'Yến tiệc' từ Internet hết thời miễn phí?

Chủ nhật - 29/03/2009 23:18

'Yến tiệc' từ Internet hết thời miễn phí?

Người dùng đã quá quen với những bữa tiệc bày sẵn trên mạng với đủ hương vị: tin tức, trích dẫn thông tin, âm nhạc, e-mail và thậm chí là internet tốc độ cao. Tuy nhiên, các công ty dotcom không còn muốn cung cấp miễn phí nữa và bắt đầu tính phí dịch vụ.
Những dự báo này xuất hiện trên tờ The Economist số ra tháng 4 năm 2001, nhưng dường như bây giờ người ta mới thấy tác dụng của chúng. Trong quá trình bùng nổ của các công ty dotcom, người dùng được thỏa thuê sử dụng mọi thứ trên mạng mà không hề phải trả một đồng chi phí, ngoại trừ phí dịch vụ truy cập. Các công ty đua nhau cung cấp nội dung và dịch vụ trên mạng, với niềm hy vọng lớn lao rằng điều này có thể “đúc thành tiền” thông qua quảng cáo sau khi thu hút hàng triệu triệu độc giả/người sử dụng.

Giờ mọi việc không còn xoay vần theo cách đó nữa khi mà doanh thu của các công ty Internet không thể phụ thuộc vào quảng cáo. Các hãng đang thử nhiều mô hình kinh doanh khác nhau, chẳng hạn như thu phí người dùng khi truy cập, tuy nhiên, hầu hết đều không thành công.

Vấn đề thu phí sử dụng dịch vụ và thông tin đăng tải trên Internet lại một lần nữa được đề cập, được xem là bài học thứ hai, khởi nguồn từ năm 2004 với Google đứng đầu danh sách một “bong bóng web 2.0 mới”. Điểm mạnh của Google là đặt những mẩu quảng cáo bằng chữ (text) nhỏ gọn liền kề với kết quả tìm kiếm, và trên các website liên kết khác, điều này vượt trội hơn hẳn tất cả các model kinh doanh trên Internet mà các công ty dotcom nghĩ ra. Rõ ràng, trong trường hợp của Google, tiền thu được từ quảng cáo Internet là có thật. Trở ngại duy nhất đối với các công ty dotcom chỉ là cơ sở hạ tầng, thiếu kết nối băng thăng rộng.

Và thế là… “cuộc săn lùng” người dùng bắt đầu nóng trở lại, kết quả, một loạt các ngôi sao internet mới ra đời như: MySpace, YouTube, Facebook và giờ là Twitter. Mỗi một website này đều đem đến một dịch vụ miễn phí nhằm thu hút đám đông, theo một cách nào đó, điều này có nghĩa là thu hút một lượng lớn doanh thu từ quảng cáo. Nhưng rốt cuộc, tất cả đều làm việc cho Google. Cái mà chúng ta gọi là “bữa ăn trưa miễn phí” đã trở lại.

Thực tế đã tái khẳng định bản thân nó một lần nữa, nhưng lần này đem lại những kết quả thân ái hơn. Số công ty sống nhờ doanh thu từ quảng cáo internet hóa ra lại ít hơn rất nhiều so với con số mà mọi người nghĩ, còn thung lũng Silicon dường như vừa bước vào một “mùa đông hạt nhân” khác.

Các công ty Internet lại bỏ rơi người dùng, không mở rộng quy mô, đóng cửa, rao bán cho những gã khổng lồ trong ngành, hoặc bàn về việc thu phí nội dung và dịch vụ của mình. Một số web 2.0 quen thuộc như MySpace, YouTube thì xoay xở tìm người mua trước khi bong bóng vỡ, hay nói cách khác là đẩy gánh nặng kiếm tiền lên vai một ai đó (hiện nay là News Corporation và Google). Còn Facebook hay Twitter sẽ làm gì để kiếm đủ tiền thắp sáng cho hàng triệu người sử dụng của mình thì hiện vẫn chưa rõ. (Facebook có một giải pháp đặt tên là Facebook Connect; còn Twitter xác định quên chuyện doanh thu cho đến năm 2010, nhưng site này dường như đang phụ thuộc vào doanh thu từ quảng cáo).

Ý tưởng cung cấp nội dung và dịch vụ miễn phí trên mạng với hy vọng sẽ thu tiền về nhờ quảng cáo sau một thời gian rõ ràng hấp dẫn người sử dụng đã quen với việc dùng miễn phí hơn. Về mặt kinh doanh, điều này còn khá logic nữa. Internet vốn dĩ có nghĩa là không rào cản, và nhờ có sự phát triển của công nghệ, thời đại web 2.0 rào cản này còn thấp hơn rất nhiều so với với thời đại dotcom. Internet cũng cho phép các công ty khai thác ảnh hưởng mạng lưới để thu hút và giữ chân người dùng một cách nhanh chóng với chi phí thấp. Không thế mà các cỗ máy tìm kiếm, mạng xã hội hay site chia sẻ video có thể cung cấp dịch vụ một cách hoàn hảo, gạt lợi nhuận sang một bên, để thu hút người dùng. Nếu như bạn lo lắng quá sớm về doanh thu hay một mô hình kinh doanh có lãi, bạn có nguy cơ bị bỏ lại sau lưng.

Nhưng nói gì thì nói, kinh doanh phải cần đến lợi nhuận, và quảng cáo chắc chắn không phải là nguồn thu đủ. Nội dung và dịch vụ miễn phí rồi chỉ là ý tưởng tiêu khiển. Bài học từ 2 vụ bong bóng internet nhắc nhở các công ty internet rằng vẫn có những người dùng đang ngày ngày ăn “bữa trưa mà họ phục vụ”.

Nguồn tin: Anh Nguyễn - Dân trí/Economist

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Yêu cầu sử dụng NukeViet 4

1. Môi trường máy chủ Yêu cầu bắt buộc Hệ điều hành: Unix (Linux, Ubuntu, Fedora …) hoặc Windows PHP: PHP 5.4 hoặc phiên bản mới nhất. MySQL: MySQL 5.5 hoặc phiên bản mới nhất Tùy chọn bổ sung Máy chủ Apache cần hỗ trợ mod mod_rewrite. Máy chủ Nginx cấu hình các thông...

Thăm dò ý kiến

Bạn biết gì về NukeViet 4?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập30
  • Máy chủ tìm kiếm10
  • Khách viếng thăm20
  • Hôm nay17,957
  • Tháng hiện tại311,033
  • Tổng lượt truy cập99,993,108
Left-column advertisement
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây