90% linh kiện laptop đi sửa có thể bị 'luộc'

Thứ hai - 29/09/2008 07:15

90% linh kiện laptop đi sửa có thể bị 'luộc'

Lợi dụng sự không để ý của khách hàng, các tay thợ có thể đánh tráo tất cả những linh kiện bên trong chiếc máy tính xách tay đem sửa. Tình huống tệ nhất có thể chỉ còn vỏ ngoài là còn "zin".

Một trong những chiêu phổ biến của thợ để lừa sự cảnh giác của khách là thái độ tận tình nhiều khi đến quá mức làm khách tập trung vào xem tem và mác, chứ không để ý đến từng bộ phận của máy.

 

Mặc dù khi trả hàng, họ vẫn ghi đầy đủ vào biên nhận RAM dung lượng bao nhiêu, hiệu gì, ổ cứng ra sao, CPU thế nào, còn bảo hành bao lâu... nhưng hầu hết đều phớt lờ chuyện số series.

Bo mạch chính của laptop bị gỡ chíp và phá hỏng ở những dấu màu đỏ

 

 

Khi đem sửa, laptop của bạn rất hiếm khi được kiểm tra trước mặt mà bị đưa vào phòng "không phận sự miễn vào" để các tay thợ dễ dàng hành động. Phổ biến hơn, họ đưa ra phương thức giữ máy để kiểm tra. Khâu này rất nguy hiểm cho tất cả linh kiện của chiếc laptop.

 

Các con tem, chữ ký chỉ là công cụ để làm khách hàng yên tâm và thiếu thận trọng đi. Thực tế thì những loại tem này được cấu tạo rất dễ bị rách nếu có tác động mạnh. Tuy nhiên, chỉ cần dùng máy sấy để "lột" tem ra và mạo chữ ký thì khách hàng khó có thể biết được. Chỉ cần vài thao tác trên là laptop của bạn đã bị luộc ổ cứng xịn hay bị thay RAM hoặc cáp VGA.

 

 

RAM (bộ nhớ) là loại linh kiện dễ tráo nhất vì cấu tạo đơn giản. Khách có thể ký lên cả chíp để an tâm nhưng đâu biết rằng thợ có thể bóc luôn thành phần này tráo sang một thanh RAM hỏng. Thương hiệu bộ nhớ có rất nhiều nhưng đa phần đều gắn những chip phổ biến, dễ thay.

RAM đã bị tráo tem có vết gợn sóng.

 

LCD thì thường bị đổi dây truyền tín hiệu hình ảnh (VGA) hoặc mạnh tay hơn thì cả phần gương màn hình cũng sẽ bị thay. Cáp VGA ở mặt sau màn hình LCD được cố định chắc bằng keo của hãng sản xuất nên khi lột ra, rất dễ để lại dấu vết. Nhưng thành phần này lại nằm bên trong vỏ máy nên rất khó phát hiện nếu chủ nhân không yêu cầu mở hết máy ra.

 

Ổ đĩa cứng (HDD) cũng là một trong những thiết bị có thể tráo nhanh nhất. Đa phần các loại HDD trên thị trường đều có lớp nhãn mác dày và rất dễ bị bóc. Mà chỉ cần tráo mác sao cho phù hợp với dung lượng ổ ban đầu của khác là tay thợ có ngay một ổ cứng để tuồn ra ngoài.

 

Một số linh kiện tương tự nếu chỉ tin tưởng vào tem dán hay nhãn mác cũng sẽ rất dễ bị lừa, như pin laptop, card mạng không dây, card giao tiếp Bluetooth hay hồng ngoại, CPU, ổ CD, DVD...

Cáp VGA gốc đã bị tráo thành cáp bị mất chân

 

 

Đôi khi chiêu bài "luộc đồ" không hiệu quả khi máy của khách đã bị tay khác "phỗng tay trên", các thợ ác ý lại phá hỏng linh kiện ở những chỗ bí mật, đến dân chuyên cũng khó phát hiện để khách buộc lòng phải quay lại.

 

Cách phổ biến là dùng dao lam để rạch chân "chip cầu bắc" hay "chip cầu nam", hai chip quan trọng nhất trên bo mạch chính. Loại này dùng công nghệ dán chip chứ không theo phương thức hàn thông thường nên khi hỏng sẽ rất khó thay.

 

Nhiều thợ còn dùng cả cách thay đổi trật tự IC, đảo chiều... làm cho khách nếu có đem đi nhiều thợ khác cũng không thể nào biết cách sửa. Một số ít cửa hàng cũng lợi dụng chiêu này để đánh bóng tên tuổi của mình. Khách hàng không biết lại nghĩ rằng khả năng tay nghề ở những nơi này cao hơn nên mới có thể sửa được máy cho họ.

 

 

Khi đã đem máy ra tiệm, dù kỹ càng cách mấy bạn cũng khó có thể phát hiện ra nhiều mánh khóe của dân chuyên. Hơn nữa, điều quan trọng là bạn sẽ không thể đủ kiên nhẫn để "vạch lá tìm sâu".

Cáp VGA bị tráo và vết keo dán lại còn nhết nhác

 

Nhiều chuyên gia khuyên rằng: nên chọn những cửa hàng càng minh bạch càng tốt, mọi quá trình kiểm tra nên ở ngay trước mắt bạn, hay là những tiệm quen, thân tín. Thông thường những cửa hàng có đầy đủ bảng giá sửa chữa cho từng khâu, linh kiện thường là nơi có uy tín.

 

Một số cơ sở có chiêu "kiểm tra laptop, PC không tốn một xu", "Kiểm tra sức khỏe PC miễn phí"... để dễ luộc đồ của khách. Nếu đưa máy đi rồi, tiền không mất nhưng tật cũng mang.

 

Chú ý, nếu máy bị hỏng HDD hay ổ CD hay RAM... thì chỉ nên tháo mỗi thành phần này ra và đen đi sửa. Tránh trường hợp bê nguyên cả máy ra tiệm trong khi chỉ bị "chai" pin. Thêm nữa, tất cả các loại thiết bị từ nhỏ đến lớn đều có số series, nên bạn kiên nhẫn làm dấu hoặc ghi lại số của toàn bộ các thành phần có trong máy trước mặt nhân viên kiểm tra.

Nguồn tin: NLĐ/Số Hóa

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Giấy phép sử dụng NukeViet

Bản dịch tiếng Việt của Giấy phép Công cộng GNU Người dịch&nbsp;Đặng Minh Tuấn <dangtuan@vietkey.net> Đây là bản dịch tiếng Việt không chính thức của Giấy phép Công cộng GNU. Bản dịch này không phải do Tổ chức Phần mềm Tự do ấn hành, và nó không quy định về mặt pháp lý các điều khoản cho các...

Thăm dò ý kiến

Bạn biết gì về NukeViet 4?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập94
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm88
  • Hôm nay25,905
  • Tháng hiện tại437,581
  • Tổng lượt truy cập98,637,898
Left-column advertisement
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây