Quy trình và chi phí để Xây dựng 1 Website

Thứ năm - 08/01/2009 21:55

Quy trình và chi phí để Xây dựng 1 Website

Cơ quan bạn đang có kế hoạch xây dựng 1 Website và bạn được sếp giao trách nhiệm thực hiện? Bạn muốn xây dựng 1 Website cho trường, lớp, địa phương bạn? Bạn muốn làm Website giới thiệu về danh lam thắng cảnh quê hương mình hay đơn giản muốn có 1 Website để trao đổi thông tin với mọi người ở khắp nơi trên thế giới? Hãy tham khảo Quy trình và chi phí để Xây dựng 1 Website để có một bắt đầu thuận lợi.

Lợic ích khi có 1 website:

Đối với doanh nghiệp:

- Website là một kênh tiếp thị mới của công ty, được các bạn hàng, đối tác và khách hàng tiềm năng dễ dàng đến thăm hơn. Cơ hội quảng bá không giới hạn thời gian và không gian.

- Một cửa hàng, văn phòng chi nhánh mới trên Internet mà không cần đầu tư nhiều cơ sở vật chất, nhân lực và tiền của.

- Một nơi để bắt đầu tiến vào những lĩnh vực kinh doanh hiện đại trên thế giới như e-Commerce (thương mại điện tử), B2B(business to business - từ nhà kinh doanh đến nhà kinh doanh), B2C (business to custormer - từ nhà kinh doanh đến khách hàng)...

- Là nơi để khẳng định sự hiện diện của doanh nghiệp trong thế giới ảo. Là tờ báo giúp doanh nghiệp khẳng định uy tín, chất lượng dịch vụ của mình đối với khách hàng.

Đối với các tổ chức & cá nhân:

- Website là nơi giao lưu, học hỏi không biên giới, là cửa ngõ kết nối các kho tri thức trên toàn cầu.

- Có Website, bạn có thể giới thiệu và quảng bá hoạt động, hình ảnh của trường lớp, địa phương bạn ra bên ngoài.

- Là phương thức mở rộng các hoạt động xã hội một cách đơn giản nhất.

- Là nơi giao lưu học hỏi và kết bạn của các cá nhân.

- Là hình ảnh thực về tổ chức, địa phương, bản thân bạn trong thế giới ảo, nơi mà mọi người đều muốn khẳng định mình.

Các bước để có 1 Website:

1. Xác định nội dung, mục đích của Website (Trả lời câu hỏi "Để làm gì?")
Một Website để kinh doanh trực tuyến (độ phức tạp cao) sẽ phải khác Website chỉ để giới thiệu các hoạt động của công ty (đơn giản với các dữ liệu tĩnh). Website về văn hoá nghệ thuật chắc chắn phải khác một trang Web hướng về thương mại. Xác định rõ điều này có thể đi đến quyết định về mặt kỹ thuật, tức là liên quan đến chi phí làm Web.

2. Xác định đối tượng chủ yếu của Website (Trả lời câu hỏi "Cho ai?")
Website của bạn dành cho đối tượng khách hàng nào? Khách hàng của bạn là ai?
Website dành cho phụ nữ phải khác Web dành cho nam giới. Web dành cho thanh niên phải khác loại dành cho trẻ con và người già xét cả về góc độ nội dung và hình thức thể hiện.

3. Tìm hiểu quy trình thực hiện Website (Trả lời câu hỏi "Như thế nào?")
Quy trình thực hiện Website liên quan nhiều về mặt kỹ thuật, nếu bạn làm một dự án lớn đôi khi bạn phải thuê trọn gói các công ty thực hiện các bước này cho bạn. Tuy nhiên bạn vẫn phải năm một cách khái quát quy trình này vì nó quyết định 90% thành công của trang web của bạn. Và nói tóm lại, bạn cũng phai biết để kiểm tra xem bạn thuê đơn vị thực hiện họ làm có đạt yêu cầu không.

a, Chọn tên miền: Chọn một tên miền ngắn gọn, dễ nhớ. Tham khảo hướng dẫn chọn tên miền ở đây !
b, Chọn nhà thiết kế Web:
+ Với 1 dự án nhỏ và bạn có khả năng tin học thì chúng tôi cho rằng bạn không cần phải thuê các đơn vị thiết kế Web, vì thực sự nó lãng phí và không hiệu quả. Bạn nên tham khảo sử dụng các mã nguồn mở dành cho Web như NukeViet, PHP-Nuke, Drupal, Joomla, Mamboo, WordPress, Bo-Blog... Nó thực sự dễ sử dụng đối với những người có những kiến thức căn bản về tin học (đơn giản như việc bạn lên Google tìm tài liệu, biết sử dụng Word, Excel và từng cài đặt 1 phần mềm).
+ Khi thực hiện một dự án Website từ vài chục triệu trở lên, chúng tôi cho rằng các bạn nên chọn một nhà thiết kế Web thật tử tế. Họ sẽ phải tư vấn cho bạn từ a-z. Ở Việt Nam có hàng trăm đơn vị thiết kế Web nhưng số các đơn vị có năng lực và uy tín thật sự thì không nhiều.
c, Duy trì hoạt động của Website: Định kỳ trả các chi phí có liên quan, thường xuyên cập nhật dữ liệu cho Web cho Website của bạn thực sự sống động... là các công việc của người quản lý Website.

 

Các bước tự xây dựng Website:

Tham khảo bài viết "Các thủ tục cần thiết để có một website"

 Chi phí xây dựng Website

1. Chi phí ban đầu
- Chi phí đăng ký domain có đuôi .com, .gov, .net, .org... thông thường khoảng 10$ cho 1 năm đầu. Đối với tên miền .vn thì giá khoảng 1,1 triệu đồng cho 1 năm đầu.
- Chi phí thiết kế & xây dựng cơ sở dữ liệu ban đầu cho website: Tùy thuộc vào việc lựa chọn mô hình thiết kế, quy mô và độ phức tạp của website. Thông thường các công ty thiết kế Website sẽ thiết kế cho bạn với giá từ vài đến vài chục triệu cho một trang Web có sử dụng Cơ sở dữ liệu (CSDL) động với các tính năng cơ bản bao gồm trang Quản trị tin tức, form liên hệ và một vài thứ đơn giản khác như phần Giới thiệu hoặc góp ý...

Chi phí này cũng có thể được giảm thiểu đến mức gần bằng 0 nếu bạn sử dụng mã nguồn mở để tự xây dựng Website. Các mã nguồn mở hiện nay khá phổ biến trong đó NukeViet được biết đến như một trong số mã nguồn có nhiều đóng góp của người Việt nhất.

2. Chi phí Web hosting (theo tháng/quý/năm): Website cần được đặt trên một máy chủ để kết nối Internet và chủ sở hữu có thể cập nhật thông tin trên site vào bất kỳ thời gian nào. Chi phí lưu trữ tùy thuộc vào dung lượng và dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật. Thông thường chi phí này vào khoảng 500.000đ cho đến vài triệu để duy trì một Website nhỏ trong vòng một năm.

3. Chi phí duy trì tên miền (hàng năm, kể từ năm thứ 2 trở đi): Chủ sở hữu cần bỏ tiền để duy trì tên miền trên Internet. Phí duy trì được tính theo từng năm và tùy theo từng nhà cung cấp dịch vụ. Thông thường với các tên miền quốc tế phổ biến như domain có đuôi .com, .gov, .net, .org... là 10$/năm và tên miền .vn là khoảng 500.000đ/năm

Như vậy, để có một website với chi phí tối thiểu thì bạn chỉ mất có khoảng 500.000đ/ năm tiền mua 1 domain quốc tế và 1 hosting nhỏ. Điều kiện là Website sử dụng mã nguồn mở và tất nhiên bạn phải biết 1 chút về tin học để cài đặt chúng. Việc sử dụng chúng thì không đòi hỏi nhiều vì chúng cũng tương tự như sử dụng các hệ thống có phí khác mà thôi.

Tham khảo mức phí mua tên miền và hosting tại đây !

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Logo và tên gọi NukeViet

Tên gọi: NukeViet phát âm là [Nu-Ke-Việt], đây là cách đọc riêng, không phải là cách phát âm chuẩn của tiếng Anh. Ý nghĩa: NukeViet là từ ghép từ chữ Nuke và Việt Nam. Sở dĩ có tên gọi này là vì phiên bản 1.0 và 2.0 của NukeViet được phát triển từ mã nguồn mở PHP-Nuke. Mặc dù từ phiên bản 3.0,...

Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập21
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm16
  • Hôm nay18,133
  • Tháng hiện tại316,294
  • Tổng lượt truy cập99,998,369
Left-column advertisement
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây