5 vấn đề nóng của CNTT-TT lên bàn nghị sự

Thứ hai - 03/10/2011 01:22

5 vấn đề nóng của CNTT-TT lên bàn nghị sự

Tại cuộc họp lần thứ 2 năm 2011 của Hội đồng Giám đốc CNTT các cơ quan Nhà nước (CQNN) diễn ra chiều 26/9/2011, các thành viên đã sôi nổi thảo luận 5 vấn đề nóng.

Thứ nhất, vấn đề tích hợp, chia sẻ thông tin, dữ liệu giữa các CQNN. Thời gian qua, nhiều Bộ, ngành đã được giao xây dựng các cơ sở dữ liệu (CSDL) có quy mô quốc gia. Thế nhưng hiện vẫn chưa có cơ chế chính sách nào quy định về việc chia sẻ dữ liệu giữa các Bộ, ngành với nhau. Văn phòng Chính phủ đề xuất Hội đồng Giám đốc CNTT (CIO) sớm thúc đẩy tích hợp các CSDL thành một CSDL dùng chung của quốc gia. Tuy nhiên, nhiều CIO cũng cho rằng vấn đề tích hợp CSDL chưa thể làm ngay trong một sớm một chiều, trước mắt nên tính đến việc hiện thực hóa trao đổi văn bản điện tử giữa các cơ quan Nhà nước, tạo văn hóa chia sẻ dữ liệu điện tử trong nội bộ của từng cơ quan, sau đối mới tính đến chuyện chia sẻ liên cơ quan.

Thứ hai, hiện trạng và hoạt động của mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng và Nhà nước (gọi tắt là mạng chuyên dùng). Nhiều CIO đánh giá cao khả năng của mạng chuyên dùng (hiện đã có khả năng phục vụ kết nối từ cấp Trung ương tới cận cấp xã), song vẫn lăn tăn chuyện không thể đảm bảo an toàn bảo mật tuyệt đối cho các giao dịch điện tử. Tuy nhiên, theo khẳng định của Cục Bưu điện Trung ương, đơn vị xây dựng và vận hành mạng chuyên dùng thì hiện tại, mạng chuyên dùng đang có độ an toàn bảo mật cao hơn nhiều so với các hệ thống mạng hiện hành do các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ.

Thứ ba, phương án thực hiện nhiệm vụ xây dựng danh mục và cơ chế mua sắm phần mềm dùng chung trong CQNN. Đa số các CQNN đều nhất trí với chủ trương ban hành danh mục và cơ chế mua sắm dùng chung để hạn chế tình trạng đầu tư trùng lặp, gây lãng phí, đảm bảo tính đồng bộ trong việc triển khai phần mềm trên toàn quốc. Tuy nhiên, vẫn có CIO đề xuất cân nhắc kỹ hơn tới tính đa dạng trong quy trình xử lý nghiệp vụ tại mỗi cơ quan, đơn vị hành chính bởi điều này sẽ gây khó khăn cho việc ban hành một danh mục phần mềm dùng chung thống nhất.

Thứ tư, chính sách ưu đãi cho cán bộ CNTT. Tất cả CIO Bộ, ngành đều thống nhất về việc cần sớm ban hành chính sách này để hạn chế tình trạng “chảy máu chất xám” diễn ra phổ biến lâu nay. Mức độ ưu đãi sẽ được căn cứ theo mức lương tối thiểu. Vấn đề là cần xác định đúng đối tượng nào sẽ được hưởng chính sách ưu đãi này. Có ý kiến đề xuất nên hướng tới các cán bộ chuyên trách CNTT (mỗi đơn vị địa phương có nhiều người làm CNTT nhưng chỉ có 1 người có quyết định giao nhiệm vụ chuyên trách), song cũng có ý kiến cho rằng nên mở rộng ưu đãi cho tất cả các đối tượng cán bộ, công chức đang làm việc trong đơn vị chuyên trách về CNTT của các Bộ, ngành.

Thứ năm, khung chương trình đào tạo cho lãnh đạo phụ trách CNTT, giám đốc CNTT và cán bộ chuyên trách CNTT của cơ quan nhà nước. Sau khi thảo luận sôi nổi, nhiều ý kiến đồng thuận với phương án chỉ thu hẹp ở diện đào tạo cho các CIO và các cán bộ có tiềm năng trở thành CIO.

Tất cả những ý kiến trái chiều của các CIO đều đã được Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Minh Hồng ghi nhận. Sắp tới, Bộ TT&TT sẽ có nhiều động thái tích cực hơn nữa để “giảm nhiệt” dần cho các vấn đề nóng của giới CNTT-TT nói riêng và của các CIO nói chung.

 

Tác giả: Xuân Bách

Nguồn tin: www.ictnews.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Giấy phép sử dụng NukeViet

Bản dịch tiếng Việt của Giấy phép Công cộng GNU Người dịch&nbsp;Đặng Minh Tuấn <dangtuan@vietkey.net> Đây là bản dịch tiếng Việt không chính thức của Giấy phép Công cộng GNU. Bản dịch này không phải do Tổ chức Phần mềm Tự do ấn hành, và nó không quy định về mặt pháp lý các điều khoản cho các...

Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập213
  • Máy chủ tìm kiếm8
  • Khách viếng thăm205
  • Hôm nay12,946
  • Tháng hiện tại567,820
  • Tổng lượt truy cập99,517,995
Left-column advertisement
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây