Năm 2009 Hàng ngàn trang web âm nhạc đứng trước nguy cơ xoá sổ!

Thứ ba - 10/02/2009 08:40

Năm 2009 Hàng ngàn trang web âm nhạc đứng trước nguy cơ xoá sổ!

Theo chỉ thị số 36/2008/CT-TTG của Thủ tướng Chính phủ, năm 2009 sẽ thực hiện một cách quyết liệt và áp dụng các biện pháp cụ thể để bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan trong nước. Hàng ngàn trang web âm nhạc cho download miễn phí đang đứng trước nguy cơ bị xóa sổ.

Ngày 31/12/2008, Thủ tướng Chính phủ ra chỉ thị số 36/2008/CT-TTG với nội dung thực hiện một cách quyết liệt và áp dụng các biện pháp cụ thể để bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan. Cụ thể, "giao trách nhiệm cho Bộ VH-TT-DL tổ chức tổng kiểm tra việc thực thi quyền tác giả và quyền liên quan trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ liên quan trên phạm vi cả nước trong quý I/2009. Đề xuất các biện pháp cần thiết để thực thi pháp luật, báo cáo Thủ tướng trong quý II/2009".

Chỉ thị thể hiện sức mạnh tổng lực trong đợt "tổng kiểm tra" là kết hợp sức mạnh của các Bộ, ban ngành liên quan như Bộ VH-TT-DL, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Bộ TT-TT, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ GD-ĐT, Bộ Công thương. Trong đó, Bộ TT-TT có trách nhiệm quy định trách nhiệm của nhà cung cấp dịch vụ Internet, viễn thông và các dịch vụ trung gian khác liên quan đến quyền tác giả và quyền liên quan.  

 

Nói một cách đơn giản và dễ hiểu hơn, bước qua năm 2009, nếu tổ chức hay cá nhân nào"không thực hiện việc xin phép, trả tiền sử dụng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình chương trình phát sóng và các nghĩa vụ pháp lý có liên quan khác thì nên... tự xoá sổ trước khi có thể bị phạt gấp năm lần.  

Không có bản quyền chỉ còn cách xóa sổ

http://images.vietnamnet.vn/dataimages/200901/original/images1697946_albumvangT12.jpg

 Phát sóng không xin phép hoặc không trả tiền bản quyền chương trình truyền hình đều có khả năng bị phạt gấp 5 lần giá trị chương trình. (Ảnh chương trình Album Vàng của HTV. Ảnh chỉ mang tính minh hoạ)

Mặc dù từ năm 2007 Luật SHTT và các Nghị định xử phạt đã được áp dụng nhưng cũng từ năm 2007 đến nay, riêng NXB Trẻ đã bị "luộc" hơn 40 đầu sách. NXB Trẻ còn biết làm gì hơn khi người "luộc" sách chính là các NXB đồng nghiệp in ấn công khai. Tình hình trở nên phức tạp đến độ người mua bản quyền sách thấy sách của mình bị xâm phạm phải tự tay đi bắt "nóng". Như First News phải đích thân bắt qủa tang các trường dạy Anh ngữ photo, bán sách và đĩa những cuốn sách dạy tiếng Anh được mua bản quyền quốc tế.  

 

Nổi trội nhất trong năm 2008 là việc Hiệp hội Công nghiệp Ghi âm VN (RIAV) đã phải tổ chức một buổi họp báo để công bố về việc bị FPT, Nokia xâm phạmhơn 10.000 bài hát như thế nào. Thế nhưng, từ đó đến nay đã hơn 2 tháng, sự việc chưa biết rõ sẽ về đâu. Đại diện RIAV cho biết đang mời nhiều cơ quan có thẩm quyền cùng vào cuộc và nhất định sẽ làm đến nơi vụ này nhưng đến đâu cũng chưa biết.  

 

Một thành viên trong RIAV cho biết sau khi nghiên cứu tất cả hành vi xâm phạm của FPT và Nokia, con số dự kiến đòi bồi thường có thể lên đến... 25 tỉ. Ai mới nghe qua con số cũng choáng váng vì không hiểu ở đâu ra, dĩ nhiên chỉ có những người đưa ra con số mới có đầy đủ lý do giải thích vì sao họ đủ cơ sở để được bồi thường số tiền như thế.

 

Hiện nay, những trang web cho nghe nhạc như sonhai, hoaphuongnam, timnhanh, hihihehe,, musictop1, nha3, nhaccuatui, nhaccaigi, vietgiaitri, ca nhac, nhac8, vietnhim, hayso1, langnghe, nghenhacso1, nhac1000, bonghongxanh, 9nhac, baamboo... có số lượng người truy cập rất lớn. Đa số vào để nghe chùa, down load nhạc thoải mái và tự do chia sẻ tất cả tài nguyên âm nhạc trong và ngoài nước. Trên những trang web này, số lượt tải và nghe những bài hát có khi lên đến hơn triệu lượt cho các bài đang hit, hot. Và như thế, mức độ ảnh hưởng đến nền công nghiệp ghi âm trong nước đang ở mức báo động.

 

Ví dụ, với chương trình được ghi hình và thực hiện tại Trung Quốc của ca sĩ Đan Trường trị giá 900 triệu, mức phạt cao nhất nếu bị xâm phạm có thể là 4,5 tỷ. Như vậy, hàng ngàn các trang web cho download, cho nghe thoải mái trên mạng chỉ còn cách tự đóng cửa vì không có khả năng ra toà chứ đừng nói nộp phạt.

Nguồn tin: Vietnamnet

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Giấy phép sử dụng NukeViet

Bản dịch tiếng Việt của Giấy phép Công cộng GNU Người dịch&nbsp;Đặng Minh Tuấn <dangtuan@vietkey.net> Đây là bản dịch tiếng Việt không chính thức của Giấy phép Công cộng GNU. Bản dịch này không phải do Tổ chức Phần mềm Tự do ấn hành, và nó không quy định về mặt pháp lý các điều khoản cho các...

Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập228
  • Máy chủ tìm kiếm9
  • Khách viếng thăm219
  • Hôm nay17,997
  • Tháng hiện tại131,714
  • Tổng lượt truy cập98,332,031
Left-column advertisement
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây