CP ban hành Nghị định mới về thương mại điện tử

Thứ hai - 20/05/2013 06:31
Ngày 16/5, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử.
CP ban hành Nghị định mới về thương mại điện tử

Ngày 16/5, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử.

Nghị định gồm 7 chương, với 80 điều quy định rõ về việc phát triển, ứng dụng và quản lý hoạt động cũng như đối tượng áp dụng là các thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thương mại điện tử trên lãnh thổ Việt Nam.

CP ban hành Nghị định mới về thương mại điện tử

Theo Nghị định, các nhóm hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thương mại điện tử gồm: Nhóm thứ nhất là một số vi phạm về hoạt động kinh doanh thương mại điện tử như tổ chức mạng lưới kinh doanh, tiếp thị cho dịch vụ thương mại điện tử, trong đó mỗi người tham gia phải đóng một khoản tiền ban đầu để mua dịch vụ và được nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng hoặc lợi ích kinh tế khác từ việc vận động người khác tham gia mạng lưới; lợi dụng thương mại điện tử để kinh doanh hàng giả, hàng hóa, dịch vụ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ; hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh...

Nhóm thứ hai là vi phạm về thông tin trên website thương mại điện tử như giả mạo thông tin đăng ký hoặc không tuân thủ các quy định về hình thức, quy cách công bố thông tin đăng ký trên website thương mại điện tử; sử dụng biểu trưng của các chương trình đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử khi chưa được những chương trình này công nhận...

Nhóm thứ ba là vi phạm về giao dịch trên website thương mại điện tử gồm thực hiện các hành vi lừa đảo khách hàng trên website thương mại điện tử; giả mạo thông tin của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác để tham gia hoạt động thương mại điện tử...

Nhóm thứ tư là các vi phạm khác như đánh cắp, sử dụng, tiết lộ, chuyển nhượng, bán các thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác hoặc thông tin cá nhân của người tiêu dùng trong thương mại điện tử khi chưa được sự đồng ý của các bên liên quan, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác...

Nghị định cũng quy định rõ các hình thức tổ chức hoạt động thương mại điện tử. Theo đó, website thương mại điện tử bán hàng là website thương mại điện tử do các thương nhân, tổ chức, cá nhân tự thiết lập để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình.

Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử là website thương mại điện tử do thương nhân, tổ chức thiết lập để cung cấp môi trường cho các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác tiến hành hoạt động thương mại. Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử bao gồm: Sàn giao dịch thương mại điện tử; website đấu giá trực tuyến; website khuyến mại trực tuyến và các loại website khác do Bộ Công Thương quy định.

Các nguyên tác hoạt động thương mại điện tử gồm: Tự do, tự nguyện thỏa thuận trong giao dịch thương mại điện tử; xác định phạm vi hoạt động kinh doanh trong thương mại điện tử; xác định nghĩa vụ về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử; kinh doanh các hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh hoặc hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện thông qua thương mại điện tử.

Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7 tới đây và thay thế Nghị định số 57/2006/NĐ-CP ngày 9/6/2006 của Chính phủ về thương mại điện tử.

Tác giả: Theo Vietnam+

Nguồn tin: http://www.quantrimang.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Yêu cầu sử dụng NukeViet 4

1. Môi trường máy chủ Yêu cầu bắt buộc Hệ điều hành: Unix (Linux, Ubuntu, Fedora …) hoặc Windows PHP: PHP 5.4 hoặc phiên bản mới nhất. MySQL: MySQL 5.5 hoặc phiên bản mới nhất Tùy chọn bổ sung Máy chủ Apache cần hỗ trợ mod mod_rewrite. Máy chủ Nginx cấu hình các thông...

Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập204
  • Hôm nay24,742
  • Tháng hiện tại192,660
  • Tổng lượt truy cập94,341,324
Left-column advertisement
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây