Hiện nay iPad đã ra đến đời thứ 5, đó chính là chiếc iPad Air. Trong suốt 3 năm kể từ khi đời Pad đầu tiên được Steve Jobs đem ra giới thiệu, chúng ta đã thấy được sự thay đổi của thế giới khi nói về dòng máy này, từ những hoài nghi và chê bai ban đầu cho đến việc trở thành mẫu tablet thống trị thị trường máy tính bảng.
Vậy vì sao iPad có thể thành công đến như thế trong khi những tablet đi trước gần như thất bại hoàn toàn, và cựu CEO Steve Jobs đã làm gì để giúp xây dựng sự thành công đó? Trang Wired đã có cuộc một chuyến đi ngược dòng lịch sử để giúp chúng ta giải đáp những câu hỏi này.
Wired mở đầu với câu nói: "Giải pháp mà Steve Jobs đưa ra để đối phó với chiến lược hiện diện khắp mọi nơi của Android rất đơn giản và táo bạo: ông giới thiệu chiếc iPad". Thực chất thì trước đó ít ai nghĩ rằng Apple sẽ công bố iPad bởi vì 7 năm trước, chính Jobs từng nói với tờ Wall Street Journal rằng "hóa ra người dùng thích bàn phím... chúng tôi đã nhìn vào tablet và nghĩ rằng nó sẽ thất bại". Nhưng rõ ràng ông đã suy nghĩ lại điều này. Nếu như Google đang có ý định giành chiến thắng về chiều rộng thì Jobs lại muốn thắng về chiều sâu của thị trường di động.
Andy Rubin, trưởng bộ phận Android lúc bấy giờ, có tham vọng đưa Android vào nhiều máy nhất có thể, giống như chiến lược Bill Gates đã thực hiện với Windows. Rubin "không quan tâm đến việc sản phẩm nào sẽ trở thành những cú hit lớn, những sản phẩm nào thì không", miễn là tổng số thiết bị Android tăng trưởng là được, the Wired viết. Còn với Jobs và chiến lược của Apple, để iOS phát triển theo chiều sâu thì mỗi sản phẩm chạy OS này được tung ra đều phải là một cú hit, nếu không Apple sẽ thấy bại ngay.
Trong khi những nhân vật cả trong và ngoài Apple tự hỏi rằng liệu Jobs có sai lầm khi đóng iOS quá kín hay không, cũng như những gì ông làm với Mac, thì Jobs thực tế lại khép kín nền tảng của mình hơn nữa. Bắt đầu từ năm 2010, Wired nói rằng Jobs đã yêu cầu sử dụng dùng con ốc vít đặc biệt trong nhiều sản phẩm Apple để khiến cho những ai không sở hữu cây vít đặc biệt thì không thể nào mở máy của ông ra được. Điều này nghe có vẻ bình thường, nhưng còn với những người làm ở Thung lũng Silicon thì không. Jobs đi ngược lại với việc sử dụng các tiêu chuẩn về ốc sẵn có, và tất nhiên là hoàn toàn trái ngược với sự linh hoạt cả phần cứng và phần mềm của đối thủ Android.
Có thể nhiều người sở hữu điện thoại Android hơn là số người đang xài iPhone, nhưng những người đang có iPhone thì có thể sẽ có thêm iPad, iPod Touch, Mac và vài ba sản phẩm khác của Apple chạy chung một nền tảng với nhau. Tất cả chúng đều kết nối vào cùng một kho nội dung trực tuyến, và tất cả đều tạo ra lợi nhuận khổng lồ cho Apple. Chỉ có những người có chỉ số tự tin cực cao như Jobs mới dám đặt cược vào việc này. Jobs đã ra mắt iPad như một cách giúp khách hàng của mình hoàn thiện mảnh ghép cuối cùng trong hệ sinh thái phần cứng-phần mềm mà họ đang có.
Chỉ vài phút sau khi Jobs ra mắt thế hệ iPad đầu tiên vào ngày 27/1/2010, ông đã nói rõ với thế giới về mục đích của iPad. Trong slide thuyết trình của Jobs có hình ảnh một chiếc iPhone, một chiếc MacBook, và một dấu hỏi ở ngay chính giữa hai sản phẩm này. Ông đưa ra một câu hỏi ngắn gọn: "Liệu có chỗ cho một thể loại thiết bị thứ ba ở giữa hay không?" Sau đó ông nói: "Có vài người nghĩ rằng đó sẽ là netbook. Vấn đề là netbook chẳng tốt ở điểm gì cả. Chúng hoạt động chậm, có màn hình chất lượng thấp, lại chạy phần mềm dành cho PC nặng nề và già cỗi (chính là Windows). Chúng không tốt hơn laptop ở điểm gì hết. Chúng chỉ rẻ hơn mà thôi".
Theo Jobs và Apple, nhiều người không mua laptop để làm những như công việc văn phòng như viết lách, soạn thảo bài thuyết trình, phân tích tài chính bằng các bảng tính. Họ sử dụng laptop của mình chủ yếu là để giao tiếp với người khác qua email, tin chát, xài Twitter, Facebook, duyệt web và đọc sách, xem phim, nghe nhạc, chơi game. Jobs nói rằng tất cả những việc này đều có thể làm trên chiếc iPhone, tuy nhiên màn hình của iPhone quá nhỏ để có thể thưởng thức những thứ này một cách thoải mái. Bạn cũng có thể làm tất cả chúng với một chiếc laptop, nhưng bàn phím và trackpad khiến máy trở nên cồng kềnh, thời lượng pin ngắn thì buộc bạn phải ngồi sát bên ổ cắm điện để sạc máy.
Thứ mà thế giới cần là là một thiết bị ở giữa có khả năng kết hợp điểm tốt của cả hai thứ - một thiết bị "thân quen hơn laptop, và phải làm được thật nhiều việc hơn smartphone", Jobs nói. "Chúng tôi nghĩ chúng tôi đã có câu trả lời", và thế là hình ảnh iPad xuất hiện rồi nằm gọn giữa iPhone và MacBook trên slide thuyết trình.
Ở những buổi đầu ra mắt, không nhiều người cảm thấy cuốn hút bởi vẻ ngoài của iPad. Thay vào đó, nhiều người muốn xem liệu một nhà khởi nghiệp tài năng nhất thế giới, chính là Jobs, có đang phạm một sai lầm khổng lồ hay không. Máy tính bảng là một trong những loại thiết bị điện tử tiêu dùng đã xuất hiện từ lâu nhưng nó chưa bao giờ thành công. Nhiều người đã từng cố gắng xây dựng nên những chiếc tablet ngay cả trước khi PC ra đời. Họ cố gắng rất nhiều lần trong lời xì xầm rằng việc phổ biến tablet là không thể.
Alan Kay, người từng làm cho công ty Xerox PARC, đã ra mắt ý tưởng về chiếc máy tính bảng Dynabook năm 1968. Bản thân Apple từng tạo ra một nguyên mẫu tablet mang tên "Bashful" hồi năm 1983 nhưng chưa bao giờ ra mắt nó. Chiếc tablet đầu tiên thực sự thu hút được sự chú ý của người tiêu dùng đến từ Jeff Hawkins, người đứng sau chiếc PalmPilot. Ông đã xây dựng nên chiếc GRiDPad, một chiếc máy tính bảng dùng bút với khả năng đa dạng gần giống máy tính, vào năm 1989. Tới năm 1993, công ty GO Corp. tiếp tục sự nghiệp tablet với chiếc EO nhưng cũng không gây được làn sóng mạnh mẽ nào.
GRiDPad
Đến năm 1994, Apple ra mắt chiếc Newton, nhưng thật không may, đây chính là lời giải thích cho việc tablet chẳng thể nào bán tốt. Nó cũng là sản phẩm tượng trưng cho kỉ nguyên Apple không nằm dưới sự dẫn dắt Jobs, kỉ nguyên mà Apple đã gần như phá sản với hàng loạt các sản phẩm thất bại. Năm 1997, Jobs quay lại công ty của mình và một trong những thứ mà ông dẹp bỏ ngay chính là dự án Newton. Ở thời điểm đó, nếu bạn thích một thứ gì đó có sức mạnh của máy tính nhưng phải gọn nhẹ thì xin mời mua laptop. Tất cả những thứ khác phục vụ cùng mục đích này thì lại quá đắt tiền.
Apple Bashful
Quay trở lại chiếc PalmPilot, mẫu PDA từng một thời nổi tiếng và được nhiều người xài ngay cả ở Việt Nam, đã thành công trong thời điểm cuối những năm 1990 là do nó không cố gắng để làm quá nhiều thứ. PalmPilot chỉ phục vụ những tính năng bổ trợ đúng với cái tên của mình - thiết bị trợ lý nhỏ gọn.
Nỗ lực tiến vào thị trường tablet mới đây nhất là của Bill Gates khi ông còn làm CEO của Microsoft hồi năm 2002. Rất nhiều máy tính bảng Windows đã xuất hiện từ nhiều hãng khác nhau. Chúng cũng được nhiều người chọn mua, nhưng không phải là những người tiêu dùng phổ thông. Đến tận năm 2009, tablet vẫn được bán nhưng không có thiết bị nào thật sự ghi được ấn tượng với thế giới.
Tất cả những điều nói trên khiến tablet trở thành một thứ mang tính rủi ro cao, ngay cả với Jobs, trong bối cảnh Android đang cạnh tranh gay gắt với iOS. Nhưng nó cũng là thách thức hoàn hảo để Jobs đứng ra giải quyết. Ông là người đã định nghĩa lại máy tính cá nhân, định nghĩa lại máy nghe nhạc cá nhân và cả điện thoại thông minh. Giờ đây, Jobs đã thật sự định nghĩa lại tablet bằng chiếc iPad.
Nó có thể làm gần như mọi thứ mà laptop có thể làm, trong khi nhẹ hơn rất nhiều, thời gian dùng pin gần gấp ba. Không thể không kể đến việc iPad có màn hình cảm ứng giống như iPhone, không cần phải tắt và luôn luôn kết nối vào Internet. Về phía người tiêu dùng, họ chẳng phải học hỏi gì thêm bởi iPhone và các smartphone cảm ứng đang có nhiều thị trường, chưa kể rằng phần mềm và ứng dụng của iPad cũng giống iPhone nữa.
Về mặt kĩ thuật, chúng ta có thể xem iPad giống như là một chiếc iPhone. Phần cứng tương tự, cấu hình tương tự, phần mềm cũng tương tự nốt. Nhưng điểm khác biệt giữa chúng chính là trải nghiệm người dùng, và sự khác biệt này là rất lớn. Điện thoại từ trước đến nay đã được thiết kế để nằm gọn trong túi quần của người dùng và có thể được điều khiển bằng ngón tay.
Những thứ to như iPad thì trước đây đòi hỏi phải xài bút hay chuột hoặc bàn phím, không phải bằng ngón tay của người dùng. Hàng loạt tablet Windows ở năm 2009, 2010 vẫn đòi hỏi xài stylus để nhập liệu. Ở buổi giới thiệu năm 2010, cựu trưởng nhóm iOS là Scott Forstall đã nói "Nếu bạn thấy thứ gì đó, bản chỉ cần đưa ngón tay chạm vào. Nó hoàn toàn tự nhiên, bạn chẳng cần phải nghĩ đến nó. Bạn cứ thế mà làm."
Phản ứng lúc đó của mọi người với iPad là "ồ" và "à". Tờ Economist đã từng đặt hình ảnh Jobs như một vị thánh đang cầm iPad với tiêu đề "Cuốn sách của Jobs: hi vọng, cường điệu và iPad của Apple".
Là cha đẻ của Macintosh, Jobs có "sự tín nhiệm" hơn bất kì ai khác trong việc định nghĩa lại PC và thách thức những lời đồn thổi xung quanh tablet. Một người bạn ẩn danh của Jobs nói với The Wired như sau: "Steve ghét sự thực là Macintosh không trở nên phổ biến - là mọi người không sẵn sàng đổ mồ hôi để có được một cái. Thế nên chúng tôi đã nói nhiều về việc làm thế nào để người ta nhìn vào là muốn có iPad ngay".
Trái ngược lại, phản ứng của những ngày đầu sau khi iPad xuất hiện lại chẳng mấy đặc biệt, hoặc có thể nói là nhiều người vẫn hững hờ với nó. Có nhiều bài viết nói về việc iPad không có camera, không thể chạy đa nhiệm (với iOS 3 lúc đó), thậm chí còn bị bêu rếu rằng iPad là tên một sản phẩm dành cho phụ nữ. Ngoài ra còn có nhiều người nói là iPad giống iPhone, có điều lớn hơn bốn lần. Jobs thì nói "tôi không nhận xét về sản phẩm của đối thủ", còn chủ tịch Eric Schmidt của Google thì nói đùa "bạn sẽ phải nói cho tôi nghe sự khác biệt giữa một chiếc điện thoại lớn và một chiếc tablet". Bill Gates của Microsoft thì cho biết "tôi vẫn nghĩ rằng sự tổ hợp của giọng nói, bút và bàn phím thật sẽ là thứ trở nên phổ biến. iPad là một công cụ đọc tốt, nhưng không có thứ gì trên iPad mà tôi nhìn vào và ước rằng Microsoft đáng ra nên làm theo".
Sự hoài nghi từ mọi người cũng là dễ hiểu bởi từ trước đến nay chưa ai từng thấy một thiết bị giống iPad, trong chiếc đầu tiên thì phải hai tháng sau mới bán ra. Người dùng biết rõ họ cần điện thoại và laptop để làm gì bởi vì chúng đã có mặt một thời gian dài, trong khi những chiếc tablet đã có trên thị trường lúc bây giờ thì không phải là thứ mà người dùng muốn.
Ngay cả những người làm việc với iPad ở Apple cũng không khỏi hoài nghi, ví dụ như cựu kĩ sư Jeremy Wyld. Ông là người đã góp công phát triển phần mềm cho iPad và iPhone. "Tôi nhớ là lúc mới thấy nó, tôi nghĩ nó như là một cục đá, nói thật với bạn luôn. Tôi nghĩ 'Thứ này hết sức ngu xuẩn'" Wyld nói vậy cũng có lý do, bởi ông cũng là một trong những người đầu tiên tạo ra chiếc Apple Newton hồi những năm 1990.
Khi Wyld nhìn vào iPad, tất cả những gì ông thấy là một chiếc iPhone lớn hơn và không còn nằm gọn trong túi của bạn nữa. "Tôi thường thấy rằng khi bạn làm một thứ gì đó lớn hơn, người ta không còn thích nó nữa". Nhưng Wyld cũng nhìn vào iPad và thấy rằng đây thật sự là một kiểu laptop mới. Việc làm màn hình to ra chính là tất cả những gì Apple cần để tạo nên một thiết bị mới và mạnh mẽ như thế.
Việc màn hình to ra cũng là rất quan trọng với Joe Hewitt, lập trình viên viết ra ứng dụng Facebook cho iPhone hồi năm 2007 và giúp xây dựng trình duyệt Firefox vào năm 2002. Một ngày sau khi iPad ra mắt, Hewitt đã viết một bài post trên blog của mình dài 900 để nói rằng iPad là thứ quan trọng nhất mà Apple từng làm. Một năm trước đó, Hewitt là người phản đối kịch liệt chính sách ứng dụng đóng của Apple, nhưng những kinh nghiệm phát triển phần mềm của mình cho nhiều thiết bị và nền tảng khác nhau đã nói cho Hewitt biết rằng iPad sẽ giải quyết được một vấn đề căn bản.
Ông nói:
Không như quá trình phát triển cực kì nhanh chóng của iPhone, hành trình của iPad kéo dài từ những năm 2002, theo lời Jobs nói rằng cây bút Isaacson khi viết về tiểu sử của mình. Điều trái ngược đã diễn ra trong quá trình Apple thiết kế iPad. Thứ khó khăn nhất về mặt kĩ thuật, chính là màn hình cảm ứng đa điểm, lại là thứ tiến xa nhất, trong khi điều tưởng chừng dễ nhất, chính là việc thiết kế phần còn lại của máy, lại bị mắc kẹt nghiêm trọng.
Một trong những người đã tạo ra "lực kéo" cho việc phát triển màn hình cảm ứng multitouch chính là Josh Strickon. Anh từng làm ra một màn hình multitouch dạng thô cho luận văn thạc sĩ của mình tại đại học MIT nổi tiếng. Vào năm 2003, Josh cùng với Steve Hotelling và Brian Huppi (hai nhân viên của Apple) đã tìm được cách khiến cho công nghệ này trở nên tốt hơn. Nhóm thiết kế nên dự án này, được gọi là nhóm Q79, muốn có được 2 triệu USD tiền đầu tư từ Apple
Vào lúc bấy giờ, một bo mạch lớn với kích thước 60 x 60cm có nhiệm vụ ra lệnh cho màn hình phản hồi lại thao tác chạm của ngón tay. Nhiệm vụ của Q79 đó là phải làm sao biến đống đồ cồng kềnh này thành một con chip duy nhất có thể nằm gọn trong thiết bị di động. Phiên trình diễn của nhóm đã diễn ra tốt đẹp, nhóm thậm chí còn cho thấy rằng bàn phím ảo như thế nào, các thao tác mở ngón tay sẽ hoạt động ra sao. Cuối cùng dự án cũng được Apple chấp thuận.
Vấn đề đó là những thành phần phần cứng khác của tablet lại vô dụng. Nhiều năm trước, những vi xử lí dùng trong thiết bị di động chưa đủ mạnh để chạy một phần mềm có khả năng hấp dẫn người dùng. Tablet khi đó cũng cần đến đĩa cứng, vốn chiếm quá nhiều không gian, bởi vì bộ nhớ flash dung lượng cao còn quá đắt tiền. Nếu gom hết những công nghệ đó thì chúng ta chỉ có thể tạo ra một thứ không nhẹ hơn nhiều so với laptop, không rẻ hơn mấy, và pin cũng chẳng có gì ấn tượng. Thế là Apple quyết định bỏ dự án này đi, sau đó vài năm thì Jobs khôi phục nó để làm ra iPhone. Chỉ đến khi iPhone ra đời vào năm 2007 thì Jobs mới cân nhắc lại về việc kinh doanh tablet.
Nói cách khác, nếu không có iPhone thì iPad sẽ không tồn tại, nhưng dự án iPad lại chính là khởi nguồn nguyên thủy nhất của iPhone. Năm 2007, nếu bạn bán một thiết bị với giá 600 USD thì điều đó gần như không thể xảy ra. Các con chip ARM chưa đủ mạnh để chạy phần mềm trên một màn hình lớn như thế. Ngoài ra, quan trọng hơn, nếu chưa có đủ nội dung và ứng dụng thì người dùng cũng chẳng biết phải làm gì với chiếc tablet mình đang cầm trong tay.
Nhưng đến năm 2009 thì công nghệ đã sẵn sàng cho máy tính bảng. Cuối cùng thì thế giới cũng đã có những con chip với băng thông rộng, sức xử lí tốt, người ta cũng đã tạo ra được những viên pin với thời lượng dài để khiến tablet trở nên thật sự hữu dụng. Màn hình cảm ứng đa điểm đã chứng minh sự thành công cực kì to lớn trên iPhone, thế nên ý tưởng về việc dùng bàn phím ảo để viết email hoặc ghi địa chỉ web không còn xa lạ. Bởi vì Apple bán được rất nhiều iPhone nên giá linh kiện cũng theo đó giảm xuống mức dễ chấp nhận hơn.
Câu hỏi còn lại mà Jobs phải giải đáp cho bằng được vào năm 2009 đó là chiếc tablet mà ông muốn sẽ là một thiết bị như thế nào? Liệu nó có phải là một chiếc iPhone với màn hình lớn hay hay cần một kho ứng dụng riêng đủ để tách nó làm một thứ mới và khác biệt hoàn toàn? Lúc đầu Jobs nghiêng về hướng đi làm cho iPad trở thành một chiếc iPhone lớn. Jobs chỉ suy nghĩ đơn giản đây là một thiết bị tiêu dùng, theo một người bạn giấu tên. Bạn cũng sẽ không thể biên tập tài liệu hay bảng tính gì trên đó cả, thậm chí người bạn này còn sợ rằng iPad sẽ biến thành một thiết bị chủ yếu để đọc sách và duyệt web giống kiểu máy Kindle. Lúc đó, Jobs nghĩ mọi người đang ngày càng ít đọc sách hơn, và những người thích đọc sách thì vẫn khoái cầm trên tay một quyển sách giấy hơn là xài ebook.
Eddy Cue, phó giám đốc mảng iTunes, và Phil Schiller, trưởng nhóm marketing toàn cầu của Apple, là hai trong số những người quan trọng giúp Jobs làm rõ câu hỏi nói trên. Schiller thúc giục Jobs chỉnh sửa cái nhìn của ông về một "thiết bị tiêu dùng". Nếu một người nào đó gửi cho bạn một tài liệu, một bài thuyết trình hay một bảng tính, người dùng iPad cần phải xem và chỉnh sửa được nó. Trong khi đó, Cue lại muốn thay đổi về ebook của CEO Jobs. Amazon Kindle đang có sức mạnh cực mạnh, người đọc đang download ebook với tốc độ nhanh chóng mặt. Cue từng nói hồi tháng 6 năm nay rằng khi ông thảo luận với Jobs về ebook, Jobs đã nói "anh biết không, tôi nghĩ là anh đúng đó...". Sau đó Jobs bắt đầu tự suy nghĩ về những ý tưởng để phát triển iPad cho tốt hơn theo hướng mà Eddy Cue và Phil Schiller đã gợi ý.
Cue nói rằng hiệu ứng cong cong khi lật trang trong ứng dụng iBook chính là ý tưởng của Jobs. Cuốn sách Winnie-the-Pooh miễn phí đi kèm theo iBooks cũng là do Jobs đề xuất bởi ông nghĩ nó sẽ trình diễn hết khả năng của ứng dụng đọc sách này. "Nó có những hình vẽ đẹp và đầy màu sắc mà chưa có một quyển sách hay thiết bị đọc sách điện tử nào có được".
Khi chiếc iPad đầu tiên bán ra vào tháng 4/2010, người ta thấy rõ ràng những hoài nghi của thế giới đã không đúng. Apple bán được 450.000 chiếc iPad trong tuần đầu tiên, 1 triệu chiếc sau một tháng đầu tiên và 19 triệu đơn vị trong năm đầu. Phải mất đến 6 tháng Apple mới bắt kịp với tốc độ mua iPad của khách hàng, và năm 2011 iPad đã chiếm lấy ngôi vị thiết bị điện tử bán chạy nhất của đầu chơi đĩa DVD.
Trong vòng 1 năm kể từ khi iPad được ra mắt, Jobs cũng đã lo lắng nhiều về sự tăng trưởng của Android. Trong giai đoạn 2009-2010, Android giữ mức độ phát triển nhanh chóng mặt, may thay là doanh số iPhone cũng tăng nhanh như thế. Năm 2011, Apple kiếm được 33 tỉ USD, bằng doanh thu của Google và Microsoft cộng lại, và trở thành công ty có giá trị lớn nhất thế giới, hơn cả ông trùm dầu mỏ Exxon. Một năm trước đó, hãng đã vượt mặt Microsoft để trở thành công ty công nghệ lớn nhất thế giới. Giá trị của Apple khi đó là 100 tỉ USD và nếu Apple xài số tiền đó để mở ngân hàng thì hãng sẽ trở thành một trong 10 ngân hàng lớn nhất toàn cầu.
Đáng chú ý, khoảng giữa năm 2011, iPad đã trở thành một thiết bị mang tính cách tân còn hơn cả iPhone và iPod. iPod và iTunes đã thay đổi cách người ta mua và nghe nhạc, iPhone thay đổi những gì người dùng kì vọng ở một chiếc smartphone hiện đại. Còn iPad, nó lật ngược cả 5 ngành công nghiệp cùng lúc: nó thay đổi cách người ta mua sách, báo, tạp chí, đổi cá cách người ta xem phim và xem TV.
Trong khi đó, nhóm Android của Google quyết định đánh trả không thương tiếc bất kì phát minh mới nào của apple. Nhưng năm 2011, Google vẫn còn bị Apple đánh bại ở nhiều phương diện. Đúng là có nhiều người dùng Android hơn lượng người xài iPad cộng với iPhone, nhưng những thiết bị của Apple vẫn tốt hơn, nền tảng của Apple vẫn vượt trội hơn và nhất là số lượng ứng dụng tối ưu hóa cho tablet của Apple thì hoàn toàn đè bẹp bên phía Android. Mãi đến bây giờ Google cũng còn đang bỏ ra rất nhiều nỗ lực để lập trình viên phát triển nên phiên bản tablet thực sự cho ứng dụng của họ.
Vượt trên tất cả những thứ đó, iPad đã một lần nữa thay đổi việc kinh doanh thiết bị điện toán cá nhân. iPad nói riêng và tablet nói chung đang ăn lấy thị phần của PC cũng như cách mà PC chiếm lấy thị phần của minicomputer/mainframe vào những năm 1980. Đúng như lời dự báo của Jobs, nhiều người dùng đã xài iPad như một thiết bị điện toán thứ ba bên cạnh điện thoại và laptop. Một số người khác thậm chí còn không mua laptop, và đó chính là thành công của iPad. Ngày nay tuy thị phần của iPad đã giảm nhưng nó vẫn là tablet được nhiều người ưa chuộng với thị phần 30% trên toàn cầu.
Tác giả: Theo Tinh tế
Nguồn tin: http://www.quantrimang.com.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Bản dịch tiếng Việt của Giấy phép Công cộng GNU Người dịch Đặng Minh Tuấn <dangtuan@vietkey.net> Đây là bản dịch tiếng Việt không chính thức của Giấy phép Công cộng GNU. Bản dịch này không phải do Tổ chức Phần mềm Tự do ấn hành, và nó không quy định về mặt pháp lý các điều khoản cho các...
Thứ bảy - 21/12/2024 11:48
Số TBMT: IB2400598891-01. Bên mời thầu: Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Quốc Oai. Đóng thầu: 08:30 28/12/24Thứ bảy - 21/12/2024 11:25
Số TBMT: IB2400598891-00. Bên mời thầu: Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Quốc Oai. Đóng thầu: 08:30 28/12/24Thứ bảy - 21/12/2024 11:19
Số TBMT: IB2400597437-00. Bên mời thầu: Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Đà Bắc. Đóng thầu: 18:00 28/12/24Thứ bảy - 21/12/2024 11:16
Số TBMT: IB2400603644-00. Bên mời thầu: Công ty TNHH MTV tư vấn xây dựng và thương mại Bảo Đạt. Đóng thầu: 08:00 28/12/24Thứ bảy - 21/12/2024 11:16
Số TBMT: IB2400601483-01. Bên mời thầu: Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc. Đóng thầu: 18:00 27/12/24Thứ bảy - 21/12/2024 11:06
Số TBMT: IB2400603550-00. Bên mời thầu: TRƯỜNG PTDTBT TIỂU HỌC LÙNG PHÌNH 2. Đóng thầu: 11:00 28/12/24Thứ bảy - 21/12/2024 10:46
Số TBMT: IB2400603654-00. Bên mời thầu: Bệnh viện phổi Ninh Bình. Đóng thầu: 10:00 02/01/25Thứ bảy - 21/12/2024 10:37
Số TBMT: IB2400603640-00. Bên mời thầu: Ủy ban nhân dân xã Ia Hrú. Đóng thầu: 07:00 28/12/24Thứ bảy - 21/12/2024 10:29
Số TBMT: IB2400603637-00. Bên mời thầu: Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Đóng thầu: 08:00 28/12/24Thứ bảy - 21/12/2024 10:16
Số TBMT: IB2400603601-00. Bên mời thầu: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai. Đóng thầu: 09:00 28/12/24Chủ nhật - 22/12/2024 00:01
Số KHLCNT: PL2400326521-00. Chủ đầu tư: Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Tam Bình. Ngày đăng tải: 00:01 22/12/24Thứ bảy - 21/12/2024 23:59
Số KHLCNT: PL2400326522-00. Chủ đầu tư: CÔNG TY ĐIỆN LỰC BÌNH DƯƠNG. Ngày đăng tải: 23:59 21/12/24Thứ bảy - 21/12/2024 23:56
Số KHLCNT: PL2400326520-00. Chủ đầu tư: Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng Thành phố Phổ Yên. Ngày đăng tải: 23:56 21/12/24Thứ bảy - 21/12/2024 23:52
Số KHLCNT: PL2400326519-00. Chủ đầu tư: CÔNG TY TRUYỀN TẢI ĐIỆN 1. Ngày đăng tải: 23:52 21/12/24Thứ bảy - 21/12/2024 23:50
Số KHLCNT: PL2400325044-01. Chủ đầu tư: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Trung tâm Công nghệ Thông tin. Ngày đăng tải: 23:50 21/12/24