Bạn có phải là người “chán ngắt” ở công sở?

Thứ hai - 01/07/2013 03:52

Bạn có phải là người “chán ngắt” ở công sở?

(Dân trí) - Với những chủ đề và phong cách nói chuyện kém hấp dẫn, bạn có thể trở thành “nhân tố gây buồn ngủ” đối với các đồng nghiệp. Làm thế nào để nhận ra bạn đang khiến người đối diện “chán ngắt” để nên dừng câu chuyện đúng lúc?
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Trong một cuộc đối thoại, nếu người trò chuyện cùng bạn không thay đổi chủ đề hoặc không tìm cớ để rời đi, thì đó cũng không hẳn là họ hứng thú với câu chuyện của bạn. Nhất là khi bạn nói chuyện với đồng nghiệp, họ thường giữ phép lịch sự, không muốn làm bạn “cụt hứng”. Thách thức lớn nhất để nhận ra rằng bạn đang gây chán cho người đối diện nằm ở chỗ, những người càng giỏi giao tiếp thì họ lại càng giấu kín được tình trạng chán đó của họ.

Tuy nhiên, có những dấu hiệu cho thấy người đối diện đang không tìm thấy sự thú vị trong cuộc nói chuyện với bạn. Dưới đây là 6 dấu hiệu như thế:

1. Câu trả lời lặp đi lặp lại, qua loa đại khái

Khi một người nói “Ồ, thế á? Vậy á? Thật thú vị. Thật sao?”, thì đó có thể là tín hiệu cho thấy họ không quan tâm với những gì mà bạn đang nói. Cũng tương tự khi một người liên tục nói câu “Buồn cười nhỉ”.

2. Những câu hỏi đơn giản

Khi chán câu chuyện mà bạn kể, người đối diện cũng có xu hướng hỏi những câu đơn giản, kiểu như: “Thế anh đã đi đến đâu?”, “Sau đó thế nào?” Những người quan tâm sẽ hỏi những câu hỏi phức tạp hơn, cho thấy sự tò mò, thay vì chỉ lịch sự đơn thuần.

3. Cắt ngang lời bạn nói

Mặc dù có phần hơi thô lỗ, nhưng việc ngắt lời bạn là một tín hiệu rất rõ ràng cho thấy người đối diện đã không còn muốn nghe những gì mà bạn kể. Họ muốn dừng câu chuyện của bạn ở đó, hoặc chuyển sang một đề tài khác. Tuy nhiên, đôi khi việc người đối thoại cắt ngang lời bạn cũng là một tín hiệu cho thấy họ muốn nói điều gì đó liên quan tới câu chuyện bạn nói. Vì thế, hãy chú ý tới cả những dấu hiệu khác.

4. Không đề nghị làm rõ thông tin

Nếu một người thực sự quan tâm tới những gì mà bạn nói, họ sẽ có những câu hỏi để bạn làm rõ thông tin hoặc giải thích. Chẳng hạn như “Điều đó có nghĩa là sao?”, “Việc đó xảy ra chính xác vào lúc nào?”, hay “Hãy cụ thể hơn đi. Điều gì xảy ra trước?”… Tuy nhiên, nếu thiếu những câu hỏi này, thì đó là một tín hiệu cho thấy người đối diện không quan tâm tới câu chuyện của bạn.

5. Thời gian nói mất cân đối

Cho rằng câu chuyện mình kể là thú vị, nhiều người “nói hết phần người khác” trong cuộc hội thoại. Đôi khi, đúng là những gì họ nói thú vị, nhưng đôi khi không phải như thế. Nhìn chung mà nói, những người quan tâm tới một chủ đề nào đó thường có chuyện để nói về chính chủ đề mà họ quan tâm. Họ sẽ muốn đưa ra ý kiến, thông tin và kinh nghiệm. Và khi họ không làm điều đó, thì có lẽ là họ đang muốn mau chóng kết thúc cuộc nói chuyện với bạn.

6. Người đối thoại nhìn vào đâu

Những người có kết nối tốt với nhau trong một cuộc hội thoại thường quay mặt vào nhau. Nếu một người quay một phần mặt của họ khỏi hướng nhìn thẳng của bạn, thì đó là một dấu hiệu họ không hứng thú với những gì bạn nói. Cũng giống như trong một cuộc họp, khi bạn phát biểu, những người quan tâm sẽ nhìn vào bạn, trong khi những người không quan tâm nhìn ra chỗ khác hoặc bấm điện thoại.

7. Tư thế cơ thể

Các chuyên gia về tâm lý đã chỉ ra rằng, mọi người thường có xu hướng thõng tay và ngả người về phía sau khi họ cảm thấy sự tẻ ngắt. Vì vậy, bạn có thể theo dõi tư thế cơ thể của người đối diện để xác định mức độ quan tâm của họ tới câu chuyển của bạn kể. Nếu hướng cơ thể lên phía trên và về phía trước, thì đó là tín hiệu cho thấy họ quan tâm tới những gì bạn nói. Bên cạnh đó, những người chú ý bạn nói tỏ ra ít bồn chồn, sốt ruột, trong khi những người không muốn nghe nữa tỏ ra sốt ruột nhiều hơn.

Có một sự thực là, nếu chủ đề mà bạn nói khiến chính bản thân bạn thấy kém hứng thú, thì chắc chắn người đối diện cũng không thích chủ đề đó. Nếu ở trong tình huống đó, hãy chủ động chuyển sang một chủ đề nói chuyện khác.

Phương Anh
Theo AOL Jobs

Nguồn tin: http://dantri.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Yêu cầu sử dụng NukeViet 4

1. Môi trường máy chủ Yêu cầu bắt buộc Hệ điều hành: Unix (Linux, Ubuntu, Fedora …) hoặc Windows PHP: PHP 5.4 hoặc phiên bản mới nhất. MySQL: MySQL 5.5 hoặc phiên bản mới nhất Tùy chọn bổ sung Máy chủ Apache cần hỗ trợ mod mod_rewrite. Máy chủ Nginx cấu hình các thông...

Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập115
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm113
  • Hôm nay30,046
  • Tháng hiện tại148,865
  • Tổng lượt truy cập98,349,182
Left-column advertisement
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây