Video Call: Đâu chỉ trên điện thoại

Thứ hai - 10/10/2011 13:00
Trong khi đó, Video call của các mạng di động đòi hỏi cả người gọi và nghe đều dùng điện thoại có hỗ trợ Video call và cùng đăng ký dịch
Video Call trên Internet khác với Video call do các nhà mạng như Vinaphone hay Mobifone cung cấp. Người dùng chỉ cần có Smartphone có camera phía trước (không cần sim điện thoại) hoặc máy tính có cài đặt ứng dụng hỗ trợ Video Call và đường truyền Internet là có thể sử dụng để gọi đến một người dùng hay thậm chí là nhóm 3-4 người dùng khác.
 
 
Trong khi đó, Video call của các mạng di động  đòi hỏi cả người gọi và nghe đều dùng điện thoại có hỗ trợ Video call và cùng đăng ký dịch vụ cũng như trong vùng phủ sóng 3G.

 

Đa dạng ứng dụng gọi Video call trên Internet


Google talk hiện đang được triển khai trên các phiên bản Android 3X, thích hợp gọi thấy hình trên máy tính bảng. Hay ứng dụng FaceTime hoạt động trên các thiết bị sử dụng hệ điều hành của Táo. Còn Fring cho phép chạy trên cả Nokia Apple và Android, thích hợp gọi trên điện thoại Nokia và điện thoại dùng Android. Ngoài ra còn có Tango, chạy được cả trên IOS lẫn Android. Thậm chí cả Ipod touch và một số phiên bản máy tính bảng cũng sử dụng được Video call khi cài Tango.
 

Video call trên điện thoại di động thời gian qua chưa thật sự hấp dẫn nhưng Video call ứng dụng dụng trên máy tính bảng, máy tính, smartphone lại rất phát triển. Nhờ có Video call mà khoảng cách địa lý có thể được rút ngắn đáng kể.
 
 
Tùy từng thiết bị sử dụng mà người dùng tự chọn cho mình ứng dụng phù hợp. Phù hợp ở đây là phải đảm bảo chất lượng hình ảnh và thoại tốt, tương ứng nhau, giá thành hợp lý. Không có hiện tượng giật, nhòe hình… Song để đáp ứng được các yêu cầu này không hề đơn giản do còn phụ thuộc vào chất lượng đường truyền, cấu hình máy tương ứng đủ mạnh để chất lượng ảnh rõ, sắc nét cũng như giá cả…


Ưu và nhược điểm của Video call trên Internet


 Skype nổi tiếng được nhiều người biết chỉ cho phép gọi Video call trên các smartphone chạy hệ điều hành IOS. Các smartphone dùng Android khi cài đặt Skype chỉ có thể gọi thông thường chứ không thấy hình. Google talk chỉ hợp với phiên bản Android 3X nên không thể ứng dụng được trên smartphone dùng Android 2X. Tango đang có số lượng người dùng đông đảo lại chưa có phiên bản cho máy tính. Giống Skype, Face time chỉ “chơi” với nhà Táo. Một số ứng dụng chỉ hoạt động trên Wifi chứ không hoạt động trên 3G … Vẫn có những ứng dụng với chất lượng thoại chưa tốt, đôi khi còn bị giật hình.


Những hạn chế này một phần do có quá nhiều loại điện thoại, smartphone, máy tính bảng, máy tính chạy đa dạng các hệ điều hành khác nhau. Điều đó khiến các nhà phát triển ứng dụng khó lòng phát triển được phiên bản ứng dụng hoàn chỉnh có chất lượng thoại cao cho tất cả các loại thiết bị di động phong phú trên thị trường. Hơn thế, nhiều ứng dụng chỉ thực hiện được trên các máy cùng cài ứng dụng giống nhau chứ không cho phép Video call của ứng dụng này hòa hợp với Video call của với ứng dụng khác.
 
 
 Điều đó phần nào làm giảm tính hấp dẫn của các ứng dụng Video call trên máy tính, máy tính bảng và khiến không ít người dùng bối rối trước nhiều ứng dụng… Dù vậy, Video call trên Internet hiện vẫn là phương tiện gọi thấy hình được ưa dùng nhất. Trước hết vì sự nhanh chóng, giản tiện trong thao tác cài đặt và sử dụng. Có thể gọi nhóm lên đến 4 người (tùy ứng dụng). Thêm vào đó là giá cước các cuộc gọi rất rẻ. Chỉ tốn phí Internet mà không mất thêm khoản phí nào dù là cuộc gọi quốc tế.


Một số lưu ý khi dùng các ứng dụng Video call
 

-    Cài ứng dụng Video call thực hiện trên đường truyền Internet dùng ở các dòng smartphone, máy tính bảng có thuận lợi là cách dùng đơn giản, giống như cuộc gọi điện thoại thông thường. Có thể gọi đi khắp nơi trên thế giới mà chỉ tốn tiền Internet.
 

-    Nếu người dùng có nhu cầu gọi Video call thường xuyên có thể chọn các ứng dụng có trên Market hay AppStore. Bạn hãy thử cài và sử dụng nhiều dịch vụ khác nhau rồi lựa chọn cho mình một ứng dụng phù hợp nhất. Hiện nay Tango và Fring là các ứng dụng được nhiều người lựa chọn.
 


Phương Nam

Nguồn tin: xahoithongtin.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Logo và tên gọi NukeViet

Tên gọi: NukeViet phát âm là [Nu-Ke-Việt], đây là cách đọc riêng, không phải là cách phát âm chuẩn của tiếng Anh. Ý nghĩa: NukeViet là từ ghép từ chữ Nuke và Việt Nam. Sở dĩ có tên gọi này là vì phiên bản 1.0 và 2.0 của NukeViet được phát triển từ mã nguồn mở PHP-Nuke. Mặc dù từ phiên bản 3.0,...

Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập136
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm134
  • Hôm nay15,209
  • Tháng hiện tại570,083
  • Tổng lượt truy cập99,520,258
Left-column advertisement
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây