Virus ở khắp mọi nơi như email, mạng xã hội, các trang web độc hại và các popup quảng cáo luôn tiềm ẩn các mối đe dọa. Mặc dù đã có những biện pháp ngăn chặn những mối đe dọa đó nhưng thỉnh thoảng máy tính của bạn vẫn bị lây nhiễm virus. Dưới đây là 9 việc cần làm khi phát hiện máy tính bị nhiễm malware.
Tại sao bạn cần phải biết cách phát hiện máy tính bị lây nhiễm malware trong khi đã có sẵn một chương trình diệt virus? Các chương trình chống virus sẽ phát hiện và ngăn chặn kịp thời các mối đe dọa trước khi nó gây ra tác hại. Tuy nhiên, nếu chương trình chống virus không được cập nhật cơ sở dữ liệu mới nhất, nó có thể bỏ sót các mối đe dọa. Dưới đây sẽ là một số “triệu chứng” cho biết máy tính bị nhiễm malware.
Bạn có bao giờ thấy trang chủ mặc định của trình duyệt web thường sử dụng lại chuyển hướng đến một số trang web lạ? Hoặc công cụ tìm kiếm mặc định giờ chuyển sang công cụ tìm kiếm khác mà bạn chưa bao giờ biết đến? Đây là những dấu hiệu cho biết đã có phần mềm độc hại trên máy tính.
Tương tự như trên, một vấn đề khác là trình duyệt tự đưa đến một trang web khác, có khả năng độc hại khi bạn nhấn một liên kết hoặc gõ một thứ gì đó trên trang web mà chưa từng xảy ra trước đây.
Trình duyệt tự động mở các popup quảng cáo liên tục trên trang web.
Đây không phải là dấu hiệu chắc chắn máy tính bị nhiễm malware. Nhưng nếu điều này xảy ra kèm theo các triệu chứng ở trên thì rất có khả năng là máy tính bị nhiễm.
Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao lại có thanh công cụ trên trình duyêt? Chúng có đầy đủ các chức năng hay chỉ chứa các nút bấm vô dụng. Hầu như không còn ai sử dụng thanh công cụ. Nhưng nếu nó tự xuất hiện mà không thông báo trước, nó có thể là do bạn thường xuyên cài đặt các phần mềm miễn phí, hoặc nó tự động cài đặt trên máy tính hoặc cả hai.
Vấn đề kết nối Internet là một chuyện, nhưng nếu máy tính luôn chạy chậm, cho dù bạn đang online hoặc không thì đây là dấu hiệu cho thấy máy tính bị nhiễm malware.
Trình duyệt vẫn thông báo rằng trang không được tải mặc dù kết nối Internet tốt.
Hy vọng rằng bạn đã từng sao lưu tập tin. Nhưng ngay cả như vậy, bạn nên sao chép các tập tin cá nhân sang một nơi khác để được an toàn. Thứ hai, không nên sao lưu tất cả mọi thứ trên máy tính, vì rất có thể một số tập tin đã bị nhiễm malware.
Virus sẽ thực hiện tự động các kết nối Internet để tải thêm các tập tin lây nhiễm. Ngắt kết nối Internet là một trong những việc đầu tiên nên làm để làm giảm khả năng hoạt động của malware. Nếu dùng máy tính để bàn, cách dễ dàng thực hiện đó là rút cáp Ethernet. Nếu dùng laptop, có thể ngắt kết nối Internet bằng cách rút cáp Ethernet, hoặc nếu đang dùng Wi-Fi, chỉ cần dùng phím tắt để tắt kết nối hoặc sử dụng biểu tượng mạng WiFi trên thanh Taskbar.
Bằng cách khởi động trong chế độ Safe Mode, bạn có thể ngăn chặn các thành phần không cần thiết khởi động, điều này ngăn cản hoạt động của malware. Để thực hiện, khởi động lại máy tính, bấm và giữ phím F8 trong khi máy tính đang khởi động. Tùy chọn đầu tiên, “Safe Mode” nên chọn, nếu không bạn có thể dùng phím mũi tên để chọn các tùy chọn thích hợp khác, sau đó nhấn Enter. Một khi đang ở trong chế độ Safe Mode, bạn có thể tiếp tục quá trình loại bỏ phần mềm độc hại. Nếu Windows không thể khởi động, bạn có thể sử dụng đĩa cứu hộ chống virus. Chúng đa phần là miễn phí và đến từ nhiều công ty như Kaspersky, Avira, AVG,… Hoặc bạn có thể dùng Linux Live CD.
Bạn nên dùng một máy tính đáng tin cậy và truy cập các trang web để giải quyết các phần mềm độc hại. Điều này là cần thiết vì cần phải nghiên cứu các vấn đề và triệu chứng bị nhiễm mã độc. Nếu không có máy tính khác, có thể nói chuyện với một người bạn hoặc thành viên trong gia đình am hiểu tin học. Tất nhiên, nếu đang học tại một trường cao đẳng hoặc đại học, hoặc nếu có quyền truy cập máy tính ở thư viện, bạn có thể sử dụng máy tính công cộng để làm điều này.
Khi tải bất kì chương trình máy tính từ máy tính sạch, bạn cần phải tìm cách chuyển chúng vào máy tính bị lây nhiễm một cách an toàn. Tốt nhất là nên dùng USB chứa các tập tin không quan trọng. Bạn cũng có thể sử dụng thẻ nhớ SD hoặc ổ cứng di động cho việc này.
Thông thường khi phần mềm độc hại lây nhiễm máy tính, nó không chỉ là virus thông thường. Nhưng nếu nó là một loại mã độc cụ thể nào đó thì nó có thể bị loại bỏ với một số quy trình nhất định. Có nhiều bài báo và diễn đàn cung cấp các thông tin để gỡ bỏ loại malware nào đó. Hãy tìm kiếm thông tin cơ bản về loại malware đó. Ví dụ, nếu nó là chương trình chống virus giả mạo, tên của nó là gì? Một khi đã có thông tin, bạn có thể tìm kiếm và thu thập thông tin những gì cần phải làm. Lý tưởng nhất, bạn sẽ tìm thấy hướng dẫn từ đầu đến cuối để loại bỏ malware.
Có một loạt các công cụ có thể sử dụng để loại bỏ malware. Những công cụ này bao gồm từ chống virus đến rootkit, adware, spyware. Một số công cụ mà người dùng nên dùng là Kaspersky TDSSKiller cho gỡ bỏ rootkit. Malwarebytes Anti-Malware và HitmanPro để loại bỏ tất cả các loại malware, và AdwCleaner để loại bỏ adware. Tất cả những công cụ này là miễn phí và có thể sử dụng kết hợp với nhau.
Một lần nữa, bạn cần phải tải chúng về từ một máy tính sạch có kết nối Internet và chuyển các tập tin sang máy tính bị nhiễm. Các chương trình như Malwarebytes Anti-Malware cần có kết nối Internet để tải cơ sở dữ liệu virus mới nhất.
Chú ý: mặc dù có thể dùng nhiều chương trình để gỡ bỏ phần mềm độc hại, nhưng không thể sử dụng nhiều chương trình chống virus cùng một lúc, vì có thể gây xung đột.
Một khi đã gỡ bỏ xong malware, giờ là thời gian để làm sạch các tập tin còn lại. Chương trình được khuyến khích để làm điều này là CCleaner. Nó không được coi là một chương trình bảo mật, nhưng nó có thể giúp đỡ trong quá trình này. Tuy nhiên, CCleaner không phải là sự lựa chọn duy nhất. Advanced SystemCare 6 Free, System Ninja, cũng như DriveTidy là những sự lựa chọn thay thế tốt.
Kế tiếp hãy xem lại danh sách các chương trình đã cài đặt để loại bỏ các phần mềm không cần thiết hoặc có khả năng gây rủi ro lẻn vào máy tính bằng cách dùng phần mềm GeekUninstaller.
Mặc dù tính năng System Restore của Windows hữu ích, nhưng các điểm khôi phục có khả năng chứa phần mềm độc hại, vì vậy bạn nên xóa chúng để đảm bảo rằng phần mềm độc hại được gỡ bỏ khỏi máy tính. Nếu biết điểm khôi phục hệ thống nào có chứa phần mềm độc hại, hãy loại bỏ điểm khôi phục đó. Tuy nhiên, để an toàn, bạn nên loại bỏ tất cả.
Để làm điều này trong Windows Vista và Windows 7 (và Windows 8 nếu bạn có một công cụ Start Menu như Classic Shell, kích vào nút Start, nhấn chuột phải vào Computer, và sau đó Properties.
Nhấn vào System protection trong khung bên trái, và sau đó bạn có thể nhập mật khẩu quản trị hoặc xác nhận. Dưới thẻ System Protection nhấn Configure, sau đó nhấn De-lete và OK.
Nếu đang dùng Windows 8 và không có công cụ Start Menu, di chuyển con trỏ chuột đến góc dưới bên phải để hiển thị thanh C-harms. Nhấn Search (hình kính lúp), gõ “recovery” và nhấn Settings.
Sau khi thực hiện, bạn sẽ thấy cửa sổ Recovery. Nhấn vào liên kết Configure System Restore và làm theo hướng dẫn tương tự như trên.
Cuối cùng, bạn nên thay đổi mật khẩu để đảm bảo không có thông tin bí mật nào bị thu thập trong quá trình máy tính bị nhiễm malware. Nếu thông tin bị thu thập thì malware có thể sử dụng chống lại bạn và gây ra thiệt hại nhiều hơn.
Bạn nên dùng một chương trình quản lý mật khẩu để tạo và nhớ mật khẩu dễ dàng cũng như tạo ra mật khẩu mạnh.
Tác giả: Theo XHTT
Nguồn tin: http://www.quantrimang.com.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Bản dịch tiếng Việt của Giấy phép Công cộng GNU Người dịch Đặng Minh Tuấn <dangtuan@vietkey.net> Đây là bản dịch tiếng Việt không chính thức của Giấy phép Công cộng GNU. Bản dịch này không phải do Tổ chức Phần mềm Tự do ấn hành, và nó không quy định về mặt pháp lý các điều khoản cho các...
Thứ năm - 26/12/2024 01:47
Số TBMT: IB2400565530-00. Bên mời thầu: Trung tâm Hạ tầng mạng Miền Trung chi nhánhTổng Công ty Hạ tầng mạng. Đóng thầu: 08:00 06/01/25Thứ năm - 26/12/2024 01:41
Số TBMT: IB2400579504-00. Bên mời thầu: CHI NHÁNH TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TNHH - CÔNG TY ĐIỆN LỰC AN PHÚ ĐÔNG. Đóng thầu: 14:00 08/01/25Thứ năm - 26/12/2024 01:19
Số TBMT: IB2400614828-00. Bên mời thầu: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI SÀI GÒN DCD. Đóng thầu: 09:00 09/01/25Thứ năm - 26/12/2024 01:18
Số TBMT: IB2400610998-01. Bên mời thầu: Trung tâm y tế huyện Gia Lộc. Đóng thầu: 09:00 02/01/25Thứ năm - 26/12/2024 01:16
Số TBMT: IB2400608283-00. Bên mời thầu: Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Khánh Hòa. Đóng thầu: 08:00 15/01/25Thứ năm - 26/12/2024 01:13
Số TBMT: IB2400615102-00. Bên mời thầu: Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang. Đóng thầu: 10:00 06/01/25Thứ năm - 26/12/2024 01:06
Số TBMT: IB2400615312-00. Bên mời thầu: CÔNG TY TNHH KHOA HỌC DINH DƯỠNG ORGALIFE. Đóng thầu: 10:00 04/01/25Thứ năm - 26/12/2024 01:00
Số TBMT: IB2400613185-00. Bên mời thầu: Ban Quản lý dự án chuyên ngành dân dụng và công nghiệp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Đóng thầu: 08:00 06/01/25Thứ năm - 26/12/2024 00:51
Số TBMT: IB2400610898-00. Bên mời thầu: CĐCS CÔNG TY TNHH PHÚ THỌ MATSUOKA. Đóng thầu: 09:00 03/01/25Thứ năm - 26/12/2024 00:48
Số TBMT: IB2400612442-00. Bên mời thầu: Trung tâm Y tế Thành phố Hạ Long. Đóng thầu: 09:00 08/01/25Thứ năm - 26/12/2024 07:47
Số KHLCNT: PL2400331185-02. Chủ đầu tư: Trường Tiểu học & THCS Tây Đô. Ngày đăng tải: 13:47 26/12/24Thứ năm - 26/12/2024 07:46
Số KHLCNT: PL2400331503-00. Chủ đầu tư: Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Khánh. Ngày đăng tải: 13:46 26/12/24Thứ năm - 26/12/2024 07:45
Số KHLCNT: PL2400331495-00. Chủ đầu tư: Trường Mầm Non Hải An. Ngày đăng tải: 13:45 26/12/24Thứ năm - 26/12/2024 07:45
Số KHLCNT: PL2400331499-00. Chủ đầu tư: Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Châu Thành. Ngày đăng tải: 13:45 26/12/24Thứ năm - 26/12/2024 07:44
Số KHLCNT: PL2400324700-03. Chủ đầu tư: Trung tâm Quy hoạch Xây dựng Sở Xây dựng Long An. Ngày đăng tải: 13:44 26/12/24