Cha đẻ ngôn ngữ lập trình C đã ra đi ở tuổi 70

Thứ hai - 17/10/2011 01:00
Nhà tiên phong trong lĩnh vực khoa học máy tính, Dennis Ritchie, đã qua đời ở tuổi 70 sau khi phải chống chọi với căn bệnh kéo dài. Ông đã được biết đến như là một đồng sáng lập của Unix và cũng là người đã phát minh ra ngôn...
Cha đẻ ngôn ngữ lập trình C đã ra đi ở tuổi 70

Nhà tiên phong trong lĩnh vực khoa học máy tính, Dennis Ritchie, đã qua đời ở tuổi 70 sau khi phải chống chọi với căn bệnh kéo dài. Ông đã được biết đến như là một đồng sáng lập của Unix và cũng là người đã phát minh ra ngôn ngữ lập trình C vào năm 1971.

 
 
 
Jeong Kim, Chủ tịch của Alcatel-Lucent Bell Labs, đã xác nhận Ritchie qua đời. Kim cho biết: “Dennis là người được các đồng nghiệp của ông tại Alcatel-Lucent Bell Labs thương yêu, và ông là người đã khơi dậy nguồn cảm hứng cho chúng ta. Ông không chỉ là một người bạn, một nhà phát minh mà còn là một người đàn ông khiêm tốn và lịch lãm. Chúng tôi muốn bày tỏ sự cảm thông sâu sắc nhất đến gia đình Ritchie và tất cả những ai đã cảm thấy xúc động ở một mức nào đó sau cái chết của Dennis”.
 
 
 
Ritchie lớn lên ở New Jersey, nơi cha của ông là một kỹ sư hệ thống chuyển mạch cho Bell Labs. Ông đã học tại Đại học Harvard và tốt nghiệp với bằng cử nhân vật lý vào năm 1963. Trong thời gian này, Ritchie đã được chạm vào máy tính đầu tiên và bắt đầu dấy lên lòng say mê nền khoa học máy tính suốt cuộc đời. Sau đó ông chuyển đến MIT trước khi làm việc với Bell Labs vào năm 1967, nơi ông đã ở lại làm việc suốt cho đến khi nghỉ hưu vào năm 2007.
 
 
 
Tại Bell Labs, Ritchie đã tham gia vào dự án Multics trước khi chuyển sang thiết kế các phiên bản đầu tiên của Unix cùng với các nhà đồng phát minh. Vào đầu những năm bảy mươi, Unix đã được hoàn tất ở Bell Labs và được công bố cho toàn thế giới.
 
 
Giữa những năm bảy mươi được xem là giai đoạn thử nghiệm tuyệt vời trong thiết kế phần cứng máy tính, những phần mềm lập trình lúc đó rất khó khăn trong việc xử lý các ngôn ngữ phức tạp. Hiểu được điều này, Ritchie đã phản ứng bằng cách tạo ra một ngôn ngữ lập trình mới có tên là C.
 
 
Cùng với các nhà đồng phát minh, ông cũng đã viết lại Unix dựa trên ngôn ngữ lập trình mới của mình để nó có thể dễ dàng hơn sử dụng các mã lập trình. Cho đến ngày nay, một số lượng lớn các phần mềm Unix và ngôn ngữ lập trình đã được xây dựng với Unix và C, những sản phẩm mà Ritchie đã để lại cho đời.
 
 
Tim Bray, một lập trình viên của Google nói trong một bài viết trên blog rằng “Tôi có được cái nghề là ở Dennis Ritchie. Tôi đã sống trong một thế giới mà ông đã phát minh hơn 30 năm”.
 

Thành tựu của Ritchie đã có ảnh hưởng lớn đến máy tính và chính thức được thừa nhận vào năm 1999 khi ông được trao tặng Huân chương Công nghệ và đổi mới, giải thưởng vinh dự cao nhất cho các nhà nghiên cứu công nghệ.

 
 
 
Tiến Thiều (Theo Techspot)

Nguồn tin: xahoithongtin.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Logo và tên gọi NukeViet

Tên gọi: NukeViet phát âm là [Nu-Ke-Việt], đây là cách đọc riêng, không phải là cách phát âm chuẩn của tiếng Anh. Ý nghĩa: NukeViet là từ ghép từ chữ Nuke và Việt Nam. Sở dĩ có tên gọi này là vì phiên bản 1.0 và 2.0 của NukeViet được phát triển từ mã nguồn mở PHP-Nuke. Mặc dù từ phiên bản 3.0,...

Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập407
  • Máy chủ tìm kiếm60
  • Khách viếng thăm347
  • Hôm nay15,254
  • Tháng hiện tại447,348
  • Tổng lượt truy cập100,129,423
Left-column advertisement
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây