33% người dân nông thôn dùng di động

Thứ hai - 10/10/2011 22:00
Theo kết quả cuộc điều tra thống kê phổ cập dịch vụ điện thoại, Internet và nghe-nhìn toàn quốc năm 2010,  số lượng người sử dụng điện thoại di động trong cả nước là hơn 30,2 triệu, trong đó khu vực thành thị chiếm tỷ lệ 49,5% và nông thôn là gần 33%.
33% người dân nông thôn dùng di động

Ngày 11/10/2011, Bộ TT&TT tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết  và công bố kết quả cuộc điều tra thống kê hiện trạng phổ cập dịch vụ điện thoại, Internet và nghe-nhìn toàn quốc năm 2010.

Theo kết quả cuộc điều tra, cả nước có hơn 8,3 triệu hộ gia đình có điện thoại cố định (gồm cả loại có dây và không dây), chiếm tỷ lệ gần 42% tổng số hộ gia đình. Số lượng hộ gia đình ở khu vực thành thị có điện thoại cố định là trên 3,4 triệu hộ, chiếm khoảng 61%;  tỷ lệ này ở khu vực nông thôn đạt hơn 34%.

Số lượng người sử dụng điện thoại di động trong cả nước là hơn 30,2 triệu người, chiếm 37,5%. Ở khu vực thành thị, tỷ lệ người sử dụng điện thoại di động là trên 11,2 triệu người, đạt 49,5%; còn với khu vực nông thôn, có gần 33% người dân dùng điện thoại di động.

Điều tra thống kê cũng cho thấy, trên toàn quốc có hơn 2,5 triệu hộ gia đình có máy tính cá nhân, đạt 12,6%. Tổng số máy tính tại các hộ gia đình là trên 3,1 triệu máy, trong đó khu vực thành thị chiếm 69,4% và khu vực nông thông chiếm 30,6%. Cả nước có trên 1,6 triệu hộ gia đình nối mạng Internet, đạt hơn 8%. Với khu vực thành thị, tỷ lệ hộ gia đình nối mạng Internet chiếm khoảng 22%; còn ở khu vực nông thôn tỷ lệ này chỉ đạt 2,6%.

Đáng chú ý, theo thống kê, trong cả nước có khoảng 12,5 triệu người thường xuyên sử dụng Internet, đạt 14,6%. Tuy nhiên, tỷ lệ này có sự chênh lệch khá lớn giữa khu vực thành thị và nông thôn, cụ thể ở khu vực thành thị có hơn 8,1 triệu người dùng dịch vụ Internet thường xuyên, đạt tỷ lệ gần 33%; còn khu vực nông thôn chỉ có khoảng 4,3 triệu người, đạt 7,2%.

Về phổ cập dịch vụ nghe, nhìn tại hộ gia đình, báo cáo tổng hợp kết quả điều tra thống kê nêu rõ, cả nước có khoảng  2,1 triệu hộ gia đình có máy thu thanh, chiếm 10,7%. Tỷ lệ hộ gia đình có máy thu thanh ở khu vực thành thị là  hộ gia đình trong cả nước có máy thu thanh đạt 10,2% và tỷ lệ này ở khu vực nông thôn là 10,9%. Số lượng hộ gia đình có tivi trên toàn quốc là hơn 18 triệu hộ, chiếm trên 90%. Cụ thể, tỷ lệ hộ gia đình sử dụng anten chảo, anten dàn  và truyền hình cáp lần lượt là 18%, trên 69% và 14,1%.

Bên cạnh đó, cũng theo điều tra thống kê này, có thể thấy rằng những năm qua cơ sở hạ tầng TT&TT quốc gia đã được chú trọng đầu tư, phát triển. Cụ thể, tại thời điểm tiến hành cuộc điều tra thống kê (ngày 1/6/2010), trên 89% xã trong cả nước có truyền dẫn cáp đồng; gần 96% xã có truyền dẫn cáp quang; hơn 96% xã có trạm phủ sóng thông tin di động (BTS); hơn 83% xã có trạm  truyền thanh; và tỷ lệ đơn vị cấp xã có báo Nhân dân đến trong ngày là 82,6%.

Ngoài ra, đối với hiện trạng ứng dụng CNTT tại chính quyền cơ sở và các cấp, điều tra thống kê cho thấy, 100% cơ quan đoàn thể cấp tỉnh đã có máy tính và gần 99% đơn vị thuộc nhóm này có nối mạng Internet. Ở nhóm cơ quan đoàn thể cấp huyện, tỷ lệ đơn vị có máy tính cá nhân và đã được kết nối Internet lần lượt là 99,5% và 91,5%...

Đánh giá về kết quả cuộc điều tra thống kê dịch vụ viễn thông, Internet và nghe-nhìn toàn quốc năm 2010, Bộ TT&TT khẳng định, mặc dù thời gian triển khai gấp, phạm vi điều tra rộng lớn: từ tỉnh, huyện, xã thôn bản, đến tận người dân và hộ gia đình; tuy nhiên do có phương pháp tổ chức tốt, có sự phối hợp điều phối tích cực, đồng bộ giữa các Bộ, ban ngành ở trung ương và địa phương nên cuộc điều tra thống kê đã cơ bản đạt được các mục tiêu đề ra.

Ban chỉ đạo cuộc điều tra thống kê hiện trạng phổ cập điện thoại, Internet và nghe-nhìn toàn quốc năm 2010 cho biết, kết quả cuộc điều tra thống kê đã hình thành được cơ sở dữ liệu (CSDL) điện tử về các thông tin chỉ tiêu phát triển ngành TT&TT, phục vụ trực tiếp cho việc đánh giá tình hình phát triển ngành trong giai đoạn vừa qua và là sở cứ quan trọng cho việc nghiên cứu, xây dựng các chính sách, triển khai các dự án phát triển ngành TT&TT trong giai đoạn tiếp theo, tiêu biểu như: cung cấp thông tin, số liệu cho việc đánh giá tình hình thực hiện Chiến lược phát triển CNTT&TT Việt Nam đến 2010 và định hướng đến 2020, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 6/10/2005; Thông tin, số liệu cho việc đánh giá kết quả thực hiện Chương trình cung ứng dịch vụ viễn thông công ích (VTCI) giai đoạn 2006-2010 và xây dựng Chương trình cung cấp dịch vụ VTCI giai đoạn 2011-2015; Thông tin xây dựng đề án Đưa Việt Nam sớm trở thành quốc gia mạnh về CNTT&TT được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 22/9/2010… Đồng thời, một loạt các quy định về quản lý ngành như cấp phép viễn thông, quản lý kho số, quản lý thuê bao điện thoại, Internet… cũng được rà soát, hoàn thiện trên cơ sở thông tin thống kê do cuộc điều tra thống kê này cung cấp.

Bên cạnh đó, theo đại diện Ban chỉ đạo, kết quả cuộc điều tra thống kê cũng đã góp phần hình thành CSDL quan trọng về phát triển ngành ở các địa phương góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhiều mặt ở các địa phương; hình thành CSDL điện tử về hệ thống chính quyền từ cấp trung ương đến cấp xã và tổ chức dân cư cấp dưới cấp xã, thiết lập danh sách các đầu mối thông tin liên lạc tương ứng góp phần từng bước xây dựng và vận hành hệ thống chính phủ điện tử của Việt Nam. 

Cuộc tổng điều tra thống kê hiện trạng phổ cập dịch vụ viễn thông, Internet và nghe-nhìn toàn quốc năm 2010 đã được Bộ TT&TT chủ trì phối hợp với  một số Bộ, ngành liên quan và các địa phương tổ chức điều tra trong phạm vi cả nước tại thời điểm 0h ngày 1/6/2010, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 420/QĐ-TTg ngày 31/3/2010.

Cuộc điều tra này được thực hiện theo phương pháp điều tra toàn bộ; 100% các đơn vị thuộc đối tượng điều tra thống kê được thực hiện điều tra, bao gồm: 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; 697 huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; 11.111 xã, phường, thị trấn; 132.392 thôn, tổ dân phố với 20.104.583 hộ gia đình, 80.540.819 nhân khẩu; 14 doanh nghiệp viễn thông, Internet chiếm đại đa số thị phần dịch vụ viễn thông, Internet của cả nước; và 67 Đài PT-TH. Được biết, để thực hiện các công việc điều tra thống kê, các chính quyền địa phương trên cả nước đã huy động hơn 250.000 người.

Tác giả: Vân Anh

Nguồn tin: www.ictnews.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Giấy phép sử dụng NukeViet

Bản dịch tiếng Việt của Giấy phép Công cộng GNU Người dịch&nbsp;Đặng Minh Tuấn <dangtuan@vietkey.net> Đây là bản dịch tiếng Việt không chính thức của Giấy phép Công cộng GNU. Bản dịch này không phải do Tổ chức Phần mềm Tự do ấn hành, và nó không quy định về mặt pháp lý các điều khoản cho các...

Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập426
  • Máy chủ tìm kiếm60
  • Khách viếng thăm366
  • Hôm nay15,304
  • Tháng hiện tại447,398
  • Tổng lượt truy cập100,129,473
Left-column advertisement
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây