Cách chọn mua máy ảnh trên mạng

Thứ ba - 17/02/2009 20:08

Ultra-Slim Digital Camera: Casio EX-S500

Ultra-Slim Digital Camera: Casio EX-S500
Mua được một chiếc máy ảnh tốt trên mạng không phải chuyện dễ, bởi trong số vô vàn những mẫu máy hiện nay được quảng cáo với những lời lẽ hoa mỹ, bạn như lạc vào một mê cung không biết đường ra. Một số lời khuyên sau sẽ giúp bạn gỡ rối điều này.
Mua máy ảnh trên mạng có nhiều tiện lợi nhất định. Trước hết bạn sẽ có thời gian nghiên cứ kỹ sản phẩm, đọc các bài nhận xét, so sánh tính năng, lợi ích, và tìm kiếm mức giá phù hợp nhất. Tuy nhiên, để mua được một chiếc máy ảnh ưng ý cũng sẽ tốn khá nhiều thời gian và công sức.

Bước 1: Số “chấm”

Cho tới nay, cụm từ kỹ thuật thông dụng nhất khi nói tới một chiếc máy ảnh số là “Megapixel”. Nói một cách đơn giản, nó biểu thị số màu trong một bức ảnh, càng nhiều màu thì ảnh càng đẹp, hình ảnh càng sắc nét. Bạn cũng cần biết thêm rằng thậm chí cả những chiếc máy ảnh chỉ có 5 hoặc 6MP vẫn cho ra những bức ảnh số 4x7 tuyệt vời. Độ phân giải càng cao sẽ càng thích hợp khi chụp những bức ảnh lớn mà độ nhiễu trong đó bị giảm thiểu ở mức tối đa. Nếu bạn chỉ định chụp những tấm hình nhỏ thì cũng không cần phí tiền phải tậu những chiếc máy ảnh có độ phân giải lên tận 10MP, bạn sẽ chẳng thấy chúng có sự khác biệt nào mấy.

Bước 2: Khả năng lưu trữ

Sẽ quyết định cách thức bạn sử dụng chiếc máy ảnh. Bạn có hay đi du lịch hoặc nay đây mai đó và chụp tới hàng trăm bước ảnh, hay chỉ lâu lâu mới chụp ảnh để đổ vào máy tính. Hầu hết các loại máy ảnh số hiện nay đều có thẻ nhớ mở rộng, nhưng bạn sẽ phải bỏ thêm tiền ra mua thẻ. Một trong những chú ý quan trọng đó là độ phân giải ảnh càng cao thì dung lượng tiêu tốn càng nhiều. Nếu không cần những bức ảnh độ phân giải cao, bạn cần cấu hình chúng xuống mức thấp để tiết kiệm không gian lưu trữ.

Bước 3: Zoom

Là tính năng chuẩn cho mọi loại máy ảnh số, nhưng bạn vẫn cần chắc rằng máy được trang bị sẵn khả năng ổn định hình ảnh trong khi zoom. Tính năng này đặc biệt hữu ích trong trường hợp bạn chụp những vật thể chuyển động. Hãy chú ý rằng có hai loại zoom: zoom quang và zoom số. Zoom quan là khả năng tốt nhất của ống kính của thể thực hiện trong điều kiện zoom tối đa. Còn zoom số chỉ là việc sử dụng phần mềm để zoom nhưng chất lượng hình ảnh lại không tốt. Một số máy ảnh được quảng cáo có khả năng zoom ở mức 10x hoặc 20x nhưng hãy kiểm tra thật kỹ xem đó là zoom quang hay zoom số. Nếu là zoom quang thì rất tốt những zoom số thì không giải quyết được vấn đề gì.

Bước 4: Kích thước

Ngày nay, máy ảnh đang có khuynh hướng ngày càng nhỏ hơn và nhẹ hơn tới mức tốt nhất có thể. Tuy nhiên, không phải điều này lúc nào cũng tốt cho người sử dụng. Hãy nhớ rằng máy ảnh càng nhỏ thì càng có ít nút chức năng, khó cầm, và rất khó cho bạn khi chụp nhiều ảnh một lúc.

Bước 5: Vừa với lứa tuổi

Nếu có ý định tặng máy ảnh cho một ai đó thì bạn hãy nhớ rằng lứa tuổi teen thường chỉ thích những chiếc máy ảnh nhỏ gọn, trông màu mè; còn dân không đam mê công nghệ thì thích máy đơn giản hơn, thường chỉ là dòng máy “ngắm-và-chụp”.

Bước 6: Tương thích với máy in

Nếu bạn đang sở hữu một chiếc máy in màu thì in ảnh thì hãy chắc rằng máy ảnh của bạn tương thích với chiếc máy in này, hoặc là qua kết nối trực tiếp hoặc là qua thẻ nhớ.

Bước 7: Tốc độ chớp sáng và khẩu độ

Một số dòng máy ảnh số cao cấp thường có khả năng điều chỉnh những thông số này. Và nếu bạn là dân chuyên nghiệp thì những tính năng rất hữu ích. Đối với người dùng bình dân, hãy chắc rằng máy ảnh có một số chế độ chụp chuyên biệt như ngoài trời, trong nhà, thể thao…

Bước 8: Quay video

Một số máy ảnh số hiện nay có khả năng quay cả video. Mặc dù khả năng quay video của máy ảnh đang dần được cải thiện nhưng nếu bạn muốn có những thước phim đẹp thì tốt nhất nên sắm hẳn một chiếc máy quay riêng. Kinh nghiệp cho thấy những thiết bị có quá nhiều chức năng và kiêm nghiệm nhiều thứ thì không bao giờ xuất sắc ở một mặt cụ thể nào.

Bước 9: Thao khảo ý kiến đánh giá

Khi bạn đã sẵn sàng mua chiếc máy ảnh tốt nhất trên mạng thì hãy tham khảo qua các bài đánh giá của người dùng về sản phẩm đó. Trên thực tế, chỉ có người dùng rồi mới có cái nhìn chính xác nhất về sản phẩm đó mà thôi.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Giấy phép sử dụng NukeViet

Bản dịch tiếng Việt của Giấy phép Công cộng GNU Người dịch&nbsp;Đặng Minh Tuấn <dangtuan@vietkey.net> Đây là bản dịch tiếng Việt không chính thức của Giấy phép Công cộng GNU. Bản dịch này không phải do Tổ chức Phần mềm Tự do ấn hành, và nó không quy định về mặt pháp lý các điều khoản cho các...

Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập215
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm211
  • Hôm nay17,997
  • Tháng hiện tại131,352
  • Tổng lượt truy cập98,331,669
Left-column advertisement
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây