Gọi điện từ nước ngoài về Việt Nam không khó

Thứ ba - 11/10/2011 14:00
Đối với người dân Việt Nam ra nước ngoài du lịch một thời gian ngắn hoặc kiều bào ta ở nước ngoài gọi thường xuyên về nước, phương thức này khó có thể phù hợp bởi cước phát sinh khá cao. Vậy bài viết này nhằm đưa ra một số...
Gọi điện từ nước ngoài về Việt Nam không khó
Sử dụng điện thoại di động Roaming quốc tế là phương thức phổ biến thuận tiện khi doanh nhân đi ra nước ngoài công tác hoặc người có thu nhập cao. Đối với người dân Việt Nam ra nước ngoài du lịch một thời gian ngắn hoặc kiều bào ta ở nước ngoài gọi thường xuyên về nước, phương thức này khó có thể phù hợp bởi cước phát sinh khá cao. Vậy bài viết này nhằm đưa ra một số phương thức gọi điện thoại từ nước ngoài về Việt Nam nhằm giúp cho quý vị có nhiều hơn một sự lựa chọn là Roaming.
 
 
Một vài cách gọi từ quốc tế về Việt Nam
 
 
Gọi điện thoại từ nước ngoài về Việt Nam có rất nhiều cách. Bạn có thể sử dụng điện thoại cố định để bàn của nước sở tại gọi trực tiếp về Việt Nam, như điện thoại tại tư gia của người quen, điện thoại của khách sạn, sử dụng thẻ gọi post điện thoại trên phố hoặc sử dụng tiền xu trả trước cho cuộc gọi. Một số nước lạc hậu vẫn tồn tại hình thức gọi điện thoại có người phục vụ ở các điểm bưu điện như đã từng phát triển rầm rộ tại Việt Nam giai đoạn giá cước di động còn cao. Tuy nhiên, nhược điểm của phương thức này là không linh động nếu phải di chuyển nhiều và khó nhận được cuộc gọi từ Việt Nam gọi sang.
 
 

Dùng sim thẻ trả trước hoặc mua điện thoại khuyến mại gói cước gọi. Phương thức này khá phổ biến và đơn giản, nếu ai thường xuyên đi du lịch nước ngoài đều biết đến. Thông thường, người hướng dẫn du lịch sẽ chủ động bán sim, máy này và hướng dẫn cách quay số thực hiện cuộc gọi trong nước bản địa và cách gọi về Việt Nam. Họ cũng sẽ nói rõ về giá cước khi sử dụng. Thế nhưng, nhược điểm của phương thức này là khi sử dụng sẽ phải tạm bỏ sim số máy đang sử dụng ra hoặc sẽ phải chuẩn bị thêm một máy đem theo.
 
 
Một phương thức hiện được ưa chuộng nhất là sử dụng mạng hoặc điện thoại có kết nối Internet gọi điện thoại IP. Bạn mua thẻ Internet phone của nhà cung cấp dịch vụ từ trong nước đem theo hoặc mua thẻ của nhà cung cấp dịch vụ của nước sở tại để thực hiện cuộc gọi qua máy tính hoặc điện thoại IP phone cầm tay. Hoặc bạn có thể dùng Skype, Yahoo,... miễn phí để liên lạc với nhau qua smartphone hay máy tính. Nếu trả phí thì sẽ có thể gọi được ra mạng điện thoại công cộng thông thường. Tuy vậy, phương thức này thường phù hợp với giới trẻ tri thức sử dụng CNTT thành thạo. Ngoài ra chất lượng tiếng thường không ổn định, khả năng rớt cuộc gọi cũng cao.
 
 


Anh Hoàng Mai Chung, Giám đốc công ty Điện thoại Vân Chung - VCTel chia sẻ một vài kinh nghiệm:
Khi sang các nước Lào, Thái Lan, Singagore, Trung Quốc, Malaysia, Hồng Kong... tôi thường dùng Roaming hoặc mua sim số (kiểu trả trước ở Việt Nam) để gọi về Việt Nam. Phương thức Roaming tốn tiền hơn nhưng gần như hoàn toàn không gián đoạn và thực hiện cuộc gọi đơn giản như đang ở Việt Nam, ngoài việc thêm đầu số mã quốc tế và mã địa phương. Phương thức mua sim thì rẻ lắm, mỗi nước một khác nhau về giá cước khi gọi về Việt Nam, nhưng nói chung mua lượng tiền tương đương từ 200.000 - 500.000 VNĐ thì gọi cũng tương đối thoải mái, có thể gọi đến hàng giờ. Có nước thì cước khoảng 15.000 VNĐ/phút, có nước thì khoảng 5.000 VNĐ/phút. Nói chung giá cước ở Việt Nam vẫn rẻ nhất.
 
 
Ngoài ra có một vài phương thức khác nữa như dùng thẻ 1718 hoặc sử dụng điện thoại smartphone IP gọi toàn cầu của một số mạng tư nhân, thế nhưng ở trên vẫn là những phương thức phổ biến nhất và hiệu quả.
 
 

* Chi tiết cách gọi và những thông tin liên quan khi thực hiện cuộc gọi từ một số nước về Việt Nam tham khảo tại: www.fone1718.vn/?m=home&u=huongdan&a=howto_call. Bạn cũng nên tham khảo trước cước gọi qua tổng đài 1080, bởi giá cước có thể thay đổi theo tỷ giá ngoại tệ.

 
 
Bình An

Nguồn tin: xahoithongtin.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 3 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 3 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Giới thiệu về NukeViet CMS

CMS là gì? CMS là từ viết tắt từ Content Management System. Theo wikipedia Định nghĩa. Hệ quản trị nội dung, cũng được gọi là hệ thống quản lý nội dung hay CMS (từ Content Management System của tiếng Anh) là phần mềm để tổ chức và tạo môi trường cộng tác thuận lợi nhằm mục đích xây dựng một hệ...

Thăm dò ý kiến

Bạn biết gì về NukeViet 4?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập205
  • Máy chủ tìm kiếm14
  • Khách viếng thăm191
  • Hôm nay18,401
  • Tháng hiện tại450,495
  • Tổng lượt truy cập100,132,570
Left-column advertisement
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây