Tên miền Việt Nam: tranh chấp đã xảy ra

Thứ năm - 12/01/2006 07:33

vnnic

vnnic
Hệ thống mạng Internet toàn thế giới hiện nay có khả năng cung cấp đến 4 tỷ tên miền. Con số đó có vẻ nhiều nhưng không phải là vô tận. Tài nguyên tên miền chưa cạn kiệt, nhưng tranh chấp đã diễn ra. Và những công nghệ mới để mở rộng tài nguyên tên miền đã được triển khai...
Nguy cơ và những lý do tranh chấp tên miền
Tuy mới ở giai đoạn đầu, nhưng chuyện tranh chấp tên miền tại Việt Nam đang trở thành vấn đề thu hút sự quan tâm của các nhà quản lý, doanh nghiệp và người sử dụng. Không ít các doanh nghiệp đã phải ngậm ngùi mua lại tên miền phù hợp với doanh nghiệp mình với giá cắt cổ hoặc tốn kém thời gian và tiền bạc lao vào kiện tụng để giành lại. Làm thế nào để giải quyết tranh chấp tên miền đang là câu hỏi đặt ra với các nhà quản lý và người sử dụng liên quan.
Đối với người sử dụng, tên miền là thương hiệu - đối tượng sở hữu trí tuệ trên Internet - góp phần quan trọng trong việc xúc tiến thương mại, khẳng định hình ảnh của doanh nghiệp. Chính vì lẽ đó, có nhiều người đã cố tình đầu cơ, đăng ký sở hữu tên miền của các doanh nghiệp chưa kịp đăng ký (hoặc chưa ý thức được tầm quan trọng của tên miền); sau đó đòi thương lượng bán lại với giá cao. Thậm chí một số đối tượng còn sử dụng hình thức cạnh tranh như đối với tên miền amazon.com đã bị mất tên miền amazon.gr. Mặc dù, Amazon nổi tiếng trên khắp thế giới nhưng chủ thể không thể đăng ký hết được tên miền tại hơn 200 quốc gia. Một số đối tượng còn sử dụng hình thức đánh lận con đen hay chế thêm để bôi nhọ như đăng ký tên miền gần giống như yahooka.com hay sonyreallysuck.com...
Tại Việt Nam cũng từng xảy ra một số vụ tranh chấp đáng chú ý, như vụ tên miền của hãng IBM (ibm.com.vn) và BMW (bmw.com.vn),... Tên miền Visa (visa.com.vn) cũng đã từng bị một công ty của Việt Nam đăng ký. Tên miền sofitelplaza.com và sofitelplaza.net của công ty ACCOR (Société Anonyme ACCOR) hoạt động trong lĩnh vực khách sạn, nhà hàng và sở hữu hàng loạt nhãn hiệu hàng hóa SOFITEL trên khắp thế giới - trong số đó có Việt Nam - cũng bị một cá nhân đang sinh sống tại Việt Nam đăng ký qua công ty MELBOURNE IT nhằm mục đích trục lợi.
Hướng giải quyết
Hầu hết những tranh chấp tên miền không được can thiệp bởi luật pháp của từng quốc gia cụ thể. Trước thực trạng đó, Tổ chức Quản lý Tên miền và Số hiệu mạng thế giới (ICANN), phối hợp với Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) đã tiến hành nghiên cứu và ban hành Chính sách giải quyết tranh chấp tên miền thống nhất (UDRP), được điều chỉnh bằng phương thức hòa giải và trọng tài, dựa trên các quy định về trọng tài thương mại, có tính đến các yếu tố kỹ thuật của tên miền. Với mỗi tên miền, chi phí để giải quyết thường mất từ 1.500 đến 4.000 USD. Tại Việt Nam, dù không tiết lộ mức phí để dành lại tên miền visa.com.vn, nhưng Visa đã phải thuê công ty luật Phạm và Liên danh thưa kiện trong khoảng 8 tháng mới đòi lại được.
Nhằm tìm biện pháp giải quyết những tranh chấp này, VNNIC vừa phối hợp với nhóm tác giả Văn phòng Luật sư Phạm và Liên danh, Viện Khoa học xét xử (Tòa án Nhân dân Tối cao), Viện Nghiên cứu Nhà nước và pháp luật, Vụ Công tác pháp luật (Ban công tác pháp luật Quốc hội), Cục Bản quyền tác giả (Bộ Văn hóa - Thông tin) và Cục Sở hữu trí tuệ đề xuất mô hình giải quyết tranh chấp tên miền .vn với Bộ Bưu chính Viễn thông (MPT). Theo đó, VNNIC sẽ trực tiếp thụ lý khiếu nại, thành lập hội đồng giải quyết tranh chấp gồm các thành viên là đại diện của các cơ quan hữu quan như Tòa án dân sự, Tòa án hành chính, Trọng tài thương mại, Cục Sở hữu trí tuệ, Cục Bản quyền tác giả, Viện Khoa học xét xử,...).
Quyết định về tranh chấp tên miền của VNNIC sẽ căn cứ vào phán quyết của Hội đồng giải quyết tranh chấp hoặc của Trung tâm trọng tài và hòa giải WIPO nếu các bên tranh chấp có thỏa thuận và được Bộ BCVT cho phép. Trong trường hợp không nhất trí với quyết định giải quyết tranh chấp của VNNIC, các bên tranh chấp có thể khiếu kiện lên Bộ BCVT hoặc Tòa án có thẩm quyền. Khi đó, quyết định của Bộ hoặc Tòa án sẽ là chung thẩm.
Cùng với đề xuất này, nhóm tác giả cũng kiến nghị Bộ BCVT xây dựng và đề nghị sửa đổi, bổ sung Nghị định 55/2001/NĐ-CP, cho phép các tổ chức cung cấp dịch vụ giải quyết tranh chấp tên miền hoạt động theo Quy định giải quyết tranh chấp tên miền. Dự kiến cuối năm nay “Quy định giải quyết tranh chấp tên miền .vn” sẽ được thông qua và có hiệu lực vào đầu năm 2005. Như vậy trong thời gian chờ các nhà quản lý xây dựng một hành lang pháp lý cho việc giải quyết tranh chấp tên miền, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chưa đăng ký tên miền .vn hãy nhanh chóng đăng ký tên miền thuộc phạm vi mình hoạt động.
- Tên miền là tên được sử dụng để định danh các địa chỉ trên Internet nhằm giúp người sử dụng dễ nhớ, thay vì phải gõ đầy đủ địa chỉ IP (Internet Protocol) bằng các cụm chữ số.
- Tên miền Việt Nam là tên miền có đuôi .vn. Tên miền tiếng Việt là tên miền có địa chỉ là tiếng Việt có dấu.
Theo thống kê của VNNIC, đến nay đã có 8.217 tên miền .vn được đăng ký sử dụng. Tốc độ gia tăng bình quân trong năm 2004 dao động từ 6 – 8% mỗi tháng. Tốc độ tăng trưởng hàng năm là 30-40%. Tính đến tháng 9-2004, đã có gần 5,5 triệu người sử dụng Internet, đạt tỷ lệ dân số sử dụng Internet là 6,74%.
----------------
(theo: www.ssp.com.vn)

Tác giả: adminq

Nguồn tin: escvn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Giới thiệu về NukeViet CMS

CMS là gì? CMS là từ viết tắt từ Content Management System. Theo wikipedia Định nghĩa. Hệ quản trị nội dung, cũng được gọi là hệ thống quản lý nội dung hay CMS (từ Content Management System của tiếng Anh) là phần mềm để tổ chức và tạo môi trường cộng tác thuận lợi nhằm mục đích xây dựng một hệ...

Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập109
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm105
  • Hôm nay17,997
  • Tháng hiện tại136,306
  • Tổng lượt truy cập98,336,623
Left-column advertisement
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây