Nông dân Ghana đổi đời nhờ di động

Thứ tư - 26/10/2011 13:37
Ở ngôi làng này, kể từ khi một cột BTS di động đã được dựng lên bất chấp xung quanh nó vẫn là những ngôi nhà vách trát bằng bùn đất. Kỷ nguyên di động đã vươn tay tới làng và cuộc sống của h
Nông dân Ghana đổi đời nhờ di động

Abraham Takura, một nông dân người Ghana đứng dựa lưng vào chiếc sọt lớn chứa đầy hạt điều trắng bóc rồi đưa tay dí chiếc smartphone Motorola vào một tấm giấy nhỏ trên đó chỉ có vài hàng chữ và những vạch sọc màu đen. Takura không phải đang chụp ảnh mà là quét mã vạch gắn trên sọt sản phẩm của mình để nhập liệu và thanh toán với chủ thương lái.

Đổi thay nhờ di động

Nếu chỉ cách đây chừng hơn 1 năm, có lẽ nằm mơ thì hơn 3.000 người dân của ngôi làng Janga ở phía Bắc nước cộng hòa Ghana cũng không thể tin được rằng công việc thu nhặt hạt điều để bán cho các thương lái thu mua mà họ vẫn làm hàng chục năm nay lại trở nên thuận tiện và tuyệt vời đến thế nhờ sự trợ giúp của những chiếc điện thoại di động và một phần mềm do hãng SAP (Đức) trợ. Ở ngôi làng này, hàng ngày người dân vẫn phải đi thồ nước từ xa về để sử dụng nhưng cách đây 1 năm, một cột BTS di động đã được dựng lên bất chấp xung quanh nó vẫn là những ngôi nhà vách trát bằng bùn đất. Kỷ nguyên di động đã vươn tay tới làng và cuộc sống của họ bắt đầu thay đổi.

Kể từ khi những chiếc smartphone bắt đầu xuất hiện ở vùng này nó đã “rủ theo” cả một chương trình hỗ trợ cư dân Janga bằng hệ thống phần mềm, trung tâm xử lý dữ liệu và cả một dự án tài chính nhỏ (microfinance). Hãng phần mềm SAP đã quyết định hỗ trợ cho người dân ở đây một ứng dụng di động cho phép họ sử dụng hệ thống máy chủ phân tích dữ liệu của SAP để phục vụ cho nghề thu hái hạt điều ở đây.

Thông thường, mỗi người phụ nữ ở Janga sẽ được cấp một mã số và mã vạch để họ in lên trên một miếng giấy nhỏ rồi dán vào sọt hạt điều của mình và trở thành nhãn hàng giúp cho các công việc ghi chép sổ sách, thanh toán trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Khi đưa hàng về điểm thu mua, những người bán sẽ tự động dán lên sọt của mình tấm nhãn ấy để người mua chỉ việc dùng smartphone quét qua mã vạch rồi đổ lên xe tải. Chiếc smartphone sẽ ghi nhận toàn bộ thông tin, chuyển về Đức xử lý và giao trả lại cho người thu mua kèm theo số tiền ước lượng cần phải thanh toán dựa theo các chỉ số như cân nặng, giá thị trường chung tại thời điểm mua và chất lượng sản phẩm. Tất nhiên, người bán cũng sẽ phải kiểm tra lại một lượt để trả thêm tiền cho những sọt hạt điều có chất lượng tốt hơn.

Công nghệ hỗ trợ kinh doanh

Điểm tiện lợi của phần mềm do SAP cung cấp là nó có thể chạy trên smartphone nhưng có thể không cần đến kết nối Internet mà chỉ cần hoạt động bằng tin nhắn SMS - chức năng cơ bản của tất cả các mạng di động. Chưa hết, sự hỗ trợ của những chiếc smartphone làm hài lòng cả người bán và người mua hạt điều ở Janga. Với người mua, việc ghi chép sổ sách được loại bỏ khá nhiều còn với người bán, họ cũng không sợ bị người mua ép giá do thiếu thông tin, thậm chí họ còn có thể liên lạc với những người ở các vùng khác để trao đổi thông tin về giá, về mùa màng hay thông báo cho nhau biết những người mua nào trả giá cao hơn nhằm tránh việc “mạnh ai người nấy chạy”.

Năm 2010, vụ đầu tiên được hỗ trợ bởi smartphone và phần mềm của SAP, 1.500 phụ nữ đã tham gia mạng lưới này và bán ra tổng số 93 tấn hạt điều. Sang năm nay, theo ước tính của hãng thu mua Wilmar, khoảng 3.000 người đã tham gia nhưng sản lượng đã đạt tới 200 tấn. Bên cạnh đó, nghiên cứu của Sonali Rammohan thuộc trường ĐH Stanford (Mỹ) còn chỉ ra rằng, nhờ có công nghệ, những người phụ nữ thu hái hạt điều ở Ghana đã biết cách điều chỉnh lượng hàng bán ra, phơi khô để bán vào lúc trái vụ để có giá cao hơn. Hồi năm ngoái, thu nhập của những người này đã tăng khoảng 59% nhờ “sáng kiến” phơi khô bán dần. Với những lô hàng chất lượng cao, giá bán thậm chí còn tăng hơn 82%... tất cả đều nhờ vào những khóa học cấp tốc được chuyển đến người dân bằng một vài tin nhắn SMS như: cách chế biến để có hạt điều chất lượng cao, cần làm gì khi nhận được thông báo giá, cách kiểm tra và so sánh giá trên thị trường….

“Những chiếc điện thoại di động không chỉ thay đổi cuộc sống của chúng tôi mà còn đứng lên bảo vệ chúng tôi”, Yahya Baro, một người dân Janga nói.

T.D.P

Theo Economist

Nội dung được đăng trên báo Bưu điện Việt Nam số 127 ra ngày 24/10/2011.

Nguồn tin: http://www.ictnews.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Giới thiệu về Công ty cổ phần phát triển nguồn mở Việt Nam

Công ty cổ phần phát triển nguồn mở Việt Nam (VINADES.,JSC) là công ty mã nguồn mở đầu tiên của Việt Nam sở hữu riêng một mã nguồn mở nổi tiếng và đang được sử dụng ở hàng ngàn website lớn nhỏ trong mọi lĩnh vực. Wbsite đang hoạt động chính thức: http://vinades.vn/ Ra đời từ hoạt động của tổ chức...

Thăm dò ý kiến

Bạn biết gì về NukeViet 4?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập225
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm222
  • Hôm nay23,794
  • Tháng hiện tại215,083
  • Tổng lượt truy cập94,363,747
Left-column advertisement
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây