Đổ xô phát triển phần mềm di động

Thứ sáu - 28/10/2011 08:15
Không ít nhà sản xuất điện thoại di động đang tự phát triển phần mềm riêng. Đây là biện pháp cạnh tranh có tiềm năng nhưng cũng đầy thách thức.
Đổ xô phát triển phần mềm di động

Phần mềm là nhân tố quyết định thành – bại

Trước đây, các công ty như Samsung, LG và HTC có thể xây dựng tên tuổi như các nhà sản xuất thiết bị cho nhà mạng dựa trên hệ điều hành của Google hoặc Microsoft. Tuy nhiên hiện nay, phát triển phần mềm riêng đã trở thành động thái khẩn cấp để đối phó với các công ty đang thi nhau liên minh với các hãng phần mềm để tăng tính cạnh tranh. Ví dụ như thỏa thuận hợp tác giữa Nokia và Microsoft và thương vụ Google mua lại Motorola Mobility khiến các nhà sản xuất châu Á lo sợ rằng trong tương lai, họ sẽ có ít lựa chọn phần mềm và mất dần khả năng cạnh tranh trên thị trường smartphone phát triển với tốc độ chóng mặt.

Nhà phân tích Neil Mawston thuộc hãng nghiên cứu Strategy Analytics cho rằng: “Phần mềm ảnh hưởng lớn tới trải nghiệm người dùng và có thể quyết định một thiết bị sẽ thành công hay thất bại”. Doanh số smartphone đang chi phối ngành công nghiệp di động trong khi nhu cầu của người dùng smartphone ngày càng cao, cho mọi mục đích từ tải nhạc, phim cho tới thực hiện cuộc gọi video, gửi email v.v. Để đáp ứng tốt được các mục đích này, mỗi sản phẩm không thể thiếu được hệ điều hành và các phần mềm ứng dụng tốt.

Google, hãng sản xuất hệ điều hành Android, cho biết thương vụ mua Motorola không nhằm mục đích xâm nhập thị trường phần cứng, mà mục tiêu của hãng chỉ là gia tăng thị phần với các nhà sản xuất điện đang được khách hàng yêu thích. Nhưng có một số lập luận cho rằng thỏa thuận sẽ giúp Google thâu tóm khả năng chi phối công nghiệp phần cứng.

Andy Lees, chủ tịch bộ phận điện thoại Windows của Microsoft cho biết sau thương vụ của Google, số lượng đơn đặt hàng phần mềm di động do Microsoft sản xuất đã tăng lên. Các nhà sản xuất thực sự “rất lo lắng”, ông cho biết.

Đầu tư lớn và nhiều tham vọng

Bada ra mắt năm 2009, được Samsung sử dụng trong một số smartphone. Nhưng Samsung lại chủ yếu dựa trên Android để tạo nên sức mạnh của Galaxy S và Galaxy S II - những đối thủ “tiềm năng” dành cho iPhone của Apple. Samsung không tiết lộ doanh số của điện thoại Bada và Androi, nhưng hãng nghiên cứu thị trường Gartner cho biết Bada được dùng trong khoảng 1,9% smartphone bán ra trong quý thứ II, so với 43,4% của Android.

Trong một bước đi táo bạo, năm 2012, Samsung dự định sẽ mở cửa nền tảng di động “cây nhà lá vườn” Bada cho các nhà phát triển bên ngoài và các nhà sản xuất thiết bị. Samsung có các nhà máy nghiên cứu và phát triển phần mềm di động tại Hàn Quốc, Trung Quốc, Ba Lan và Ấn Độ, các trung tâm nghiên cứu và phát triển thiết kế tại Mỹ, Italia, Mỹ, Nhật và Trung Quốc.

Khác với Samsung, HTC chưa sản xuất hệ điều hành riêng nhưng sẽ tiếp tục phát triển giao diện người dùng cho smartphone. Với tên gọi Sense, phần mềm này cho phép công ty lập trình các tính năng đặc biệt trên cả điện thoại Windows và Android. HTC đang mở rộng đội thiết kế phần mềm và sẽ không loại trừ việc tạo hệ điều hành riêng nếu cần thiết.

Thách thức đang chờ đợi

Các nhà sản xuất điện thoại di động phải đối mặt với rất nhiều thách thức khi muốn tăng cường khả năng phần mềm riêng của hãng, bao gồm chi phí nghiên cứu và phát triển (R&D) đắt đỏ, phải tìm cách tạo ra trải nghiệm người dùng tốt, thu hút được đông đảo các nhà phát triển và nhà quảng cáo cho một nền tảng mới. Thật vậy, LG cho biết khoảng 40% nhân sự R&D của họ tập trung vào phần mềm.

Thật chí một phần mềm thành công về hầu hết các tiêu chí kĩ thuật đôi khi lại không phát triển được ra thị trường bên ngoài hãng sản xuất điện thoại phát triển phần mềm đó. Vì theo nhà phân tích cao cấp CK Lu của Gartner cho biết, rất khó khăn để thuyết phục các hãng sản xuất khác là công ty phát triển hệ điều hành đó sẽ không cạnh tranh với họ.

Trước những thách thức này, một số nhà sản xuất điện thoại di động đành phải từ bỏ ngành kinh doanh phần mềm. Ví dụ như Nokia đang dần từ bỏ nền tảng Symbian và thành lập đồng minh với Microsoft đầu năm nay và sử dụng hệ điều hành Windows trong các smartphone mới của hãng. Hồi tháng Tám, HP cho biết hãng sẽ không tiếp tục sản xuất các thiết bị chạy hệ điều hành WebOS – phần mềm HP có được sau khi mua lại Palm.

Tác giả: Phạm Duyên

Nguồn tin: http://www.ictnews.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Yêu cầu sử dụng NukeViet 4

1. Môi trường máy chủ Yêu cầu bắt buộc Hệ điều hành: Unix (Linux, Ubuntu, Fedora …) hoặc Windows PHP: PHP 5.4 hoặc phiên bản mới nhất. MySQL: MySQL 5.5 hoặc phiên bản mới nhất Tùy chọn bổ sung Máy chủ Apache cần hỗ trợ mod mod_rewrite. Máy chủ Nginx cấu hình các thông...

Thăm dò ý kiến

Bạn biết gì về NukeViet 4?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập54
  • Máy chủ tìm kiếm9
  • Khách viếng thăm45
  • Hôm nay17,177
  • Tháng hiện tại90,649
  • Tổng lượt truy cập98,290,966
Left-column advertisement
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây