Bao giờ Google sẽ phải ra toà?

Thứ tư - 03/09/2008 08:33

Bao giờ Google sẽ phải ra toà?

Bạn có biết gì về các tin tức cá nhân trên mạng? Google thậm chí có thể biết rất nhiều về bạn hơn cả các cơ quan an ninh quốc gia. Và không ai có thể chắc chắn rằng Google sẽ không tiết lộ các thông tin đó. Các thành viên của Youtube - và bất cứ người nào khác - hãy thận trọng với điều này.
Larry Page và Sergey Brin của Google là hai chuyên viên tin học đã thành lập nên một công ty sau đó trở thành nổi tiếng trong lĩnh vực tìm kiếm trực tuyến, và bạn có thể tìm kiếm được hàng triệu thông tin tại đây. Tuy nhiên trong số các thông tin


Larry Page và Sergey Brin

được lựa chọn và thông tin về các cuộc hội nghị được công bố, có rất ít thông tin cá nhân về cuộc sống riêng của Page và Brin. Dường như hai người này đã biết rất rõ rằng Google sẽ thay đổi cách mà chúng ta tra cứu thông tin, do đó đã cẩn thận giấu các thông tin về cuộc sống của họ - bằng cách đặt tên của họ dưới tên của người khác, chọn cách không công bố số điện thoại, tránh việc đưa bất cứ thông tin cá nhân nào lên trang web.

Một trong những ly do giải thích vì sao Google lại cố y giấu các thông tin cá nhân là vì năm ngoái, Elinor Mills, phóng viên Bản tin công nghệ đã tìm kiếm thông tin về giám đốc điều hành của Google, Eric Schmidt và đưa ra các kết quả như sau: Schmidt sống với vợ ông ấy tại Atherton, California. Tổng giá trị tài sản của ông là 1.5 tỉ đôla, ông có 140 triệu đôla cổ phần trong Google, ông là một phi công nghiệp dư. Google đã thực sự “điên tiết”, khẳng định rằng thông tin bị lộ là mối đe dọa cho sự an toàn của chế độ bảo mật và công ty còn bị tổn thất.

Ngay từ khi mới thành lập, khẩu hiệu của Google là “Không là những kẻ phạm tội” và công ty đã gặt hái được thành công lớn bằng việc kết hợp với Microsoft thông qua việc đặt hình nền trên các màn hình nền và các phần khác. Để tìm được những thông tin chính xác hoặc những thông tin được quan tâm nhất, Google là một lựa chọn thích hợp cho tất cả mọi người. Vào tháng 9 năm 2002, Google đã chuyển hồ sơ của một số người sử dụng dịch vụ hệ thống xã hội cho Chính phủ Braxin để kiểm tra những người bị tình nghi là theo chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và những người đồng tính.

Nhiệm vụ của Google được khẳng định là có thể cung cấp “phương tiện tìm kiếm thông tin nhanh chóng, dễ hiểu và tự do”. Hiện nay công ty đã tiến hành kinh doanh công khai, công ty phải chịu trách nhiệm về mặt luật pháp đối với các cổ đông và nâng cao giá trị cổ phần của công ty.

 


Do vậy câu hỏi ở đây là liệu Google sẽ luôn luôn làm những điều đúng – họ không thể và sẽ không thể. Liệu Google với cơn khát vô độ đối với các thông tin cá nhân, đã trở thành kẻ khát thông tin cá nhân khủng kiếp nhất mà chúng ta từng biết hay chưa, một hũ thông tin màu mỡ thu hút những hacker, những kẻ bẻ khóa mật khẩu, những tên trộm trực tuyến và có lẽ hầu hết những điều này đều có thể gây ra rắc rối cho tất cả chúng ta. Mục đích của một chính phủ là tìm kiếm những cách thu thập thông tin hữu ích nhất về tất cả các công dân của họ.

Sự đe dọa này không làm cho bất cứ nhà lý luận nào lo lắng. “Tôi luôn luôn nghĩ nó là một mảnh đất màu mỡ để chính phủ có thể kiểm soát được mọi chuyện”, Schmidt, giám đốc điều hành của Google phát biểu trong một cuộc hội nghị về phương tiện tìm kiếm trực tuyến ở San Jose, California vào tháng 8 năm ngoái. Trong khi Google được tán dương vì đã thực hiện chủ nghĩa tự do cho mọi công dân vào đầu năm nay thì công ty này lại bị gọi ra hầu tòa tại Bộ Tư pháp vì hàng triệu kết quả tìm kiếm có liên quan đến các trường hợp khiêu dâm của một đứa trẻ: trên trang web của mình, Google quả quyết rằng điều đó “tuân theo quy trình luật pháp hiện hành, như giấy phép khai thác tìm kiếm, vị trí hầu tòa hoặc thực hiện tráp hầu tòa liên quan đến các thông tin cá nhân”

Nguyên tắc gì đang được thực hiện ở đây? Trải qua nhiều năm, Google đã tập hợp một số lượng lớn các dữ liệu đáng kinh ngạc và công ty đã thừa nhận rằng trong vòng 9 năm hoạt động, họ chưa bao giờ biết đến việc từ chối trả lời bất kỳ một câu hỏi tìm kiếm đơn giản nào. Đó là gói dữ liệu lớn nhất NSA, và với những nguyên nhân tốt nhất: 99% lợi nhuận kiếm được là từ việc bán các quảng cáo với mục tiệu hướng đến nhu cầu của người sử dụng. Eric Goldman, giáo sư trường Luật Santa Clara tại Silicon Valley và là giám đốc của Viện luật công nghệ cao nói rằng: “Toàn bộ giá trị của Google được xác nhận là tìm ra những gì mà con người muốn biết”. “Tuy nhiên để biết được chúng ta đang nghĩ gì, họ cần phải biết nhiều hơn về chúng ta”.

Mọi công cụ tìm kiếm đều thu thập những thông tin về người sử dụng nó – đầu tiên bằng việc gửi cho chúng tôi “những thông tin bạn đã sử dụng được lưu lại” hoặc những file văn bản giúp xem được những hoạt động mà bạn đã thực hiện. Hầu hết những thông tin bạn đã sử dụng sẽ hết hiệu lực trong vòng một vài tháng hoặc một vài năm. Tuy nhiên đối với Google thì các thông tin đó sẽ không hết hiệu lực. Khi bạn tìm kiếm hay nhấp chuột vào công cụ tìm kiếm của công ty hoặc khi bạn vào một trang web liên kết, hệ thống sẽ ghi lại những gì bạn đã tìm kiếm và khi nào, đường dẫn nào bạn đã nhấn vào, quảng cáo nào bạn đã truy cập. Những thông tin bạn đã sử dụng được Google lưu lại không thể xác định bạn bằng tên, nhưng chúng có thể khóa địa chỉ IP máy tính của bạn bằng một phương pháp ẩn, Google không có số bằng lái xe của bạn, nhưng có thể biết biển số xe mà bạn đang lái. Và những câu hỏi tìm kiếm là các cửa sổ trong tâm hồn chúng ta, ví như 658.000.000 người sử dụng AOL biết được rằng khi các thông tin tìm kiếm của họ được đăng tải lên mạng một cách vô ý: Liệu người sử dụng số 1997374 có tìm kiếm các thông tin khiêu dâm không nếu anh ta biết rằng AOL đang ghi lại tất cả việc đó thông qua các phím máy tính của chính anh ta? Liệu người sử dụng số 22155378 có đưa “đoạn phim về việc sử dụng cần sa” nếu anh ta biết rằng ai đó cũng có thể đưa nó cho cả thế giới xem? Liệu bạn đã từng bị quay cảnh khỏa thân của mình sau một buổi say rượu, phương tiện tìm kiếm là Google, công ty đang nắm giữ một nửa thị trường tìm kiếm trên mạng và trả lời hơn ba triệu câu hỏi một tháng có thể biết điều đó.




Và Google biết nhiều hơn thế. Nếu bạn là một người sử dụng Gmail, Google có thể giấu bản sao chép tất cả các email mà bạn gửi đi và nhận được. Nếu bạn sử dụng một trong bất cứ sản phẩm nào khác như Google Maps, Froogle, Google Book Search, Google Earth, Google Scholar, Talk, Images, Video, and News thì Google sẽ lưu giữ tất cả các đường dẫn bạn thực hiện, những sản phẩm nào mà bạn mua, cụm từ nào bạn tìm kiếm trong một cuốn sách, những bức ảnh và những tin tức nào bạn đã xem, và nhiều thứ nữa. Rất nhiều trang web sẽ lưu giữ một phần dữ liệu của bạn. Vấn đề là không có gì có thể ngăn cản Google có thể kết nối tất cả các thông tin đó để tạo nên một hồ sơ chi tiết về khách hàng của họ, một vài thứ công ty cho vào có thể chỉ là thông tin chung chung. Ngay khi Google có thể lưu giữ những thông tin mà người sử dụng truy cập vào thế giới thực: những bước truy cập cuối cùng qua mạng không dây yêu cầu có thể biết bạn ở nơi gần nhất (ví dụ bạn đang ở gần cầu dẫn nào nhất).

Google vẫn khăng khăng rằng họ chỉ sử dụng những thông tin cá nhân riêng để cung cấp cho những mục đích quảng cáo. Nhưng lịch sử đã chỉ ra rằng các thông tin rất hiếm khi tồn tại trong giới hạn chỉ với một mục đích. Trên cơ sở đó, một số luật sư dề nghị Google và các công ty tìm kiếm khác phải dừng ngay việc lưu trữ các thông tin của người sử dụng cùng một lúc: việc tìm kiếm trên mạng, chống lại Lillie Coney thuộc Trung tâm thông tin cá nhân điện tử, là một trong số cách bảo vệ các thông tin cá nhân của bạn. Vào tháng 2, nghị sĩ Edward Markey (D-Mass.) đưa ra điều luật đối với những ảnh hưởng này, nhưng những người thuộc Đảng Cộng hòa đã bác bỏ nó trong Ủy ban. Google là một trong những công ty công nghệ chống lại điều luật đó.

Lần đầu tiên khi tôi liên lạc với Google để tìm hiểu về vấn đề này, một nhà báo của công ty yêu cầu tôi cung cấp một danh sách các câu hỏi chi tiết, bằng văn bản; khi tôi nói rằng tôi gặp vấn đề với lệnh tìm kiếm thuật ngữ cho một cuộc phỏng vấn, anh ta khẳng định rằng bất cứ ai muốn phỏng vấn Google – kể cả phóng viên của tờ New York Times và Wall Street Journal– đều phải đưa ra những câu hỏi trước. Nhân viên báo chí của Google cam đoan với tôi rằng đó là cách tốt nhất mà anh ta có thể tìm kiếm những người tốt nhất để có thể nói chuyện cùng – Google sẽ có nhiều thông tin hơn, do vậy Google có thể phục vụ người đó tốt hơn.

Cuối cùng anh ta đồng ý liên lạc với tôi, đưa những câu hỏi của tôi cho Nicole Wong, trợ lý luật của công ty. Tôi đã hỏi cô ấy là liệu công ty đã bao giờ bị ra hầu tòa về việc ghi lại các thông tin của người sử dụng hay chưa và liệu công ty có đồng ý làm theo hay không. Cô ấy nói rằng có, nhưng không nói bao nhiêu lần. Trang web của Google nói rằng vì chính sách của công ty “không bàn luận công khai về bản chất, số lượng hoặc những chi tiết cụ thể về những yêu cầu được tôn trọng về luật pháp”

Do vậy bạn có thể tin tưởng Google được không cũng như khi bạn có thể tin tưởng vào sự quản lý của chính quyền ông Bush? “Tôi không biết” cô Wong trả lời. “Tôi chưa bao giờ hỏi câu hỏi này trước đây”.

Như Ngọc (Theo motherjones.com)

Nguồn tin: vietimes.vietnamnet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Giấy phép sử dụng NukeViet

Bản dịch tiếng Việt của Giấy phép Công cộng GNU Người dịch&nbsp;Đặng Minh Tuấn <dangtuan@vietkey.net> Đây là bản dịch tiếng Việt không chính thức của Giấy phép Công cộng GNU. Bản dịch này không phải do Tổ chức Phần mềm Tự do ấn hành, và nó không quy định về mặt pháp lý các điều khoản cho các...

Thăm dò ý kiến

Bạn biết gì về NukeViet 4?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập18
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm14
  • Hôm nay6,624
  • Tháng hiện tại99,068
  • Tổng lượt truy cập94,247,732
Left-column advertisement
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây