Bounce rate là gì và làm sao để cải thiện chúng?

Thứ ba - 02/07/2013 01:04

Bounce rate là gì và làm sao để cải thiện chúng?

Bounce rate là tỉ lệ visitor đến với website của bạn sau đó thoát ngay mà không xem thêm bất cứ trang nào khác. Nếu bạn nhìn vào Google Analytic, bạn sẽ nhìn thấy tỉ lệ phần trăm này. Nếu có tỉ lệ Bouce rate trung bình 75% có nghĩa là 75% lượng visitor đã đến website và bỏ đi sau khi chỉ xem duy nhất một trang mà họ tiếp xúc đầu tiên cho dù đó là trang chủ hay trang con.

Bounce rate là tỉ lệ visitor đến với website của bạn sau đó thoát ngay mà không xem thêm bất cứ trang nào khác. Nếu bạn nhìn vào Google Analytic, bạn sẽ nhìn thấy tỉ lệ phần trăm này. Nếu có tỉ lệ Bouce rate trung bình 75% có nghĩa là 75% lượng visitor đã đến website và bỏ đi sau khi chỉ xem duy nhất một trang mà họ tiếp xúc đầu tiên cho dù đó là trang chủ hay trang con.

Từ đó ta rút ra một thực tế là website bạn không giữ chân được visitor. Visitor đến với website có 2 khả năng:

  • Một là, tìm thấy những gì họ muốn ngoài ra không có bất cứ thứ gì làm họ lưu luyến.
  • Hai là, họ không tìm thấy gì mình cần trên website của bạn.

Vấn đề bạn cần quan tâm là đảm bảo một visitor khi đến với một Landing Page nào đó sẽ bị lôi kéo và ghé thăm nhiều trang hơn.

Bouce rate cao có thực sự là điều xấu

Trước khi bắt đầu bạn hãy dành một chút thời gian suy nghĩ xem nếu website của bạn có tỉ lệ Bounce rate cao thì sẽ ra sao? Đó có phải là một điều tồi tệ hay không?

Những website có mục đích không phải là muốn visitor duyệt hết trang này đến trang khác, thay vì đó muốn họ tương tác với các nút bấm kêu gọi hành động (calls to action). Calls to action có thể sẽ làm một visitor thoát khỏi website khi thực hiện:

  • Gọi số 1-800 (số tư vấn chăm sóc khách hàng) của bạn để hỏi về sản phẩm dịch vụ.
  • Dẫn khách hàng tới một trang bán sản phẩm trên một domain khác hoặc mạng lưới khác giống như khi bạn bán trên Ebay.
  • Click trên banner quảng cáo PPC để dẫn tới một site làm tiếp thị liên kết.
  • Điền vào một form mà không dẫn visitor tới một trang khác để xác nhận.

Về cơ bản nếu mục tiêu của bạn chỉ cần mọi người ghé thăm một trang nào đó trên website thì bạn không phải lo lắng về Bounce rate trừ khi những mục tiêu hoàn thành kém xa so với số người rời bỏ website sau khi xem một trang.

Có thể nói Bounce Rate là thước đo để nói lên chất lượng của một website. Một website có tỉ lệ Bounce Rate thấp, chứng tỏ website đó là hữu ích với đa số khách truy cập. Và vì vậy, các nhà quảng cáo thường chọn những website có tỉ lệ Bounce Rate thấp để thực hiện những chiến dịch quảng cáo của mình, điều đó đồng nghĩa với việc bạn sẽ có thêm một nguồn thu nhập từ việc cho phép quảng cáo trên site của mình.

Cải thiện Bounce rate với Google Analytics

Điểm dừng chân đầu tiên trong việc tìm hiểu làm thế nào để giảm tỉ lệ Bounce rate là trong Google Analytic. Khi bạn đăng nhập vào tài khoản GA của website, ngay trước mắt bạn là một tỉ lệ Bounce rate trung bình. Hãy tìm hiểu xem nguyên nhân từ đâu sinh ra con số tỉ lệ trung bình này. Dưới đây là vài điều bạn có thể học từ Bounce rate thông qua Analytics.

Trước hết bạn sẽ đi sâu vào Content -> Site content -> All page.

Bounce rate là gì và làm sao để cải thiện chúng?

Ở đây bạn sẽ thấy các trang trên website nhận được nhiều lượt view nhất trong 30 ngày qua với tỉ lệ Bounce rate tương ứng. Ở đây bạn có thể thấy rằng:

Bounce rate của trang chủ ít hơn 50% một chút. Có nghĩa là ít nhất một nửa khách truy cập vào trang chủ đã chuyển sang bài viết khác hoặc các trang khác trên website.

Bài phổ biến nhất trong tháng này là về Facebook Timeline có Bounce rate 91% sau khi mọi người đọc bài post này họ thấy hài lòng và thoát luôn.

Sau đó bạn có thể sắp xếp tỉ lệ Bounce rate từ cao tới thấp bằng cách click chuột vào cột đó. Thông tin này có thể giúp bạn xác định:

  • Nội dung nào dẫn visitor tới nhiều trang hơn trên website, nội dung nào là nơi đầu tiên và cuối cùng mà visitor xem.
  • Trang nào trên website cần cải thiện đầu tiên, thông thường bạn muốn cải thiện Bounce rate của những trang có lượng pageview cao. Nếu giảm được Bounce rate ở những trang có traffic nhiều nhất nó sẽ chuyển được tối đa lượng visitor qua các trang khác trên website của bạn.
  • Trang nào bạn nên tìm hiểu cách để giữ chân visitor lâu hơn. Những trang có tỉ lệ Bounce rate thấp hầu như chắc chắn sẽ có khả năng dẫn visitor tới khu vực khác trên website tốt nhất.

Tiếp theo bạn sẽ đến Traffic source -> All traffic

Bounce rate là gì và làm sao để cải thiện chúng?

Ở đây bạn sẽ thấy những nguồn truy cập nào đã mang lại hầu hết khách truy cập tới trang web của bạn cùng với tỉ lệ Bounce rate tương ứng. Những gì chúng ta có thể nhanh chóng thấy được đó là:

  • Geeks4share.com và TrafficGennerationcafe.com đứng đầu với tỉ lệ Bounce rate thấp nhất. Visitor đến từ những site này có khả năng đào sâu hơn vào website.
  • Stumbleupon là mạng xã hội mạnh nhất trỏ tới website có tỉ lệ bounce rate thấp nhất so với Facebook và Twitter.
  • Facebook đáng ngạc nhiên là nguồn traffic có tỉ lệ Bounce rate cao nhất.

Phần này có thể cho bạn biết nguồn traffic nào mang lại visitor gắn bó với website của bạn. Nó có thể cho bạn biết liệu bạn có đang làm thỏa mãn một đối tượng visitor ở kênh này so với kênh khác hay không. Trong trường hợp này, website trên cung cấp nội dung mà người dùng Stumbleupon được hưởng lợi nhiều hơn so với người dùng Facebook. Và nó có thể cho bạn biết nguồn lưu lượng nào nên tập trung vào nếu mục tiêu của bạn là giữ vững và phát triển thêm visitor ở trên website của mình.

Từ khóa tốt nhất

Đi sâu hơn vào Traffic Source, phía dưới phần Search -> Organic bạn có thể nhìn thấy keyword nào mang lại nhiều visitor nhất tới website thông qua tìm kiếm tự nhiên với tỉ lệ Bounce rate tương ứng. Bạn thậm chí có thể thấy trang Landing Page mà keywords dẫn visitor tới bằng cách click lên menu Landing Page phía trên sau đó chọn keyword (dưới phần Traffic Source) trong menu Secondary Dimension kết quả là:

Bounce rate là gì và làm sao để cải thiện chúng?

Bằng cách này, nếu bạn có các từ khóa khác nhau dẫn đến cùng một trang, bạn có thể thấy người tìm kiếm có đang nhận được những thông tin mà họ muốn trên những Landing Page có liên quan hay không, và những từ khóa nào làm cho họ muốn tiếp tục duyệt website dựa trên nội dung của Landing Page đó.

Những dữ liệu khác liên quan tới Bounce rate

Từ đầu đến cuối Google Analytic, hầu như các thông tin dữ liệu đều có liên quan tới Bounce rate. Tiếp tục nghiên cứu kĩ Google Analytic để tìm ra các yếu tố nhân khẩu học như vị trí, loại trình duyệt, loại mạng xã hội tham gia liên quan tới Bounce rate của website như thế nào.

Làm thế nào cải thiện Bounce rate?

Bây giờ bạn đã nghiên cứu về Content, Traffic Source, Keywords, dữ liệu nhân khẩu học và sự liên quan của các yếu tố tới Bounce rate. Câu hỏi tiếp theo chắc chắn sẽ là làm thế nào để cải thiện Bounce rate?

Đây là gợi ý dành cho bạn:

Tối ưu tốc độ load

Người dùng thời nay không đủ kiên nhẫn để chờ truy cập vào webstie bạn đọc thông tin bởi họ có quá nhiều lựa chọn giữa biển thông tin mà Google cung cấp. Nếu website load quá lâu chắc chắn họ sẽ thoát ngay để sang những website đối thủ của bạn.

Thiết kế web tương thích các thiết bị di động

Tỉ lệ người dùng các thiết bị di động để truy cập Internet đang tăng lên hàng ngày, nếu website bạn không hiển thị đúng kích thước với điện thoại, máy tính bảng… họ cũng sẽ thoát luôn khi lướt được vài thông tin chính mà không muốn bận tâm ngó tới những thông tin thú vị khác trên website.

Add link tới nhiều trang hơn trong nội dung của website.

Hãy nghĩ tới các trang liên quan trong website mà bạn nghĩ visitor sẽ quan tâm, liên kết tới những bài đó bằng những từ khóa theo ngữ cảnh hoặc ở cuối mỗi bài dùng câu chuyển tiếp “nếu bạn thích bài viết này có thể bạn cũng quan tâm tới bài…”

Nghĩ xa hơn là trang sản phẩm

Ai đó có thể chưa sẵn sàng mua sản phẩm nhưng họ có thể muốn tìm hiểu thêm về nó. Thay chỉ có nội dung giới thiệu bán hàng, hãy liên kết tới những trang đánh giá sản phẩm, hướng dẫn sử dụng sản phẩm, hướng dẫn cách sử dụng sản phẩm để đạt kết quả cụ thể nào đó, những gì mà khách hàng khác đánh giá về sản phẩm hay những ý tưởng tương tự. Có thể những điều đó sẽ giữ chân khách hàng truy cập website đủ lâu để làm nên một phi vụ bán hàng.

Thêm liên kết tới những bài viết mọi người sẽ yêu thích ở bên sitebar, footer

Một visitor mới có thể sẽ thoát khỏi bất cứ trang nào trong website của bạn mà chưa biết bất cứ thứ gì về bạn, những bài viết giá trị trên wbsite, vì thế có thể bạn sẽ link dến những thông tin về bạn, về công ty ở bên sidebar, các bài viết hay, những gì thu hút visitor khám phá sâu hơn website.

Cải tiến nội dung

Nếu bạn nhận thấy vấn đề trên nội dung không chỉ là có Bounce rate cao nhưng đồng thời cũng có “time on site” thấp (có nghĩa là mọi người thoát rất nhanh) thì có thể vấn đề là nội dung của bạn không cung cấp được những gì mà visitor muốn. Hãy xem xét lại những trang Bounce rate cao + time on site thấp và tìm cách cung cấp nhiều thông tin giá trị hơn để giữ visitor trên page (giống như video) đủ lâu để họ nhận ra rằng website bạn có nhiều thứ hấp dẫn mà không nên thoát ngay lập tức.

Tăng tính ràng buộc

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, ngay cả khi bạn không thể giữ khách truy cập ở trên website thì hãy tìm cách để đảm bảo họ sẽ quay trở lại bằng cách đưa cho họ những liên kết tới profile mạng xã hội, newletter hoặc các tài nguyên online mà bạn sở hữu.

Nếu họ rời website của bạn nhưng trở thành fan của Facebook Page hoặc bắt đầu following G+ hay Twitter của bạn, bạn vẫn có cơ hội để mang họ quay trở lại website so với việc họ bỏ đi mà ko có sự kết nối nào với bạn.

Tác giả: Theo Kissmetric

Nguồn tin: http://www.quantrimang.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Giới thiệu về NukeViet

Giới thiệu khái quát NukeViet là một ứng dụng trên nền web có thể sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau. Phiên bản đang được phát hành theo giấy phép phần mềm tự do nguồn mở có tên gọi đầy đủ là NukeViet CMS gồm 2 phần chính là phần nhân (core) của hệ thống NukeViet và nhóm chức năng quản trị nội...

Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập31
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm29
  • Hôm nay17,399
  • Tháng hiện tại561,226
  • Tổng lượt truy cập99,511,401
Left-column advertisement
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây