Sắp đến kỷ nguyên ultrabook?

Thứ hai - 10/10/2011 05:00
Chỉ tính riêng video clip Intel cùng ASUS giới thiệu mẫu ultrabook tiên phong và tiêu chuẩn do Network World đăng tải trên Youtube đã thu hút đến hơn 43,000 lượt xem từ thời điểm công bố đã cho thấy sức hút của sự kiện này đối với tất cả...
Sắp đến kỷ nguyên ultrabook?
Bạn đang tự hỏi ultrabook thực sự là gì? Ai là người khởi xướng ra khái niệm ultrabook? Bao giờ ultrabook chính thức bước chân vào thị trường? Vì sao nó được dự đoán sẽ nhanh chóng chiếm 40% thị phần máy tính xách tay tiêu dùng trên thị trường trong năm 2012? Các tiêu chuẩn gì làm nên một chiếc ultrabook đích thực? Ai sẽ là ứng viên nổi bật cho nhà sản xuất ultrabook trên thị trường?
 

Bài viết ngắn dưới đây sẽ giải đáp súc tích các câu hỏi của bạn về ultrabook-chủ đề hiện đang khá “nóng sốt” trên các phương tiện truyền thông và cộng đồng yêu công nghệ.
 

Ai là người khởi xướng ra khái niệm “Ultrabook”?
 

“Ultrabook” là thuật ngữ hoàn toàn mới dành cho một chủng loại máy tính xách tay được hãng Intel khởi xướng. Đây là tên gọi thế hệ máy tính xách tay mới có hiệu năng và tốc độ của laptop nhưng có thiết kế siêu mỏng, nhẹ và sang trọng của các máy tính bảng (tablet). Đặc biệt, ultrabook đòi hỏi khả năng xử lý cực nhanh để chuyển đổi trạng thái từ sleep/ stand-by sang active trong vòng chỉ 2-3 giây.

ĐÁP NHANH: Intel là người khởi xướng ra khái niệm ultrabook
 
 

2. Khái niệm ultrabook bắt đầu xuất hiện khi nào?
 

Intel công bố khái niệm, chiến lược và quỹ đầu tư cho dự án ultrabook tại triển lãm quốc tế Computex Expo 2011 ở Đài Loan tháng 5/2011 vừa qua. Sự kiện này được ví như thời khắc chuyển giao của 2 thế kỷ - khi một trang mới cho lịch sử công nghệ thế giới và người dùng được mở ra.
 

Chỉ tính riêng video clip Intel cùng ASUS giới thiệu mẫu ultrabook tiên phong và tiêu chuẩn do Network World đăng tải trên Youtube đã thu hút đến hơn 43,000 lượt xem từ thời điểm công bố đã cho thấy sức hút của sự kiện này đối với tất cả mọi người.
 

ĐÁP NHANH: Ultrabook xuất hiện đầu tiên tại Computex Expo 2011 (Tháng 5/2011)
 

3. Các tiêu chuẩn của một Ultrabook là gì?
 

Có khá nhiều các phương tiện truyền thông đã tổng hợp các nguồn tin và đang đưa ra định nghĩa, tiêu chuẩn về ultrabook. Các hãng sản xuất máy tính tên tuổi trên thế giới cũng không nhường bước trong cuộc đua mới đầy hấp lực khi công bố các thế hệ ultrabook của họ với tiêu chuẩn mang nhiều ý nghĩa “thương hiệu” hơn là định nghĩa chung cho một thế hệ máy tính xách tay mới.
 

Đơn giản hơn, trực tiếp hơn, hãy tìm hiểu các tiêu chuẩn của một utrabook từ ngay Intel - nhà sáng tạo nên khái niệm mới này. Website giới thiệu về Ultrabook của Intel khẳng định có 4 tiêu chuẩn cần có để làm nên một sản phẩm có tên gọi “ultrabook”
 

- Instant On: chuyển đổi trạng thái từ sleep/ stand-by mode sang active cực nhanh trong vòng chỉ vài giây.
- Slim & light: Siêu mỏng và siêu nhẹ (mỏng < 1 inch, nặng dưới 1,4 kg)
- Bộ vi xử lý Intel® CoreTM thế hệ thứ 2
- Công nghệ hình ảnh hàng đầu
 

4. Ai sẽ ứng viên nổi bật cho sản phẩm ultrabook tương lai?
 

Lịch sử và thực tế đã khẳng định rằng “ý tưởng” và “chất lượng” sản phẩm sẽ mang lại sự tin tưởng, uy tín và tên tuổi của thương hiệu hơn là việc cố gắng truyền thông hoặc quảng bá nhưng sản phẩm lại không làm hài lòng người tiêu dùng.
 

Đối với ultrabook, ứng viên đầu tiên và chính thức nằm trong dự án hợp tác phát triển ultrabook cho thị trường cùng Intel là ASUS. Đó là lý do Phó chủ tịch tập đoàn Intel – Sean Maloney đã mời duy nhất Chủ tịch hãng ASUS Johnny Shih lên sân khấu để cùng trình bày về ultrabook trong Computex Expo 2011 vừa qua.
 

Intel cũng sẽ hạn chế số lượng ultrabook xuất xưởng để thăm dò thị trường và không gây biến động đối với thị trường notebook hiện thời. Intel cũng sẽ cân nhắc chọn lựa nhà sản xuất để chuyển tải ý tưởng và công nghệ của mình đến với thị trường.
 

4 tiêu chuẩn cơ bản cần có ở một ultrabook sẽ làm nên một kỷ nguyên đáng tự hào về sức sáng tạo và nỗ lực của con người trong kỷ nguyên số hôm nay.
 
 
Khánh Hà

 

Nguồn tin: xahoithongtin.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Giấy phép sử dụng NukeViet

Bản dịch tiếng Việt của Giấy phép Công cộng GNU Người dịch&nbsp;Đặng Minh Tuấn <dangtuan@vietkey.net> Đây là bản dịch tiếng Việt không chính thức của Giấy phép Công cộng GNU. Bản dịch này không phải do Tổ chức Phần mềm Tự do ấn hành, và nó không quy định về mặt pháp lý các điều khoản cho các...

Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập385
  • Máy chủ tìm kiếm9
  • Khách viếng thăm376
  • Hôm nay28,767
  • Tháng hiện tại465,164
  • Tổng lượt truy cập98,665,481
Left-column advertisement
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây