Cốc Cốc đòi cạnh tranh với Google, và kết quả?

Thứ sáu - 24/05/2013 02:36
Sức cạnh tranh hai bên? Cuộc chiến giành thị phần? Tương lai sự phát triển? Câu trả lời dành cho Bạn đọc đông đảo gần xa. Hãy cùng XHTT theo dõi, cập nhật thêm những diễn biến mới.
Cốc Cốc đòi cạnh tranh với Google, và kết quả?
Trong thời gian ngắn chưa đầy 3 tuần, Cốc Cốc cho ra mắt 3 ứng dụng thuần Việt liên tiếp: Dịch vụ giải toán thông minh, Cờ Rôm + và ngày 21/5 chính thức ra mắt Dịch vụ hỗ trợ giải Hóa học Online.

Đặc tính của các dịch vụ được cung cấp là “Thuần Việt”, có khả năng hiểu tiếng Việt, hỗ trợ tự động thêm dấu vào đoạn văn bản được gõ không dấu, theo thói quen thường thấy của người sử dụng thiết bị di động.

Nhóm phát triển các dịch vụ của Cốc Cốc tự tin rằng, có thể cạnh tranh được với Google tại thị trường Việt Nam. Và, báo giới có dịp “mổ xẻ” vấn đề này. Phần lớn sự hồ nghi dành cho Cốc Cốc, một doanh nghiệp non trẻ, dù có thể “mạnh gạo, bạo tiền”, với lợi thế trước mắt là số tiền đầu tư 100 triệu USD, cho dự án đến năm 2017, cũng khó bề cạnh tranh, chưa nói đến đánh bại Google.

Ảnh mang tính minh họa

Theo góc nhìn cá nhân, với chút hiểu biết riêng, chúng tôi cân nhắc những lợi điểm cũng như hạn chế của Google và Cốc Cốc:

1. Bề dày lịch sử:

Tôi không nhớ chính xác Google có mặt tại Việt Nam khi nào. Chỉ biết, giờ cánh văn phòng chúng tôi thường đùa nhau:

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết thì tra "Gu Gồ"…


Trong khi đó, Cốc Cốc vào Việt Nam chừng 3 năm, và chưa đầy nửa năm liên tiếp tung ra các ứng dụng, sản phẩm dịch vụ, nhưng thực tế đến thời điểm này rất ít người dùng biết đến Cốc Cốc, ngoài những phát biểu gây sốc của các quan chức thuộc Cốc Cốc. Hiện, Google có khoảng 50 dịch vụ, ứng dụng các loại, dễ thấy nhất, thường dùng có thể kể đến: Gmail, Google Maps, Google Docs, Google Translate, Google Earth, Google Drive…

Người dùng Việt Nam đã quá quen thuộc và có phần gắn bó với Google nhiều đến mức, một số công cụ tìm kiếm Việt tham vọng cạnh tranh với Google, giờ chỉ còn là huyền thoại.

Kết luận: Google ghi điểm.

2. Nền tảng phát triển:

Công cụ tìm kiếm quen thuộc khác của Google là Chrome, còn với Cốc Cốc là công cụ vừa ra mắt cách đây không lâu Cờ rôm +, đều được phát triển trên nền tảng mã nguồn mở Chromium.

Cùng chung “một mẹ”, vậy sự khác biệt là gì? Qua thực tế kiểm chứng, tốc độ download cho phép của Cờ rôm + được cải thiện hơn hẳn, có thể nhanh gấp 8 lần so với Chrome. Theo nhóm phát triển của Cốc Cốc, sở dĩ có thể như vậy là vì với Chrome, khi dowbload phải có thêm sự hỗ trợ của ứng dụng khác đó là IDM (Internet Download Manager), còn Cờ rôm + thì được thiết lập sẵn khả năng hỗ
trợ download mà không cần tới công cụ bổ trợ nào.

Kết luận: Cờ rôm + ghi điểm.

3. Thuật toán tìm kiếm:



 

Kết quả tìm kiếm trên Google

Các bạn có thể tự kiểm chứng, tìm nhiều từ khóa khác nhau trên Google và Coccoc, Google luôn cho kết quả tìm kiếm nhiều hơn Coccoc, gấp vài chục lần là thường.

Ví dụ: Cùng tìm kiếm từ “Hà Nội”, Coccoc cho 1.025.076 kết quả tìm kiếm. Google hiển thị khoảng 261.000.000 kết quả (thời gian tìm kiếm: 0,31 giây).

Google sử dụng thuật toán thống kê, nên kết quả tìm kiếm luôn rất nhiều. Từ khóa Hà Nội sẽ được hiểu thành 3 từ khóa con: “Hà”, “Nội” và “Hà Nội”.

Kết quả tìm kiếm trên Cốc Cốc

Trong khi đó, Cốc Cốc sử dụng thuật toán tập trung vào chủ thể. Nghĩa là chỉ có một từ khóa “Hà Nội” duy nhất.

Kết luận:

Ưu điểm: Google mang lại nhiều lựa chọn hơn, tích hợp sẵn phần tìm kiếm hình ảnh, và thêm phần Các tìm kiếm liên quan đến Hà Nội ở cuối trang tìm kiếm.

Cốc Cốc cô đọng chủ thể, đích danh những gì người tìm kiếm có thể cần đến như tên và cơ bản thông tin địa chỉ của cơ quan, doanh nghiệp… Có liên quan đến từ khóa “Hà Nội”.

Hạn chế: Tìm với Google sẽ mất thời gian sàng lọc thông tin. Với Cốc cốc hiện chưa tích hợp sẵn tính năng hiển thị hình ảnh tìm kiếm.

Về phần này, cá nhân tôi thấy, theo tiêu chí sử dụng, thì cơ hội chia đều cho cả hai. Điểm Hòa.

4. Mật độ ứng dụng và vùng phủ sóng:

Rõ ràng, đây không thể là thế mạnh của Cốc Cốc. Google đã quá quen thuộc trên toàn thế giới cũng như tại Việt Nam. Và không khó để kiểm chứng, cứ tìm kiếm trên máy tính, laptop hay thiết bị di động, người ta nghĩ ngay đến Google.

Kết luận: Google ghi điểm
 
5. Tương quan nhân lực:

Gã khổng lồ Google đến từ Mỹ, Cốc Cốc đến từ Nga. Cả hai đều là những cường quốc mạnh về công nghệ và CNTT. Điểm chung cơ bản, đều có được những kỹ sư CNTT giỏi của Việt Nam. Khó mà so sánh về một thực thể, nhất là về mặt chất xám và trí tuệ, nhưng Google chắc chắn có nhiều kinh nghiệm hơn trên lĩnh vực này

Kết luận: Thực tế sự phát triển sẽ trả lời. Cơ hội luôn chia đều cho cả hai, nhưng rõ ràng Google ghi điểm.

6. Cán cân kinh tế:

Cốc Cốc mới khởi nghiệp tại Việt Nam, và dự án đưa ra là sẽ đầu tư 100 triệu USD trong vòng 5 năm, tham vọng chiếm một mảng lớn thị phần của Google tại Việt Nam, khoảng 97%?

Để có được như bây giờ, vài tỷ USD đã được đầu tư tại Việt Nam, có khi hơn thế, và Google luôn sẵn sàng chi để có được nhưng lợi điểm cần thiết.

Kết luận: Tính đến thời điểm này, Google ghi điểm.

7. Khả năng sinh lời:

Dường như quá dễ để thấy rằng, Google đang chiếm lợi thế gần như hoàn toàn, Google không chỉ mang lại lợi nhuận cho chính mình, mà qua các ứng dụng của Google, sự hợp tác với các bên đảm bảo hiệu quả, còn góp phần mang lại lợi nhuận cho đối tác.
    
Cốc Cốc thì còn đang “Khởi nghiệp”.

Kết luận: Google ghi điểm.

8. Khả năng hiểu ngôn ngữ:


Cốc Cốc đưa ra những lựa chọn thuần Việt, "kiên nhẫn" chờ người dùng kiếm tìm điều mình cần

Google đưa ngay ra "cái" mà mình thấy...

Google được thiết kế, phát triển theo thị hiếu toàn cầu, dường như chưa hoàn toàn đáp ứng riêng nhu cầu của người Việt. Nên “ngôn ngữ” chính hỗ trợ tìm kiếm theo chuẩn chữ cái La tinh.

Cốc Cốc dù cũng có phiên bản tiếng Anh, nhưng lại không phải là “Át chủ bài”. Tiêu chí chiến lược là sản phẩm thuần Việt, phục vụ người Việt. Khả năng xử lý ngôn ngữ linh hoạt, hiểu tiếng Việt, hỗ trợ tự động thêm dấu tiếng Việt vào đoạn văn tìm kiếm.

Kết luận: Cá nhân tôi cho rằng, Cốc Cốc có lợi thế hơn. Hướng phát triển chú trọng bản địa hóa luôn được đón nhận tích cực hơn bởi tính gần gũi và thân thiện. Cốc Cốc ghi điểm (nếu chỉ là thuần tuý tiếng Việt), nhưng người Việt không thuần tuý chỉ tìm các từ khoá tiếng Việt nên xét trên toàn diện. Google ghi điểm.

9. Xu thế sản phẩm mới:

Google hơn hẳn vể số lượng ứng dụng. Ảnh mang tính minh họa. Nguồn: Internet


Hiện, Google có tới trên 50 dịch vụ, ứng dụng. Nhưng dường như chưa có ứng dụng thuần Việt.

Cốc Cốc vừa ra mắt ứng dụng thứ 3, Ứng dụng hỗ trợ Giải Hóa học trực tuyến (chủ yếu đáp ứng giải Hóa Vô cơ).

Bài viết chỉ đề cập đến thị trường Việt Nam, nên số lượng không phải tiêu chí đối sánh.

Kết luận: Nếu theo tiêu chí “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam”, thì nhóm phát triển Cốc Cốc - 3 chàng trai Việt Nam, du học sinh từ Nga luôn ấp ủ được phục vụ người Việt, thị trường Việt. Cốc Cốc ghi điểm. Nhưng rõ ràng đã có 1 vài công cụ tìm kiếm cũng nói rằng họ thuần Việt, xong họ vẫn không có chỗ đứng sau vài tháng hoặc vài năm tồn tại, vì thế tiêu chí này thực sự không có ý nghĩa quyết định trong vấn đề sống còn của 1 công cụ tìm kiếm.

10. Hiệu ứng truyền thông:

Hình ảnh chụp từ trang chủ CNN

“Thế nhưng nếu một công ty khởi nghiệp mới ở Việt Nam thành công, thì có thể thay đổi rất nhiều. Dự án đã sẽ đầu tư 100 triệu USD trong vòng 5 năm để chiếm một mảng lớn thị phần của Google tại Việt Nam , khoảng 97%. 97% - thật là một ý tưởng táo bạo, và không tưởng.

Nếu thực sự ý tưởng này thành công thì có thể nó sẽ được bắt chiếc trên toàn thế giới. Cách nghĩ cơ bản: nghĩ tầm thế giới, bắt đầu tại địa phương”. (trích từ bài báo đăng trên Chương trình Outfront outtake của CNN

CNN chỉ thử nghiệm trên Cốc Cốc phiên bản tiếng Anh, nên kết quả đánh giá chưa đủ sức thuyết phục.

Kết luận: Google ghi điểm.


Lời bàn: 10 tiêu chí đưa ra ở đây, theo góc nhìn và hiểu biết của BBT. Rất mong đón nhận thêm những ý kiến khác từ Bạn đọc.

Google ghi 7 điểm, Cốc Cốc ghi 1 điểm. Còn lại 2 Điểm Hòa.

Sức cạnh tranh hai bên? Cuộc chiến giành thị phần? Tương lai sự phát triển? Câu trả lời dành cho Bạn đọc. Hãy cùng XHTT theo dõi, cập nhật thêm những diễn biến mới.

Quốc Dũng

Nguồn tin: http://xahoithongtin.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Logo và tên gọi NukeViet

Tên gọi: NukeViet phát âm là [Nu-Ke-Việt], đây là cách đọc riêng, không phải là cách phát âm chuẩn của tiếng Anh. Ý nghĩa: NukeViet là từ ghép từ chữ Nuke và Việt Nam. Sở dĩ có tên gọi này là vì phiên bản 1.0 và 2.0 của NukeViet được phát triển từ mã nguồn mở PHP-Nuke. Mặc dù từ phiên bản 3.0,...

Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập105
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm104
  • Hôm nay7,814
  • Tháng hiện tại562,688
  • Tổng lượt truy cập99,512,863
Left-column advertisement
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây