9 điều khó chịu nhất của máy Android và cách xử lý

Thứ năm - 09/05/2013 21:19
Android có thể là nền tảng di động phổ biến nhất trên hành tinh, nhưng như thế không có nghĩa nó không có lỗi. Điện thoại và máy tính bảng Android thường gặp các vấn đề như thời lượng pin ngắn, máy chạy chậm dần, phát ra những âm thanh...
9 điều khó chịu nhất của máy Android và cách xử lý
Android có thể là nền tảng di động phổ biến nhất trên hành tinh, nhưng như thế không có nghĩa nó không có lỗi. Điện thoại và máy tính bảng Android thường gặp các vấn đề như thời lượng pin ngắn, máy chạy chậm dần, phát ra những âm thanh thông báo khó chịu và nhiều điểm gây bực mình khác.

Tuy nhiên, tin tốt lành là hệ điều hành Android rất linh hoạt, vì thế bạn sẽ có những giải pháp cho những vấn đề của mình. Sau đây là 9 điều máy Android thường gây khó chịu cho người dùng và cách khắc phục, phần lớn những khắc phục này khá dễ, và bạn có thể tự mình xử lý chúng.

Theo thời gian, điện thoại của bạn chạy chậm dần 

Khi bạn mới mua điện thoại Android, máy chạy rất nhanh. Nhưng giờ đây, phải mất lúc lâu “em nó” mới chạy được từ trong hộp thư email trở về màn hình chủ. Nếu chiếc điện thoại buộc bạn phải chờ đợi đến 5 giây mới mở được trình duyệt ra, bạn có thể muốn thử sức mạnh của màn hình Gorilla bằng một cái búa đấy.


May mắn là, ban không cần phải ngồi đó và nhìn chằm chằm vào màn hình, chờ đợi nó chạy một cách ì ạch, hoặc phải mua máy mới. Bằng cách xoá vùng nhớ đệm ứng dụng, hay thử một launcher mới (launcher chính là nơi để đặt các widget, các icon, màn hình nền, màn hình…), bạn có thể đưa chiếc smartphone nặng nề của bạn trở nên nhanh nhẹn.

Điện thoại của bạn phát ra những tiếng động khó chịu

Khi bạn đang cố gắng ngủ hoặc đang trong một cuộc họp quan trọng, một cuộc phỏng vấn xin việc, điện thoại Android của bạn luôn gây ra những tiếng động không đúng lúc. Đó là tín hiệu của các ứng dụng được cập nhật. Bạn có thể vào từng ứng dụng và tìm cách tắt âm thanh thông báo của nó. Nhưng dù bạn tắt bao nhiêu lần, vẫn sẽ có thể có một ứng dụng nào đó sẵn sàng thoát ra và lại tiếp tục phát âm thanh thông báo vào lúc bạn cần sự yên tĩnh nhất. Giải pháp không phải là tắt âm thanh thông báo của từng ứng dụng, mà hãy chọn một file audio im lặng làm âm thanh mặc định của bạn.

Hãy vào phần Setttings rồi vào Sound, sau đó vỗ vào Default Notifications để xem danh sách những âm thanh thông báo có trong máy, sau đó chọn Se-lect Silent as your sound.


Không thể thoát khỏi các “ứng dụng rác”

Từ các ứng dụng mua sắm như Amazon đến những dịch vụ riêng của nhà mạng, hầu hết điện thoại Android đều cài sẵn những ứng dụng mà bạn không cần thiết. Nhiều ứng dụng này chạy trong nền thậm chí khi bạn không bao giờ dùng đến chúng. Tệ hơn, bạn không thể gỡ chúng ra khỏi cài đặt.

Nếu vậy, bạn có thể vô hiệu những ứng dụng cài sẵn này trong menu Settings và chọn “disable” chúng.


Thời lượng pin bị rút ngắn

Lý tưởng nhất là bạn có thể lướt web, check mail và chơi game 3D trên điện thoại suốt một ngày và tối đến mới phải sạc pin. Nhưng thực tế, hầu hết điện thoại Android không thể trụ nổi suốt cả ngày nếu bạn dùng máy với cường độ cao như vậy.

Tuy nhiên, nếu bạn sẵn sàng đánh đổi, như hạ thấp độ sáng, vô hiệu những dữ liệu nền và tắt GPS, bạn có thể sẽ kéo dài thời lượng pin của máy hơn. 

Bạn không biết điện thoại còn bao nhiêu pin

Nếu bạn biết điện thoại của mình còn 40% pin và còn dùng được đến bao lâu, bạn có thể thay đổi cài đặt và kéo dài sự sống của điện thoại đến cuối ngày. Không may, hầu hết điện thoại Android chỉ hiện lên biểu tượng pin màu xanh nhỏ phía trên góc trái màn hình, nhưng biểu tượng này không nói lên con số chính xác để bạn biết còn lại bao nhiêu pin.

Bằng cách cài một ứng dụng của bên thứ ba trên Google Play Store, bạn có thể sẽ biết được thông số này.


Giao diện của máy xấu

Khi bạn mua điện thoại, bạn nghĩ các biểu tượng, menu và màn hình nền có vẻ ổn, nhưng lâu dần bạn muốn thay đổi. Tất nhiên, bạn có thể thay đổi ảnh wallpaper, nhưng đó chỉ là một sự “lừa dối”. Bạn muốn có một giao diện đẹp hơn.

Hãy dùng các ứng dụng Android Launcher của bên thứ ba như LauncherPro (https://play.google.com/store/apps/details?id=com.fede.launcher), Go Launcher Ex (https://play.google.com/store/apps/details?id=com.gau.go.launcherex) và Lightning Launcher Home (https://play.google.com/store/apps/details?id=net.pierrox.lightning_launcher). Chúng có thể thay thế màn hình chủ và menu ứng dụng của bạn bằng các theme mới, đẹp hơn. Một số launcher thậm chí còn có thể khiến máy của bạn chạy nhanh hơn.

Bạn muốn thay đổi màn hình khoá

Máy Android có thể có một widget thời tiết hấp dẫn, một đường tắt (shortcut) đến các ứng dụng yêu thích của bạn hay thậm chí là những cập nhật trên mạng xã hội, nhưng đa phần, nhiều người muốn thay đổi màn hình khoá của máy Android, để mỗi sớm mai thức dậy khi bạn bật điện thoại lên và vào ngay lập tức những gì bạn đang xem dở vào tối hôm qua. Đơn giản, bạn chỉ cần thay đổi cài đặt màn hình khoá trong menu bảo mật của máy Android. 

Hãy vào Settings, vào phần Security, gõ vào Màn hình khoá (Screen Lock), sau đó chọn None. Như vậy, điện thoại của bạn sẽ không còn màn hình khoá nữa, ngay khi bạn bấm vào nút bật máy, bạn sẽ vào ngay phần màn hình như lần cuối cùng bạn rời khỏi nó. Tất nhiên, với cách làm này, bạn cũng sẽ không còn hàng rào bảo vệ mật khẩu hay hoa văn để ngăn cản người khác sử dụng máy của mình. Vì thế, hãy thận trọng với cách làm này.


Bàn phím ảo mặc định quá xấu

Gõ trên bàn phím ảo mặc định của máy Android có thể khiến bạn khó chịu. Bạn liên tục gõ sai, phải thay đổi chế độ gõ mỗi lần muốn gõ số và những ký tự đặc biệt. Tệ hơn, bàn phím này lại xấu đến nỗi bạn không muốn nhìn vào chúng khi gõ.

Nếu bạn không thích bàn phím mặc định của điện thoại hay máy tính bảng Android, bạn có thể cài đặt một bàn phím thay thế của bên thứ ba. Tìm trên Google Play, bạn có thể tìm ra hàng loạt bàn phím mang lại sự tiện lợi và thích thú hơn cho bạn. Bạn cũng có thể có các kiểu bàn phím khác nhau và có thể điều chỉnh kích cỡ.


Phiên bản Android của bạn đã lỗi thời

Phiên bản mới nhất của Android hiện nay là Jelly Bean (4.2), nhưng điện thoại của bạn vẫn đang chạy Ice Cream Sandwich (4.0) hoặc thậm chí là Gingerbread (2.3). Nói cách khác, bạn đã nhỡ mất nhiều ứng dụng hay như hỗ trợ giọng nói của Google Now, các thông báo chi tiết và ứng dụng hiện đại. Bạn có thể cầu nguyện một ngày nào đó nhà mạng hay nhà sản xuất của bạn đưa ra bản cập nhật hệ điều hành mới, hoặc bạn có thể tự mình cập nhật bằng cách “root” thiết bị và cài đặt ROM tuỳ chỉnh.

Tuy nhiên, bạn cần thận trọng vì rooting một thiết bị Android không dễ dàng nếu bạn không am hiểu công nghệ. Quá trình này liên quan đến một loạt các bước phức tạp, mà nếu làm sai, điện thoại của bạn có thể trở thành “cục gạch”, bạn cũng không bao giờ được hưởng chế độ bảo  hành nữa. Nếu quyết tâm nhưng vẫn lo ngại, bạn có thể đến cửa hàng uy tín để nhân viên kỹ thuật hỗ trợ rooting cho bạn. Với một chiếc điện thoại đã root, bạn không chỉ có thể cập nhật hệ điều hành, mà còn chạy các ứng dụng trước đây chưa từng được dùng.



Trần Thị Huyền

Nguồn tin: http://xahoithongtin.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Giới thiệu về NukeViet CMS

CMS là gì? CMS là từ viết tắt từ Content Management System. Theo wikipedia Định nghĩa. Hệ quản trị nội dung, cũng được gọi là hệ thống quản lý nội dung hay CMS (từ Content Management System của tiếng Anh) là phần mềm để tổ chức và tạo môi trường cộng tác thuận lợi nhằm mục đích xây dựng một hệ...

Thăm dò ý kiến

Bạn biết gì về NukeViet 4?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập229
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm225
  • Hôm nay31,399
  • Tháng hiện tại353,352
  • Tổng lượt truy cập94,700,005
Left-column advertisement
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây