Công nhận hình thức giao kết hợp đồng qua điện thoại

Thứ hai - 31/10/2011 08:09
Đây là một trong những quy định đáng chú ý của Nghị định số 99/2011 hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ người tiêu dùng vừa được Chính phủ ban hành.
Công nhận hình thức giao kết hợp đồng qua điện thoại

Cụ thể, từ 15/12/2011, hợp đồng được ký kết giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thông qua điện thoại hoặc phương tiện điện tử được coi là dạng hợp đồng giao kết từ xa.

Khi giao kết hợp đồng từ xa, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải cung cấp thông tin cho người tiêu dùng về tên tổ chức, cá nhân kinh doanh, số điện thoại liên lạc, địa chỉ, trụ sở, địa chỉ cơ sở chịu trách nhiệm về đề nghị giao kết hợp đồng (nếu có), chất lượng của hàng hóa dịch vụ, chi tiết về tính năng, công dụng, cách thức sử dụng của hàng hóa, dịch vụ.

Đặc biệt, các tổ chức, cá nhân kinh doanh phải cung cấp cho người tiêu dùng đầy đủ các thông tin về chi phí giao hàng (nếu có); phương thức thanh toán, phương thức giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ; thời gian có hiệu lực của đề nghị giao kết và mức giá đề nghị giao kết; chi phí sử dụng phương tiện thông tin liên lạc cho việc giao kết hợp đồng nếu chi phí này chưa được tính vào giá của hàng hóa, dịch vụ.

Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, trong trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh cung cấp không đúng, không đầy đủ thông tin quy định nêu trên thì trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng, người tiêu dùng có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng đã giao kết và thông báo cho tổ chức, cá nhân kinh doanh. Người tiêu dùng không phải trả bất kỳ chi phí nào liên quan đến việc chấm dứt đó và chỉ phải trả chi phí đối với phần hàng hóa, dịch vụ đã sử dụng.

Và khi người tiêu dùng đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thì trong vòng 30 ngày, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải trả lại tiền cho người tiêu dùng. Quá thời hạn này, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải trả lãi đối với số tiền chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán. Việc hoàn trả được thực hiện theo phương thức mà người tiêu dùng đã thanh toán, trừ trường hợp người tiêu dùng đồng ý thanh toán bằng phương thức khác.

Với những quy định nêu trên, các tổ chức, cá nhân kinh doanh khi muốn giao kết hợp đồng qua điện thoại cần phải “nhớ” ghi âm lại các cuộc điện thoại đó, phòng trường hợp người mua “lật kèo”, lấy lý do chưa được cung cấp đầy đủ các thông tin theo quy định để rồi “chạy làng” không thanh toán chi phí.

Bàn thêm về Nghị định 99, có ý kiến cho rằng có một quy định hơi thừa, đó là quy định tại điểm 2 Điều 17: “Trường hợp việc đề nghị giao kết hợp đồng được thực hiện thông qua điện thoại, tổ chức, cá nhân kinh doanh cần phải nói rõ ngay từ đầu về tên, địa chỉ của mình và mục đích của cuộc đàm thoại”. Trên thực tế, sẽ không ai dễ dàng đưa tiền cho một người mình chưa biết rõ gốc tích và mục đích liên hệ.

 

Tác giả: Xuân Bách

Nguồn tin: http://www.ictnews.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Giới thiệu về NukeViet

Giới thiệu khái quát NukeViet là một ứng dụng trên nền web có thể sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau. Phiên bản đang được phát hành theo giấy phép phần mềm tự do nguồn mở có tên gọi đầy đủ là NukeViet CMS gồm 2 phần chính là phần nhân (core) của hệ thống NukeViet và nhóm chức năng quản trị nội...

Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập98
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm97
  • Hôm nay16,038
  • Tháng hiện tại416,184
  • Tổng lượt truy cập94,762,837
Left-column advertisement
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây