Nhà nước sẽ không bao cấp truyền dẫn, phát sóng

Thứ hai - 15/07/2013 02:59
Quan điểm của Bộ TT&TT là doanh nghiệp tham gia kinh doanh dịch vụ truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất (TDPS) phải tự lực trong kinh doanh, nhà nước sẽ không dùng ngân sách để hỗ trợ các doanh nghiệp mới làm dịch vụ TDPS.
Nhà nước sẽ không bao cấp truyền dẫn, phát sóng

Quan điểm của Bộ TT&TT là doanh nghiệp tham gia kinh doanh dịch vụ truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất (TDPS) phải tự lực trong kinh doanh, nhà nước sẽ không dùng ngân sách để hỗ trợ các doanh nghiệp mới làm dịch vụ TDPS.

Nhà nước sẽ không bao cấp dịch vụ truyền dẫn, phát sóng

Cấp phép bằng thi tuyển

Thứ trưởng Bộ TT&TT Lê Nam Thắng cho biết, định hướng của nhà nước sẽ xã hội hóa dịch vụ TDPS và dần dần quy hoạch theo cơ chế thị trường cạnh tranh. Các doanh nghiệp muốn tham gia vào thị trường TDPS khu vực phải có đủ năng lực, nhà nước sẽ không cấp ngân sách để cho các doanh nghiệp TDPS khu vực hoạt động mà các doanh nghiệp này phải tuân theo cơ chế thị trường.

Để thực hiện Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất đến năm 2020, Bộ TT&TT có chủ trương thúc đẩy việc hình thành và phát triển thị trường TDPS cạnh tranh. Hiện nay, đã có 3 đơn vị có khả năng làm TDPS truyền hình số mặt đất trên toàn quốc là VTV, VTC và AVG. Ba doanh nghiệp này có đủ năng lực để truyền dẫn các kênh của truyền hình địa phương trên từng khu vực hoặc toàn quốc, bằng các phương thức truyền dẫn khác nhau như: Số mặt đất, vệ tinh hoặc qua mạng cáp quang.

Bên cạnh đó, có một số doanh nghiệp đã gửi đề án xin tham gia TDPS tại các khu vực lên Cục Tần số Vô tuyến điện. Cụ thể, tại khu vực Bắc Bộ có Công ty TNHH MTV Hanel, Đài PTTH Hải Phòng; còn Đài Truyền hình TP.HCM và Đài Truyền hình Vĩnh Long đề nghị được tham gia làm TDPS số mặt đất cho khu vực Nam Bộ.

Do mỗi khu vực chỉ được phân bổ 2 kênh tần số thiết lập mạng đơn tần cho toàn khu vực, trong khi có nhiều đơn vị, doanh nghiệp muốn tham gia là TDPS cho nên Cục Tần số Vô tuyến điện đã đề xuất phương án thi tuyển quyền sử dụng tần số phục vụ TDPS truyền hình số mặt đất tại hai khu vực Bắc Bộ và Nam Bộ. Thứ trưởng Lê Nam Thắng đã đồng ý phương án này và chỉ đạo các đơn vị của Bộ TT&TT sớm công bố tiêu chí thi tuyển để các doanh nghiệp TDPS khu vực đăng ký tham gia.

"Cửa hẹp" cho doanh nghiệp mới

Các doanh nghiệp TDPS khu vực có nhiệm vụ chính là truyền tải các kênh chương trình truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị trong khu vực, do truyền hình số mặt đất là một kỹ thuật mới cần yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm kỹ thuật và ghép kênh để đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó, các đơn vị này phải có khả năng kết hợp phủ sóng truyền hình mặt đất, truyền hình vệ tinh DTH đối với vùng lõm, vùng núi, vùng sâu và vùng xa.

Tuy nhiên, theo ông Đoàn Quang Hoan - Cục trưởng Cục Tần số Vô tuyến điện, căn cứ vào đề án sơ bộ của các doanh nghiệp và đài PTTH địa phương gửi lên thì các phương án kinh doanh đều chưa rõ ràng và tính khả thi chưa cao. Đặc biệt, hầu hết các đơn vị đều đề xuất nhà nước phải có cơ chế hỗ trợ về vốn và ưu tiên về thị trường kinh doanh.

Theo ý kiến của ông Tạ Quang Sơn – Tổng giám đốc công ty Hanel, việc khai thác dịch vụ TDPS trong giai đoạn đầu gặp nhiều khó khăn. Bởi vì đầu tư cho truyền dẫn số đòi hỏi lớn, trong khi bài toán doanh thu cũng chưa rõ ràng nên doanh nghiệp dễ gặp rủi ro. Thêm vào đó, các doanh nghiệp khu vực sẽ phải cạnh tranh trực tiếp với 3 doanh nghiệp đã được phép kinh doanh toàn quốc (VTV, VTC, AVG - PV) với lợi thế về phạm vi phủ sóng. Chính vì những lý do này, ông Sơn đề xuất: Nhà nước hỗ trợ 50% kinh phí đầu tư ban đầu (khoảng 177 tỷ đồng) và hỗ trợ 100% chi phí vận hành trong 2 năm đầu tiên (khoảng 75 tỷ đồng). Bộ TT&TT cần quản lý giá và đưa ra khung giá dịch vụ TDPS khu vực và toàn quốc nhằm đảm bảo cạnh tranh lành mạnh.

Thứ trưởng Lê Nam Thắng chỉ đạo, trong giai đoạn đầu nếu chưa hình thành được các doanh nghiệp TDPS khu vực thì nhà nước sẽ chỉ định và giao cho 3 doanh nghiệp có sẵn hạ tầng là VTV, VTC, AVG làm TDPS cho các khu vực. Dự kiến, đến đầu năm 2014, Đà Nẵng và Bắc Quảng Nam bắt đầu phát sóng số, đến tháng 6/2014, 4 thành phố lớn là Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng và Cần Thơ sẽ bắt đầu phát sóng số.

Theo Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020, các tỉnh, thành phố sẽ tổ chức sắp xếp lại các đài truyền hình địa phương theo hướng chỉ tập trung sản xuất chương trình. Còn việc TDPS sẽ làm theo định hướng dùng chung hạ tầng, bằng cách thuê dịch vụ truyền dẫn của các công ty chuyên làm TDPS. Các doanh nghiệp nhà nước hoặc doanh nghiệp cổ phần mà nhà nước có cổ phần chi phối sẽ được xem xét để cấp phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ TDPS.

Tác giả: Theo ICTNews

Nguồn tin: http://www.quantrimang.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Giới thiệu về NukeViet

Giới thiệu khái quát NukeViet là một ứng dụng trên nền web có thể sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau. Phiên bản đang được phát hành theo giấy phép phần mềm tự do nguồn mở có tên gọi đầy đủ là NukeViet CMS gồm 2 phần chính là phần nhân (core) của hệ thống NukeViet và nhóm chức năng quản trị nội...

Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập235
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm232
  • Hôm nay28,580
  • Tháng hiện tại440,256
  • Tổng lượt truy cập98,640,573
Left-column advertisement
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây