Tương lai của công nghệ điện toán đám mây

Thứ ba - 04/10/2011 02:52

Tương lai của công nghệ điện toán đám mây

Mặc dù công nghệ điện toán đám mây đã trở nên khá phổ biến và có thể mang đến các thay đổi tiềm năng, doanh nghiệp không nên lao vào nó mà không có một kế hoạch thật thấu đáo.
Nguyên tắc đầu tiên là luôn có một chiến lược kinh doanh rõ ràng với các lý do cụ thể cho những thay đổi.
 
Ảnh mình họa - Nguồn internet
 
Lựa chọn mô hình đám mây, công nghệ cơ bản, đối tác tư vấn và thực hiện là những yếu tố tối quan trọng cho hiệu quả cũng như sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Quan trọng là không bao giờ nên đánh giá thấp việc sớm cân nhắc về đối tượng người dùng cho quá trình phát triển của điện toán đám mây.
 
Dù muốn hay không, áp lực phải trở thành một phần của điện toán đám mây nội bộ, công cộng hay lai ghép vẫn luôn tồn tại. Các doanh nghiệp không có khả năng thích nghi sẽ gặp phải những khó khăn nhất định khi phát triển. Một vài năm gần đây, điều này chẳng thể xảy ra nữa, bởi chúng ta lại đang sống trong một thế giới mới, và tương lai của ngày hôm nay chính là điện toán đám mây.
 
Việc lên kế hoạch thực hiện các dịch vụ đám mây nội bộ với sự kết hợp khéo léo về cấu trúc của máy chủ, mạng lưới, phần mềm và một lớp lưu trữ được ảo hoá là thiết kế đáng cân nhắc của các nhóm xây dựng chiến lược IT. Việc quản lý các đám mây hiệu quả đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên những môi trường dịch vụ đám mây phát triển có định hướng. Những môi trường này nên bao gồm một hệ thống quản lý an ninh nghiêm ngặt, giám sát và cảnh báo hiệu quả với mức độ sẵn sàng cao. Một yếu tố quan trọng khác của điện toán đám mây đó là đám mây tiêu dùng theo phương thức tự phục vụ. Doanh nghiệp sẽ tránh được mâu thuẫn giữa phát triển phòng IT và cắt giảm chi phí nhờ việc để nhà cung cấp dịch vụ và người dùng tự thoả thuận.
 
Trong thế giới của điện toán đám mây, các doanh nghiệp có nhu cầu về nguồn dữ liệu có thể dễ dàng tìm kiếm và lựa chọn từ danh mục dịch vụ của phòng IT, cho vào giỏ mua sắm và click để trả tiền theo tháng. Hoá đơn được xuất ra mỗi tháng sẽ giúp người dùng kiểm tra mình đã sử dụng bao nhiêu dữ liệu. Trong một thế giới lý tưởng thì phương thức tự phục vụ của điện toán đám mây chính là giấc mơ tự động hoá của các giám đốc công nghệ thông tin (CIO) để giảm bớt những căng thẳng cho phòng IT của mình. Mặc dù đạt những thành công khi được kiểm soát tốt, mô hình tự phục vụ của điện toán đám mây nếu không được thiết kế hợp lý có thể dẫn đến những vấn đề nan giải hơn, khi các khách hàng mới dường như không muốn dừng lại việc mua sắm trong khi nguồn dữ liệu thì có hạn.
 
Hầu hết các dịch vụ đám mây đều được thương mại hoá để mang tới những khoản tiết kiệm hấp dẫn cho khách hàng, đồng thời cung cấp những chuẩn cấu hình IT nghiêm ngặt hơn. Vì vậy, việc xác định từng chi tiết của toàn bộ cơ sở hạ tầng trong nhà cũng như trung gian là điều không phải lúc nào điện toán đám mây cũng làm được. Đối với các dịch vụ và ứng dụng nội bộ, đây có thể không phải là một rào cản lớn; nhưng nó sẽ trở thành vấn đề cần được xem xét trước tiên khi một công ty có ý định đưa các ứng dụng ra dịch vụ đám mây ngoài. Khi cân nhắc một kế hoạch kinh doanh sử dụng điện toán đám mây, các tổ chức cần phân tích cẩn thận thoả thuận về mức độ dịch vụ với các nhà cung cấp tương lai, cũng như các khía cạnh pháp luật và tính chu trình của việc xử lý cũng như dự trữ thông tin. Các kiểm toán viên thường gặp phải các vấn đề nan giải liên quan đến pháp luật khi không thể truy cập các dữ liệu về công ty, dẫn đến sự thiếu đồng nhất trong nội bộ.
 
Dù đám mây công cộng mang lại nhiều lợi ích thương mại, nó vẫn không được sử dụng rộng rãi trong một vài lĩnh vực như tài chính, chăm sóc y tế hay chính phủ theo quy định. Khi mà tính bảo mật cũng như tin cậy của đám mây công cộng tăng lên, các quy định về việc sử dụng công nghệ này có thể sẽ được nới lỏng dần. Các rào cản khi sử dụng đám mây công cộng thường ít hơn đối với các doanh nghiệm vừa và nhỏ, dẫn đến việc áp dụng dễ dàng hơn. Đây cũng được coi là yếu tố giúp nâng cao tính cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc truy cập các dữ liệu điện toán từng chỉ có thể được mua bởi các doanh nghiệp lớn.

Nguồn tin: dantri.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Giới thiệu về Công ty cổ phần phát triển nguồn mở Việt Nam

Công ty cổ phần phát triển nguồn mở Việt Nam (VINADES.,JSC) là công ty mã nguồn mở đầu tiên của Việt Nam sở hữu riêng một mã nguồn mở nổi tiếng và đang được sử dụng ở hàng ngàn website lớn nhỏ trong mọi lĩnh vực. Wbsite đang hoạt động chính thức: http://vinades.vn/ Ra đời từ hoạt động của tổ chức...

Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập337
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm331
  • Hôm nay28,767
  • Tháng hiện tại461,971
  • Tổng lượt truy cập98,662,288
Left-column advertisement
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây