Những dị thường trên tàu du lịch trái phép Hoàng Sa của Trung Quốc

Thứ tư - 01/05/2013 23:11
Báo chí Trung Quốc tung hê chuyến tàu du lịch trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam hôm 28/4 vừa qua là thưởng thức nắng gió và đồ biển, nhưng trên thực tế, đây không phải là chuyến tàu du lịch bình thường.

Trung Quốc đã thành lập trái phép cái gọi là thành phố Tâm Sa vào năm ngoái.

Trung Quốc đã thành lập trái phép cái gọi là thành phố "Tâm Sa" vào năm ngoái.
 

Ngày 28/4 vừa qua, Trung Quốc đã chính thức khởi động chuyến tàu du lịch Coconut Fragrance Princess tham quan trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt nam trên Biển Đông. Đây là hành động mới nhất trong một loạt các hành động gây hấn đơn phương của Trung Quốc trên vùng biển trong thời gian qua.

 

Theo các nguồn tin báo chí Trung Quốc, thì đây không hoàn toàn là một chuyến tàu du lịch bình thường. Thứ nhất, theo tờ Chu Tianjin đưa tin vào hôm thứ ba vừa qua, chỉ những công dân từ Trung Quốc Đại lục mới được phép lên tàu. Những người từ Hồng Kông, Ma Cao, Đài Loan hay những người Trung Quốc ở nước ngoài và “những người có hộ chiếu nước ngoài” đều “bị lịch sự từ chối” đăng ký cho chuyến du lịch 4 ngày 3 đêm, giá từ 6.000-10.000 Tệ (1.000-1.600USD). Tờ báo không cho biết lý do của điều lạ thường này.

 

Tiếp đó, trong số 300 hành khách trên tàu Coconut Fragrance Princess, chỉ có khoảng 100 người là “khách du lịch bình thường”, mà họ hầu hết là lãnh đạo các công ty nhà nước hoặc tư nhân ở Hồ Bắc, Hà Nam, Quảng Đông, Sơn Đông, Sơn Tây, Liêu Ninh, Giang Tô, Bắc Kinh và Trùng Khánh. Khoảng 200 người là các quan chức, hầu hết từ đảo Hải Nam, tỉnh gần với Hoàng Sa nhất. Nhưng tất cả mọi người đều phải điền vào một tờ mẫu “Mẫu đăng ký du lịch các đảo Tam Sa Cộng hòa nhân dân Trung Quốc”. Chỉ có 2 “du khách” là sinh viên, nhưng một theo học ở đại học Bắc Kinh và một từ đại học CapitalNormalUniversity.

 

Ngoài ra, còn có một số đặc điểm bất thường khác về chuyến tàu du lịch này, như chỉ có những người không quá béo, có khả năng vận động bình thường và tuổi từ 18-60 mới có thể được tiếp nhận lên tàu.

 

Điều kiện trên tàu cũng cho thấy Coconut Fragrance Princess không giống với một con tàu du lịch với nhiều tiện nghi. “Các phòng ghép 2-8 người, có hoặc không có cửa sổ. Tất cả các nhà vệ sinh đều dùng chung”, thông tin trên trang web China.com.cn cho hay.

 

Còn theo tờ Bưu điện Buổi sáng Thượng Hải, du khách được xếp cho ở các buồng hạng hai hoặc hạng thấp hơn, trong khi quan chức và các nhân viên chính quyền chỉ phải trả ít hơn, nhưng được chọn các buồng hạng sang.

Tuy nhiên, có vẻ như các du khách không mấy bận tâm về việc bị đối xử không công bằng. Một hành khách họ Mã, người Hải Nam, nói rằng thật đáng đồng tiền bát gạo để trải nghiệm “vẻ đẹp nguyên sơ” của cái gọi là “Tam Sa”, thành phố Trung Quốc đơn phương thành lập vào năm ngoái, bao trùm cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam và lấy đảo Phú Lâm của Việt Nam mà Trung Quốc chiếm đóng làm trung tâm hành chính.

Cũng theo tờ báo của Thượng Hải, tất cả mọi người đều bị kiểm tra an ninh gắt gao khi lên tàu. Họ phải qua hai lần kiểm tra an ninh và mất hai tiếng để hoàn tất quá trình này.

Theo tờ Chu Tianjin, có vẻ như tàu đã không dừng lại ở “trung tâm hành chính của Tam Sa”, tức đảo Phú Lâm của Việt nam. Nhưng nó ghé qua hai đảo khác là Yagong (Đảo Ba Ba) và Quanfu (Đảo Ốc Hoa). Theo đưa tin của báo chí Trung Quốc về chuyến du lịch, thì trên đảo Ba Ba có ngư dân và khách du lịch có thể lên đảo và trò chuyện với ngư dân, trong khi đảo Ốc Hoa không có người ở và du khách có thể tham gia các hoạt động dưới nước. Còn về đảo Phú Lâm, tờ Chu Tianjin cho hay, du khách “sẽ phải đợi cho tới khi “Tam Sa” được mở cửa nhiều hơn”. (Trung Quốc gần đây đã không ngừng tăng cường hoạt động trên Phú Lâm, như xây đường băng và thành lập một đơn vị đồn trú trên đảo).

 

Cũng theo Chu Tianjin, Trung Quốc sẽ tổ chức đều đặn 2 chuyến du lịch như trên mỗi tháng, cho tới tháng 10 sẽ dừng để tránh mùa mưa bão. Sau đó, chuyến tàu du lịch sẽ được nối lại vào tháng 1 năm sau.

Kế hoạch đưa du khách ra Hoàng Sa là một trong những hoạt động mới nhất của Trung Quốc nhằm thực hiện tham vọng độc chiếm Biển Đông của nước này. Hồi tháng trước, cũng chính ở vùng biển này, một tàu Trung Quốc đã bắn cháy tàu cá của Việt Nam, gây thiệt hại nặng cho tàu.

Ngày 30/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị khẳng định những hành động gần đây của Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam. “Việt Nam khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Hoàng Sa. Những việc làm trên của phía Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, trái với Thỏa thuận nguyên tắc cơ bản giải quyết các vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc, không tuân thủ Tuyên bố cấp cao giữa ASEAN-Trung Quốc kỷ niệm 10 năm DOC và vi phạm DOC, gây căng thẳng và làm phức tạp tình hình ở Biển Đông,” người phát ngôn nói.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cũng yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt các việc làm sai trái nêu trên, không làm ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định ở Biển Đông.

Cùng ngày, trước việc Trung Quốc đưa khách du lịch tới quần đảo Hoàng Sa, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Đà Nẵng Văn Hữu Chiến đã phản đối mạnh mẽ hành động phi pháp trên và yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay việc tổ chức du lịch cũng như các hoạt động khác tại quần đảo Hoàng Sa.

Vũ Quý

Nguồn tin: http://dantri.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Giới thiệu về Công ty cổ phần phát triển nguồn mở Việt Nam

Công ty cổ phần phát triển nguồn mở Việt Nam (VINADES.,JSC) là công ty mã nguồn mở đầu tiên của Việt Nam sở hữu riêng một mã nguồn mở nổi tiếng và đang được sử dụng ở hàng ngàn website lớn nhỏ trong mọi lĩnh vực. Wbsite đang hoạt động chính thức: http://vinades.vn/ Ra đời từ hoạt động của tổ chức...

Thăm dò ý kiến

Bạn biết gì về NukeViet 4?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập527
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm522
  • Hôm nay21,452
  • Tháng hiện tại453,546
  • Tổng lượt truy cập100,135,621
Left-column advertisement
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây