Chuyện “ngược đời” của ngành di động 2008

Chủ nhật - 25/01/2009 10:21

Chuyện “ngược đời” của ngành di động 2008

Trong khi nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề của khủng hoảng kinh tế, lĩnh vực thông tin di động vẫn tăng trưởng ở mức bùng nổ cả về thuê bao, doanh thu và lợi nhuận.

Năm 2008, khi mà nền kinh tế Việt Nam chịu tác động nặng nề của khủng hoảng kinh tế với việc tỷ lệ lạm phát cao, tăng trưởng bị suy giảm thì sự phát triển cực mạnh của ngành thông tin di động Việt Nam được coi như một điểm son chói sáng của nền kinh tế. Không chỉ đơn thuần tăng trưởng về số lượng thuê bao, các mạng di động đều có sự phát triển mạnh về doanh thu, lợi nhuận cũng như nộp ngân sách cho nhà nước.

Cuối năm 2008, ai cũng có thể nhận thấy rõ sự tăng trưởng mạnh mẽ của các mạng di động khi MobiFone có thời điểm tăng trưởng mới với tốc độ kỷ lục. Theo thông tin từ ba nhà cung cấp dịch vụ, những ngày cuối năm có lúc thuê bao mạng MobiFone phát triển mới đã lên tới gần 500.000 thuê bao/ngày, Viettel 160.000 thuê bao/ngày, VinaPhone có thời điểm là 120.000 thuê bao/ngày.

Đi kèm với đó là việc cả 3 mạng di động này đều dự kiến đạt hàng nghìn tỷ đồng lợi nhuận. Theo dự kiến của MobiFone, mạng di động này có doanh thu trên 1 tỷ USD, lợi nhuận gần 6.000 tỷ đồng và đóng góp cho ngân sách lên tới gần 3.500 tỷ đồng - một con số trong mơ của bất kỳ một doanh nghiệp nào tại Việt Nam trong bối cảnh kinh tế của năm 2008. Chưa hết, mạng di động này tiếp tục đặt ra các mục tiêu cao hơn cho năm 2009 dù theo dự đoán của nhiều chuyên gia, đây sẽ là năm còn khó khăn hơn của nền kinh tế Việt Nam.

Viettel cho biết doanh thu năm 2008 đạt khoảng 33.000 tỷ đồng và lợi nhuận đạt khoảng 6.600 tỉ đồng, trong đó chủ yếu là doanh thu từ dịch vụ thông tin di động.

Phía VinaPhone cũng tuyên bố tỷ lệ lợi nhuận năm nay rất khả quan.

Chưa hết, năm 2008 cũng là năm mà người tiêu dùng có thể thấy rõ nhất nỗ lực cực cao của tất cả các mạng di động trong việc phổ cập dịch vụ thông tin di động tới cả nhóm khách hàng thu nhập thấp, ở khu vực nông thôn. Ví dụ điển hình của việc khai thác thị trường bình dân này là gói cước Mobi365 (MobiFone) và Vina365 (VinaPhone) - gói cước mà khách hàng chỉ cần tiêu 1.000 đồng/tháng cũng có thể sử dụng được dịch vụ di động.

Thế nhưng, tấn công vào thị trường bình dân, đem dịch vụ di động đến với người nghèo, cộng với việc giảm giá, khuyến mãi liên tục cực lớn, các mạng di động như MobiFone, Viettel, VinaPhone đều vẫn “sống khoẻ”, lợi nhuận cao.

Năm 2008, trong khi Chính phủ phải thực hiện các biện pháp kiểm soát việc tăng giá, tránh “đổ dầu vào lửa” bởi chỉ số giá tiêu dùng tăng mạnh, chỉ duy có ngành thông tin di động lại ngược hẳn. Các cơ quan quản lý thậm chí còn phải tính toán đến việc phải ra văn bản 'hãm phanh' các doanh nghiệp trong việc giảm giá, khuyến mãi cước di động vì các công ty này giảm giá, khuyến mãi quá lớn. Trên phương diện giá cả, ngành thông tin di động nói chung cũng đã góp một phần vào công cuộc chống lạm phát một cách tự nhiên mà không cần bất cứ một cơ quan quản lý nào can thiệp.

Một điểm đặc biệt khác của thị trường thông tin di động 2008: chất lượng. Nếu năm 2007, người tiêu dùng vẫn còn quan tâm nhiều đến giá cước thì năm 2008, chất lượng dịch vụ của các mạng di động được đặt lên hàng đầu. Nếu như năm 2007, MobiFone vượt rất xa các mạng di động khác trên mọi tiêu chuẩn chất lượng được Cục quản lý chất lượng (Bộ Thông tin và Truyền thông) đo kiểm thì năm 2008, dù MobiFone vẫn dẫn đầu, khoảng cách này đã ngắn lại. MobiFone chỉ còn dẫn trước các mạng di động khác ở chỉ tiêu về CallCenter - chỉ tiêu phản ánh sự lắng nghe khách hàng. Nói cách khác, chất lượng của di động năm 2008 không còn ở đẳng cấp của kỹ thuật nữa mà đã chuyển sang lĩnh vực của sự cảm nhận con tim. Đây là điều vô cùng đặc biệt trong bối cảnh thị trường di động phát triển phi mã và người ta tưởng chừng như các mạng di động không quan tâm gì đến chất lượng.

Năm 2009, ngành thông tin di động Việt Nam có tiếp tục được những “chuyện ngược đời” đã thực hiện được trong năm 2008 khi mà nền kinh tế Việt Nam dự báo còn khó khăn hơn? Chưa ai có thể biết chính xác nhưng ông Lê Ngọc Minh, Giám đốc MobiFone nhận xét: “Trong khó khăn lớn luôn ẩn chứa những cơ hội lớn, nếu bạn biết tận dụng nó, bạn sẽ vượt lên”.

Lê Đạt

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Giới thiệu về Công ty cổ phần phát triển nguồn mở Việt Nam

Công ty cổ phần phát triển nguồn mở Việt Nam (VINADES.,JSC) là công ty mã nguồn mở đầu tiên của Việt Nam sở hữu riêng một mã nguồn mở nổi tiếng và đang được sử dụng ở hàng ngàn website lớn nhỏ trong mọi lĩnh vực. Wbsite đang hoạt động chính thức: http://vinades.vn/ Ra đời từ hoạt động của tổ chức...

Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập106
  • Máy chủ tìm kiếm13
  • Khách viếng thăm93
  • Hôm nay24,719
  • Tháng hiện tại456,813
  • Tổng lượt truy cập100,138,888
Left-column advertisement
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây