Trung Quốc: Thương mại điện tử vượt xa bán lẻ

Thứ hai - 01/07/2013 03:55
Những người tiêu dùng có thói quen dùng tiền mặt tại quốc gia đang phát triển này có xu hướng chuộng sử dụng điện thoại di động hơn điện thoại bàn, và khách hàng thu nhập thấp cũng ngày càng ít ra cửa hàng hơn, vì họ có thể mua sắm trên các trang web thương mại điện tử.
Trung Quốc: Thương mại điện tử vượt xa bán lẻ

Những người tiêu dùng có thói quen dùng tiền mặt tại quốc gia đang phát triển này có xu hướng chuộng sử dụng điện thoại di động hơn điện thoại bàn, và khách hàng thu nhập thấp cũng ngày càng ít ra cửa hàng hơn, vì họ có thể mua sắm trên các trang web thương mại điện tử.

Một báo cáo gần đây của McKinsey & Co. chỉ ra rằng doanh thu của thương mại điện tử tại Trung Quốc ước tính đạt 190 tỉ USD vào năm ngoái, gần chạm tới vị trí dẫn đầu của Mỹ trên toàn thế giới. Ngành công nghiệp bán lẻ trực tuyến của nước này được kì vọng sẽ tăng trưởng tới 420 tỉ USD vào năm 2020 - Lớn hơn cả thị trường Mỹ, Nhật, Anh, Đức và Pháp cộng lại. Và năm tới Trung Quốc sẽ soán ngôi đầu của Mỹ, nếu năm nay họ vẫn chưa đạt được điều đó.

Trung Quốc: Thương mại điện tử đang vượt xa bán lẻ

Thương mại điện tử có vị trí nổi bật trong một nền kinh tế nổi tiếng với những tăng trưởng đáng kinh ngạc. Thị trường Trung Quốc đã tăng trưởng tới 120% hàng năm kể từ năm 2003 và vẫn chưa có dấu hiệu ngừng lại, trong khi Mỹ chỉ ở mức 17%.

McKinsey không những hứng thú với các con số tăng trưởng chóng mặt, mà còn về tiềm năng của thương mại điện tử tại nước này trong việc thúc đẩy thực hiện mục tiêu của chính phủ là tăng tiêu dùng nội địa và đa dạng hóa nền kinh tế, giúp giảm thiểu phụ thuộc vào các dự án cơ sở hạ tầng. Trong bản báo cáo có tiêu đề “Sự tiến hóa của thương mại điện tử tại Trung Quốc”, các tác giả kết luận rằng khách hàng không chỉ đơn thuần thay thế những gì họ có thể mua ngoài cửa hàng. Thực tế là thương mại điện tử còn khuyến khích họ mua các mặt hàng mới, đặc biệt là trong những thành phố thu nhập thấp, nơi mà các cửa hàng bán lẻ, nếu có tồn tại cũng không thể đa dạng mặt hàng như các khu chợ trực tuyến được.

Peggy Yu Yu, đồng sáng lập site thương mại điện tử Dangdang cạnh tranh trực tiếp với Amazon China, phát biểu, “Ngành công nghiệp bán lẻ tại Trung Quốc thực sự vẫn chưa phát triển lắm, trong khi nhu cầu của khách hàng nói chung là khá mạnh. Tôi sống ở trung tâm Bắc Kinh, và kể cả có tìm kiếm loanh quanh trong vòng 1 giờ, tôi vẫn không thấy cửa hàng nào thực sự ổn cả, cho dù là siêu thị hay cửa hàng quần áo”.

Hơn 70% doanh nghiệp thương mại điện tử tại Trung Quốc áp dụng mô hình C2C. Taobao, Tmal và Paipai, những trang đấu giá tương tự eBay có hàng trăm triệu giao dịch đấu giá. 360Buy, một trang web theo mô hình Amazon, đang chuẩn bị hoạt động kinh doanh tại các thành phố cao cấp hơn.

Trong khi khách hàng có thể đặt hàng qua điện thoại di động hay các ứng dụng, vận chuyển đơn hàng thường dựa vào cả công nghệ cao và phương thức cũ  - Nhưng lại phù hợp với người tiêu dùng Trung Quốc. Ví dụ như 360Buy hay giao hàng trong ngày (phụ thuộc vào thời điểm đặt hàng) bằng xe đạp!

Tại các thành phố nhỏ hơn, người tiêu dùng lại thích trả tiền mặt sau khi nhận hàng. Có một điểm tích cực đó là khách hàng có thể kiểm tra thử các món đồ trước khi thanh toán, khiến cho việc thử hàng có tính di động cao hơn.

Điều ngạc nhiên trong báo cáo của McKinsey đó là người dân tại các thành phố thu nhập thấp hơn lại chi cho mua sắm trực tuyến ngang với khách hàng tại các thành phố cao cấp hơn, mặc dù có một khoảng cách lớn về thu nhập. Trong các thành phố vừa và nhỏ vùng quê, nhiều người lần đầu tiên có thể mua cho mình sách, phim, quần áo và các mặt hàng khác nhờ thương mại điện tử.

Điều đó có nghĩa là những khách hàng có hầu bao nhỏ hơn đang ngày càng đưa nền kinh tế đi lên khi họ tham gia mua bán trực tuyến, và Trung Quốc đang trên đà trở thành trung tâm thương mại điện tử của thế giới.

Tác giả: Theo Pandora

Nguồn tin: http://www.quantrimang.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Logo và tên gọi NukeViet

Tên gọi: NukeViet phát âm là [Nu-Ke-Việt], đây là cách đọc riêng, không phải là cách phát âm chuẩn của tiếng Anh. Ý nghĩa: NukeViet là từ ghép từ chữ Nuke và Việt Nam. Sở dĩ có tên gọi này là vì phiên bản 1.0 và 2.0 của NukeViet được phát triển từ mã nguồn mở PHP-Nuke. Mặc dù từ phiên bản 3.0,...

Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập136
  • Máy chủ tìm kiếm14
  • Khách viếng thăm122
  • Hôm nay36,322
  • Tháng hiện tại638,779
  • Tổng lượt truy cập100,320,854
Left-column advertisement
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây