EVN Telecom đứng đầu danh sách sáp nhập
Mạng di động đầu tiên được nhắc đến trong danh sách các mạng di động của nhà nước liệt trong danh sách thua lỗ kéo dài là EVN Telecom thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Lãnh đạo một mạng di động lớn cho phóng viên Báo Bưu điện Việt Nam hay, lâu nay EVN Telecom đã không trả được nợ cước kết nối. “Theo lý mà nói, chúng tôi có thể dừng lại việc kết nối cho các thuê bao của EVN Telecom sang mạng của chúng tôi và ngược lại. Hơn thế nữa, chúng tôi có thể đưa việc này ra toà kinh tế để giải quyết. Lúc đó, nếu EVN Telecom không trả được nợ sẽ phải tuyên bố phá sản”, lãnh đạo một mạng di động nói. Trong khi đó, một lãnh đạo của VNPT cho biết: Giải pháp khi EVN Telecom không trả được cước kết nối là trừ vào tiền điện mà VNPT dùng của công ty mẹ là EVN. Ngoài khoản nợ các mạng di động, EVN Telecom cũng là đối tượng nợ phí tần số.
Một nguồn tin khác cho Báo Bưu điện Việt Nam biết, hiện EVN Telecom đang là “con nợ” lớn của nhiều đối tác với một con số đáng giật mình ở mức mà nhiều người không ngờ đến.
Trong khi EVN Telecom đang trong cảnh “chúa Chổm” thì công ty mẹ EVN cũng chẳng khá khẩm hơn. Trong bối cảnh đó, EVN đã tính chuyện bán cổ phần của EVN Telecom. Trong buổi làm việc với Bộ TT&TT, ông Đào Văn Hưng, Chủ tịch Hội đồng thành viên của EVN đã đề nghị không giữ cổ phần chi phối trong EVN Telecom. “Chính phủ chỉ đạo EVN tập trung vào việc sản xuất và kinh doanh điện. Vì vậy, EVN đưa ra đề xuất này với Bộ TT&TT”, ông Đào Văn Hưng nói. Tại thời điểm đó, FPT là đối tác đặt vấn đề “hôn phối” với EVN Telecom với khoản đặt cọc hơn 700 tỷ đồng. Thế nhưng, chỉ ít lâu sau FPT đã quyết định “chạy làng” khi đơn phương rút khỏi thương vụ mua cổ phần của EVN Telecom. Giới phân tích cho rằng việc FPT rút chân ra khỏi “canh bạc” này là động thái “khôn ngoan” dù rất đau đớn vì khoản đặt cọc khổng lồ không biết bao giờ đòi được. Thế nhưng nó lại đẩy EVN và EVN Telecom vào tình cảnh “dở khóc dở cười” khi đã bị lỡ làng và rất khó tìm đối tác khác mua cổ phần của EVN Telecom.
EVN Telecom đứng đầu danh sách các mạng di động phải tính chuyện sáp nhập nếu không muốn tuyên bố phá sản. |
Kịch bản nào cho EVN Telecom
Không còn bàn cãi gì nữa khi EVN Telecom đứng đầu danh sách các mạng di động phải tính chuyện sáp nhập. Trong buổi họp mới đây của Bộ TT&TT, Thứ trưởng Lê Nam Thắng cho biết đã đến lúc phải tính toán khi các mạng di động của Nhà nước thua lỗ, trong đó có EVN Telecom. Thế nhưng một câu hỏi là kịch bản nào sẽ được xử lý đối với EVN Telecom?
Với bối cảnh hiện nay, nhiều người nhắc đến kịch bản xử lý cho EVN Telecom giống Chính phủ đã xử lý đối với Vinashin. Điều đó có nghĩa là EVN Telecom sẽ được “sang tên, chuyển khẩu” cho một mạng di động của nhà nước có khả năng “gồng gánh” được EVN Telecom. Tất nhiên, những chuyện sáp nhập này sẽ được các bên thương thảo kỹ lưỡng. Một khi EVN Telecom “sang tên” cho một mạng nào đó, ngoài các tài sản, tài nguyên của EVN Telecom thì mạng kia có lẽ sẽ phải gánh món nợ lớn của EVN Telecom.
Một chuyên gia viễn thông nhận xét, hiện tài sản hấp dẫn nhất của EVN Telecom chính là hạ tầng truyền dẫn. Thế nhưng, nhiều khả năng đó lại thuộc tài sản của EVN, chẳng hạn như tuyến truyền dẫn trên đường dây 500 KV, cống bể cáp ngầm, cột điện, địa điểm đặt nhà trạm... Trong khi đó thuê bao của EVN Telecom không có nhiều, băng tần 450 MHz lại không hấp dẫn.
Như vậy, thành công của kịch bản này sẽ phụ thuộc vào yếu tố ý chí của cơ quan nhà nước và sự thương thảo về quyền lợi của mạng nhận EVN Telecom. Tất nhiên, những chuyện sáp nhập theo kiểu này không thể diễn ra một sớm một chiều và rất khó “thuận buồm xuôi gió”.
Sáp nhập các mạng di động đã được dự báo trước
Năm 2004, Viettel chính thức cung cấp dịch vụ di động và trở thành mạng di động thư 4 ở thị trường Việt Nam sau MobiFone, VinaPhone và S-Fone. Vào thời điểm đó, thị trường viễn thông Việt Nam cũng rục rịch chuẩn bị chào đón thêm mạng di động thứ 5 là EVN Telecom. Thế nhưng, ngay tại thời điểm, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó tổng giám đốc Viettel đã đưa ra dự báo thị trường di động Việt Nam sau thời gian bung ra sẽ quay lại con số 3 mạng di động và hình thành thế chân vạc kiềm toả nhau. Ông Nguyễn Mạnh Hùng còn cho rằng, quá trình sáp nhập các mạng di động của Việt Nam theo hình thức mua bán, sáp nhập hoặc phá sản. Thế nhưng, các mạng di động của Việt Nam là sở hữu của nhà nước nên chuyện sáp nhập, hay phá sản ngoài yếu tố quy luật của thị trường thì còn phụ thuộc vào ý chí của Nhà nước.
Hiện tại Việt Nam đang có tới 7 mạng di động cạnh tranh quyết liệt. Trong cuộc cạnh tranh này đã có những dấu hiệu rõ ràng về những mạng di động không còn đủ sức theo “cuộc chơi” này.
Thái Khang
Nguồn tin: www.ictnews.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
1. Ủng hộ bằng tiền mặt vào Quỹ tài trợ NukeViet Qua tài khoản Paypal: Chuyển khoản ngân hàng trực tiếp: Người đứng tên tài khoản: NGUYEN THE HUNG Số tài khoản: 0031000792053 Loại tài khoản: VND (Việt Nam Đồng) Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Hải...
Thứ sáu - 08/11/2024 09:08
Số KHLCNT: PL2300124556-01. Chủ đầu tư: Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Hải Phòng. Ngày đăng tải: 21:08 08/11/24Thứ sáu - 08/11/2024 09:08
Số KHLCNT: PL2400265298-00. Chủ đầu tư: Chi cục Quản lý đất đai tỉnh Phú Thọ. Ngày đăng tải: 21:08 08/11/24Thứ sáu - 08/11/2024 09:06
Số KHLCNT: PL2400265283-01. Chủ đầu tư: BAN CHỈ HUY QUÂN SỰ HUYỆN PHONG ĐIỀN. Ngày đăng tải: 21:06 08/11/24Thứ sáu - 08/11/2024 09:06
Số KHLCNT: PL2400251850-01. Chủ đầu tư: VIỆN KIỂM NGHIỆM, NGHIÊN CỨU DƯỢC VÀ TRANG THIẾT BỊ Y TẾ QUÂN ĐỘI. Ngày đăng tải: 21:06 08/11/24Thứ sáu - 08/11/2024 09:05
Số KHLCNT: PL2400265295-00. Chủ đầu tư: Chi cục Quản lý đất đai tỉnh Phú Thọ. Ngày đăng tải: 21:05 08/11/24