Mở cửa trang web đầu tiên sau 20 năm giới thiệu

Thứ năm - 09/05/2013 23:31
Trang web đầu tiên trên thế giới sử dụng mạng lưới toàn cầu World Wide Web vừa được mở cửa trở lại để kỉ niệm 20 năm ngày ra mắt.
Mở cửa trang web đầu tiên sau 20 năm giới thiệu

Trang web đầu tiên trên thế giới sử dụng mạng lưới toàn cầu World Wide Web vừa được mở cửa trở lại để kỉ niệm 20 năm ngày ra mắt.

Mở cửa lại trang web đầu tiên trên thế giới sau 20 năm giới thiệu 
Tim Berners Lee, người phát minh ra World Wide Web

Ngày 30 tháng 4 năm 1993, Tổ chức Nghiên cứu Hạt nhân Châu Âu (CERN), nơi nhà vật lý học người Anh Tim Berners Lee (người phát minh ra World Wide Web hay còn gọi là W3 hoặc web vào năm 1989) làm việc đã giới thiệu trang web này tới toàn thế giới. Trang web được miêu tả là "một sáng kiến tìm kiếm thông tin siêu văn bản đa phương tiện trên diện rộng".

Trên thực tế trang web này đã không còn hoạt động nhưng CERN đã tái tạo lại nó để kỉ niệm sự kiện trọng đại này tại đường link gốc ban đầu khi nó được giới thiệu.

Mở cửa lại trang web đầu tiên trên thế giới sau 20 năm giới thiệu
Trang web đầu tiên trên thế giới được mở cửa trở lại.

Ông Luke Noyes, người quản lý web tại CERN cho biết với việc mở cửa lại dự án này, CERN hi vọng thế hệ tương lai có thể hiểu được nguồn gốc và tầm quan trọng của web cũng như tác động của nó đối với cuộc sống hiện tại. "Chúng tôi sẽ tái tạo lại để 100 năm sau, nhân viên phát triển web hay người quan tâm có thể đọc những tài liệu đầu tiên từ nhóm phát minh world wide web", ông Noyes nói.

Mở cửa lại trang web đầu tiên trên thế giới sau 20 năm giới thiệu
Trình duyệt web được sử dụng năm 1993

Nhóm kỹ sư của CERN đã phục hồi các tệp dữ liệu từ bản sao lưu năm 1992 nhưng họ vẫn tiếp tục tìm kiếm những bản sao lưu cũ hơn. CERN cũng cho biết "chúng tôi xác định có một đĩa dữ liệu lưu bản sao lưu trang web đầu tiên phiên bản năm 1990 bị thất lạc đâu đó", đây là dự án phục hồi công khai và họ hi vọng "một ai đó có thể biết chiếc đĩa ở đâu và trợ giúp chúng tôi trong quá trình hồi phục trang web".

Không quá ngạc nhiên khi trang web đầu tiên của thế giới khá thưa thớt với các liên kết tới những dự án cá nhân. Berners Lee đã đặt nó tại một máy chủ được xây dựng bởi NeXT, công ty được thành lập bởi Steve Jobs sau khi ông bị trục xuất khỏi Apple. Được biết máy chủ web này vẫn còn hoạt động sau khi bộ phận kĩ thuật của CERN loại bỏ bụi, thay pin lithium và tạo ra một bản sao lưu ổ cứng.

Mở cửa lại trang web đầu tiên trên thế giới sau 20 năm giới thiệu
Máy chủ của NeXT, nơi đặt trang web đầu tiên trên thế giới. (Ảnh: wikimedia)

Tuy nhiên sau khi mở cửa trở lại, những thông tin tìm được từ hệ thống máy chủ cho thấy nó đang được đặt trên một server Apache chứ chưa sử dụng máy chủ NeXT như bản gốc, và phiên bản chúng ta có thể truy cập là một bản sao lưu từ ngày 3 tháng 12 năm 1992.

Mở cửa lại trang web đầu tiên trên thế giới sau 20 năm giới thiệu
Trang web được khôi phục chạy trên máy chủ Apache

Mới đây, CERN cũng đã có văn bản tuyên bố từ bỏ tất cả quyền sở hữu trí tuệ đối với nội dung đoạn mã trên trang web này, mọi người dùng đều có quyền sử dụng, sao chép, sửa đổi và phát hành lại nó.

Mở cửa lại trang web đầu tiên trên thế giới sau 20 năm giới thiệu
Văn bản của CERN

Tác giả: Theo Pandora

Nguồn tin: http://www.quantrimang.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Giới thiệu về Công ty cổ phần phát triển nguồn mở Việt Nam

Công ty cổ phần phát triển nguồn mở Việt Nam (VINADES.,JSC) là công ty mã nguồn mở đầu tiên của Việt Nam sở hữu riêng một mã nguồn mở nổi tiếng và đang được sử dụng ở hàng ngàn website lớn nhỏ trong mọi lĩnh vực. Wbsite đang hoạt động chính thức: http://vinades.vn/ Ra đời từ hoạt động của tổ chức...

Thăm dò ý kiến

Bạn biết gì về NukeViet 4?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập65
  • Máy chủ tìm kiếm10
  • Khách viếng thăm55
  • Hôm nay9,136
  • Tháng hiện tại631,534
  • Tổng lượt truy cập99,581,709
Left-column advertisement
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây