ADSL kiềm chế sự phát triển của IPTV

Thứ sáu - 30/09/2011 05:51

ADSL kiềm chế sự phát triển của IPTV

Chất lượng hình ảnh không đảm bảo do chạy trên ADSL là một trong số những khó khăn lớn nhất khi triển khai dịch vụ IPTV nên các nhà mạng đã liên tục đưa ra các gói cước cáp quang tích hợp IP
30/09/2011 07:50:10 AM

Khai-truong-GIGANET-195.jpg
Xu thế tích hợp IPTV vào mạng cáp quang đang ngày càng trở nên phổ biến.

ADSL “kiềm chế” sự phát triển của IPTV

ICTnews - Chất lượng hình ảnh không đảm bảo do chạy trên ADSL là một trong số những khó khăn lớn nhất khi triển khai dịch vụ IPTV nên các nhà mạng đã liên tục đưa ra các gói cước cáp quang tích hợp IPTV để tận dụng hiệu quả băng thông lớn.

Khó khăn đến từ nhận thức của người dùng

Sau 5 năm kể từ khi FPT Telecom đi tiên phong trong việc thương mại hoá dịch vụ IPTV ở Việt Nam cùng với sự ra đời của những nhà cung cấp dịch vụ khác như VASC (VNPT), Viettel, VTC.., thị trường IPTV đã có những bước phát triển nhất định như MyTV (VASC) đã có được 500.000 thuê bao, OneTV (FPT Telecom) với hơn 30.000 thuê bao....

Theo ông Nguyễn Văn Hải, Giám đốc Công ty VASC (VNPT), mặc dù có lợi thế sở hữu hạ tầng lâu năm, mạng lưới rộng khắp cùng với 12 triệu thuê bao cố định của VNPT nhưng trong 3 năm triển khai MyTV, đơn vị này cũng gặp những khó khăn nhất định khi thời gian đầu, người sử dụng chưa hiểu về IPTV có gì khác so với dịch vụ tivi truyền thống nên phải mất thời gian để định hướng, giới thiệu người dùng. Ngoài ra, do công nghệ mới, việc tối ưu đường truyền, khắc phục sự cố khá phức tạp. "Ngoài thế mạnh về khả năng tương tác, việc chưa tự sản xuất được nội dung cũng khiến MyTV gặp một chút bất lợi trong việc làm phong phú dịch vụ", ông Hải cho biết thêm.

Cũng giống như ông Hải, đại diện của Viettel và FPT Telecom đều cho rằng, khó khăn lớn nhất trong việc thâm nhập thị trường của IPTV chính là nhận thức và hiểu biết của người sử dụng về dịch vụ này. Bên cạnh đó, theo đại diện FPT Telecom, chất lượng dịch vụ và chăm sóc khách hàng là những trở ngại lớn nhất của OneTV. Nếu như mạng Internet gặp sự cố, khách hàng có thể chờ từ nửa ngày đến một ngày, nhưng với IPTV, “người dùng không thể chờ lâu đến vậy”.

Còn với Viettel, một khó khăn nữa trong quá trình triển khai dịch vụ của nhà mạng này là yếu tố cơ sở hạ tầng, bởi vì nếu cứ chạy trên ADSL thì "sớm muộn IPTV cũng sẽ chết" do không đảm bảo được về mặt chất lượng như bị giật, nhiễu...

IPTV và FTTx sẽ “kích cầu” lẫn nhau

Chính vì thế, trong thời gian gần đây, xu thế sử dụng IPTV trên mạng cáp quang để tận dụng băng thông lớn và ổn định của đường truyền đang ngày càng nở rộ.

Giữa năm 2011, FPT Telecom đã cho ra mắt gói dịch vụ “Giải trí đa phương tiện” dựa trên cồng nghệ VDSL tích hợp dịch vụ OneTV trong gói cước iSee (15Mbps/1Mbps) và iSmart (18Mbps/3Mbps) giúp khách hàng sở hữu toàn bộ tính năng giải trí gia đình (thoả thích xem phim HD và nghe nhạc khi lướt web...) trên một kết nối.

Từ ngày 9/9, Viettel Telecom chính thức cung cấp gói cước đa dịch vụ FTTH TV tốc độ cao cho các hộ gia đình trên phạm vi toàn quốc. Theo đó, khi tham gia dịch vụ khách hàng có thể sử dụng đồng thời đường truyền Internet cáp quang cùng dịch vụ truyền hình Internet (NetTV) băng thông trong nước 10Mbps, với giá cước tương đương khoảng 300.000 đồng và 100.000đồng/TV. Theo đại diện Viettel Telecom, với gói cước này, người dùng sẽ có cơ hội trải nghiệm dịch vụ truyền hình Internet gói cước Full HD (73 kênh truyền hình cáp + phim/ca nhạc theo yêu cầu miễn phí) với nhiều ưu điểm vượt trội so với truyền hình cáp như: tính năng tạm dừng, tua kênh truyền hình, ghi lại chương trình yêu thích, xem phim theo yêu cầu và nhiều giá trị gia tăng khác…

Trước đó, các thuê bao của CMC TI cũng có thể sử dụng dịch vụ MyTV trên đường truyền mạng cáp quang của nhà mạng này hay VNPT với gói cước FiberHomeTV và FiberBusiness với tốc độ từ 5Mbps-20Mbps.

Trao đổi với phóng viên Báo Bưu điện Việt Nam, đại diện CMC TI khẳng định, dù các thuê bao MyTV của VNPT đều sử dụng băng thông riêng từ 8-10 Mbps và tốc độ đó hoàn toàn đảm bảo để chạy tốt MyTV nhưng cáp quang vẫn là môi trường thuận lợi nhất cho dịch vụ IPTV. Nó giống như việc “một chiếc xe ô tô, bình thường chạy trên đường 2 làn (ADSL). Nếu chạy trên đoạn đường ngon thì không có vấn đề gì nhưng khi gặp đoạn ổ gà hay muốn tránh, muốn vượt xe khác thì chất lượng hình sẽ bị giật, không đảm bảo như chạy trên đoạn đường 4 hay 8 làn (FTTx)”.

Cuối cùng, dịch vụ IPTV cũng là cách để tận dụng hiểu quả “sức mạnh” băng thông lớn của mạng cáp quang, do “không thể chạy xe đạp trên một đoạn đường 4 hay 8 làn (FTTx)”. “Dịch vụ IPTV và mạng FTTx sẽ hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển để đem lại lợi ích cho người sử dụng”, đại diện CMC TI nhấn mạnh.

Thế Phương

Nội dung được đăng trên báo Bưu điện Việt Nam ra ngày 30/9/2011 

Nguồn tin: www.ictnews.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Giới thiệu về Công ty cổ phần phát triển nguồn mở Việt Nam

Công ty cổ phần phát triển nguồn mở Việt Nam (VINADES.,JSC) là công ty mã nguồn mở đầu tiên của Việt Nam sở hữu riêng một mã nguồn mở nổi tiếng và đang được sử dụng ở hàng ngàn website lớn nhỏ trong mọi lĩnh vực. Wbsite đang hoạt động chính thức: http://vinades.vn/ Ra đời từ hoạt động của tổ chức...

Thăm dò ý kiến

Bạn biết gì về NukeViet 4?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập164
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm161
  • Hôm nay12,699
  • Tháng hiện tại567,573
  • Tổng lượt truy cập99,517,748
Left-column advertisement
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây