trang bị những mạng lưới có khả năng hoạt động trong những tình huống này bằng cách bổ sung thêm sóng radio và các trạm BTS, khuếch đại các kết nối từ trạm BTS đến đường truyền chính của mạng lưới. Nhưng trong hầu hết thời gian, những đầu tư này rất lãng phí, trừ phi xảy ra sự cố khủng hoảng như vừa rồi. Nhiều năm qua, nhiều nghiên cứu đã đi sâu phân tích mối quan hệ đánh đổi giữa chi phí đầu tư và công suất mạng. Các mạng lưới ngày nay chủ yếu được thiết kế để cung cấp đủ công suất hoạt động trong các điều kiện bình thường.

Chính vì thế, để nghe được giọng nói của người thân yêu trong những giây phút căng thẳng sau một vụ nổ hay một tai nạn kinh hoàng luôn là điều khó khăn mà các mạng di động trên thế giới hầu như vẫn chưa thể làm nổi. Có lẽ, cách tốt nhất là hy vọng những thảm hoạ như thế này ngày càng ít xảy ra hơn.

Trần Thị Huyền 

Nguồn tin: http://xahoithongtin.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Giới thiệu về NukeViet CMS

CMS là gì? CMS là từ viết tắt từ Content Management System. Theo wikipedia Định nghĩa. Hệ quản trị nội dung, cũng được gọi là hệ thống quản lý nội dung hay CMS (từ Content Management System của tiếng Anh) là phần mềm để tổ chức và tạo môi trường cộng tác thuận lợi nhằm mục đích xây dựng một hệ...

Thăm dò ý kiến

Bạn biết gì về NukeViet 4?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập86
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm84
  • Hôm nay24,196
  • Tháng hiện tại584,912
  • Tổng lượt truy cập98,785,229
Left-column advertisement
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây