Adeona - Phần mềm chống trộm laptop

Thứ ba - 26/08/2008 20:37

Laptop là một trong nhữngmục tiêu được giới đạo chích ưa thích vì dễ vận chuyển và tiêu thụ. Ảnh: emesa.wordpress.com

Laptop là một trong nhữngmục tiêu được giới đạo chích ưa thích vì dễ vận chuyển và tiêu thụ. Ảnh: emesa.wordpress.com
Laptop là thiết bị kỹ thuật số bị đánh cắp nhiều nhất hiện nay. Trên thế giới cũng có nhiều dịch vụ cung cấp phần mềm bảo vệ Laptop, tuy nhiên chúng thường đắt đỏ hoặc tỏ ra không phù hợp vì người dùng lo ngại vấn đề riêng tư của họ bị khai thác. Adeona là một giải pháp nguồn mở thay thế hiệu quả các vấn đề ở trên.
Hiện tại có một số dịch vụ, như LoJach, được thiết kế để giúp tìm ra các laptop bị trộm nhờ xác định địa chỉ IP nơi chúng được sử dụng và qua một vài phương thức tiếp cận khác.

Tuy nhiên, theo một nhóm các nhà khoa học về máy tính tại trường đại học Washington, giá bạn phải trả cho dịch vụ này là việc mất đi sự riêng tư cũng như sự tín nhiệm vào một bên thứ 3.

Đó là lý do nhóm này đã đi đến với giải pháp thứ 2 của mình gọi là Adeona, tên của một thần bảo vệ La Mã.

Ý tưởng đằng sau Adeona, theo Tadayoshi Kohno và Gabriel Maganis, người đã có một buổi nói chuyện về dự án này tại hội nghị Gnomedex thứ 7 vừa qua, là tạo ra một giải pháp bảo vệ máy tính của người sử dụng không dựa vào các phần mềm có đăng ký bản quyền cũng chư các máy chủ tập trung của các công ty cung cấp các loại phần mềm đó.

Adeona, theo họ, là hệ thống lần dấu laptop sử dụng nguồn mở, miễn phí đầu tiên trên thế giới, và là hệ thống có thể được cài đặt bởi chính người sử dụng, không cần phải có một công ty trung gian.

Nhóm này cũng đang phát triển một phiên bản của phần mềm này cho iPhones, tuy nhiên nó vẫn chưa hoàn chỉnh.

Đối với Kohno, điểm nguy hiểm đi liền với các dịch vụ lần dấu laptop là sẽ không thể biết chắc được có ai đó ở công ty tạo ra phần mềm đó sẽ không lợi dụng việc có thông tin cá nhân của bạn - và sẽ tiếp cận vào những thứ trên laptop của bạn cho mục đích cá nhân. Hoặc, ông nói, những thông tin đó có thể sẽ được sử dụng để làm bằng chứng trong các phiên tòa.

Điều này khó có thể xảy ra, nhưng Kohno – trưởng dự án Adeona – đã chỉ ra vài ví dụ gần đây, khi các công ty sở hữu thông tin cá nhân của một vài người đã bị một là: buộc phải công bố trước tòa án hoặc hai là: thông tin bị đánh cắp bởi các nhân viên.

Tuy nhiên với Adeona, một người sử dụng chỉ phải cài đặt một phần mềm miễn phí có thể download được lên máy tính của họ, và sau đó tạo ra một bản sao chìa khóa ủy nhiệm mà phần mềm cung cấp. Họ sẽ phải giữ chìa khóa này trên, ví dụ USB, và sẽ phải đưa ra để lần dấu laptop nếu nó bị đánh cắp.

Về bản chất, Adeona hoạt động rất giống với dịch vụ như LoJack. Nhưng bởi vì việc lần dấu này không được thực hiện thông qua các máy chủ trung tâm, Kohno cho rằng, điều này sẽ bảo mật hơn và ít bị phụ thuộc vào những người trung gian ở các công ty.

Để cho chắc chắn, trong trường hợp máy tính của bạn bị đánh cắp, thông tin mà bạn có thể lấy từ Adeona sẽ không hẳn dẫn bạn trực tiếp tới nó. Nó sẽ gần như tiếp tục công việc do thám, Kohno cho hay.

Nhưng phần mềm này có sử dụng một vài phương pháp khác để lần dấu laptop, nhiều trong số đó có giúp việc lấy lại laptop nhanh hơn.

Cách đơn giản nhất là nó có thể phát địa chỉ IP nơi chiếc máy sử dụng, và người chủ sở hữu có thể sử dụng thông tin đó liên lạc với những người thực thi pháp luật để tìm ra địa chỉ cụ thể.

Thêm vào đó, nếu chiếc máy tính đó là Mac – ít nhất là một chiếc có gắn camera - phần mềm sẽ điều khiển chiếc camera đó cứ 30 giây chụp ảnh một lần hoặc tương tự như vậy.

Một số trường hợp thủ phạm ăn trộm máy tính đã bị Adeona chụp ảnh lại qua camera của máy tính Mac. Ảnh: adeona.cs.washington.edu.
Điều này có nghĩa là, người chủ sở hữu – nếu anh ta có chìa khóa nhận dạng được yêu cầu để kết nối với chiếc laptop – có thể lấy được ảnh của người đang sử dụng nó. Trong vài trường hợp, họ có thể nhận ra người đó là ai, nếu ví dụ nó bị ăn trộm bởi một người hàng xóm, đồng nghiệp hoặc một người nào đó mà họ quen.

Phần mềm này cũng có thể đánh hơi được SSID của hệ thống không dây mà kẻ trộm đang sử dụng, rất hữu dụng để lần ra được địa điểm của chiếc máy tính đó.

Dĩ nhiên, về vấn đề này, tính năng của Adeona và cả phần mềm lần dấu laptop khác có phát huy được tác dụng hay không còn phụ thuộc vào việc kẻ trộm có đủ kiến thức về công nghệ để có thể nhận ra và xóa bỏ phần mềm này hay không. Hơn nữa, như một câu hỏi trên trang Adeona đã chỉ ra, phần mềm này có thể bị lạm dụng bởi người chủ sở hữu để lần dấu bạn trai hay bạn gái mình đang làm gì với chiếc máy tính.

Nhưng trong phần lớn trường hợp, những người sử dụng nghi ngại với việc đặt sự riêng tư của mình vào tay các công ty trung gian, đã có thể sử dụng phần mềm Adeona như là một giải pháp thay thế.

Quan điểm của người viết là phần mềm này không phải dành cho tất cả mọi người và rằng nó yêu cầu phải có kiến thức về công nghệ mà một người sở hữu laptop thông thường khó có thể có. Nhưng đối với những người có đủ trình độ, với sản phẩm này họ có thể sử dụng một phần mềm nguồn mở mà không cần phải thông qua máy chủ của bất kỳ ai khác.

Để download phiên bản Adeona phù hợp với hệ điều hành của mình, bạn có thể truy cập vào địa chỉ http://adeona.cs.washington.edu/downloads.html

Huyền Nhung(Theo CNET)

Nguồn tin: Vietnamnet

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Giới thiệu về NukeViet CMS

CMS là gì? CMS là từ viết tắt từ Content Management System. Theo wikipedia Định nghĩa. Hệ quản trị nội dung, cũng được gọi là hệ thống quản lý nội dung hay CMS (từ Content Management System của tiếng Anh) là phần mềm để tổ chức và tạo môi trường cộng tác thuận lợi nhằm mục đích xây dựng một hệ...

Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập36
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm33
  • Hôm nay4,428
  • Tháng hiện tại97,338
  • Tổng lượt truy cập94,246,002
Left-column advertisement
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây