Thương hiệu và PR

Thứ hai - 03/10/2011 01:43

Thương hiệu và PR

Việc đặt tên cho một sản phẩm hay một nhãn hiệu là công việc quan trọng hàng đầu đối với doanh nghiệp khi chúng ta gia nhập vào thế giới phẳng. Nếu không có một cái tên phù hợp, ý nghĩa th

Từ đặt tên sản phẩm…

Chưa cần đề cập đến câu chuyện đặt tên sản phẩm thời toàn cầu hoá, chỉ mới nói đến chuyện đặt tên cho sản phẩm tiêu thụ nội địa thôi cũng đủ rối rắm lắm rồi. Tôi còn nhớ câu chuyện cười ra nước mắt: Dạo nọ, thằng bạn cố tri của tôi ở quê lên thành phố chơi. Tôi mời nó đi cà phê hàn huyên, khi cô chủ quán hỏi nó dùng gì - nó bảo: “Cho 1 chai núm-be-oăn”. Cô chủ quán bẽn lẽn… rồi cũng mang ra thứ mà nó gọi “Number one”. Nói đâu xa, ở vùng thuần nông quê tôi mà đi mua một chai dầu gội đầu đúng ý cũng lâu hơn người thành thị, bởi nói hoài… khổ quá… đành chỉ cho mau.

Cũng vì nghề nghiệp nên tôi hay quan tâm đến chuyện “đặt tên”. Một lần, tôi đang giao dịch tại một cửa hàng thuộc VNPT thì có vị khách vào hỏi giao dịch viên: “Cô ơi, cho tôi xem và hướng dẫn cho tôi sử dụng cái D-Com!”. “USB 3G hả chú?” - Cô giao dịch viên hỏi lại. Quả thực, tôi cảm thấy “thương” dùm cô ấy, bởi có lẽ chính cô ấy cũng khó nhớ cái tên của sản phẩm đó, huống chi vị khách. Đau hơn nữa là người ta gọi tên sản phẩm của đối thủ để giao dịch tại doanh nghiệp mình. Qua quảng cáo, tôi nhớ mang máng cái D-Com ấy là sản phẩm của Viettel, còn của VinaPhone, hay MobiFone? Tôi vào Google search (tìm kiếm) và có kết quả: Broadband (Vina), Fast Connect (Mobi). Người bán hàng gọi tên còn khó, huống hồ người mua. Có hàng chục cách đặt tên sản phẩm, nhưng đặt tên như thế thì thật là khó cho “kẻ bán, người mua”!

Có lẽ, hầu hết sản phẩm mới dễ bị lãng quên vì sự đuối sức trong việc “thâm nhập bộ nhớ” con người, sự thiếu rõ ràng trong cái tên. Việc đưa ra quá nhiều điều gửi gắm chỉ trong một cái tên làm khách hàng rối trí và cũng có thể khiến giết chết sản phẩm. Nói cho cùng, khách hàng có thể mua một sản phẩm nào đó vì tên sản phẩm nghe vui tai hoặc đó là một cái tên Đức, Ý, Nhật… nhưng rất có thể, cái tên đó chẳng nói lên điều gì về sản phẩm cả. Ai mà biết được Omo là tên một loại bột giặt, Apple là sản phẩm điện thoại, FTTH (fiber to the home) - là cáp quang đến tận nhà…? Có lẽ phải nhờ đến PR!

Tóm lại, đặt tên sản phẩm cũng như đặt tên cho con vậy, là một quyết định vô cùng khó khăn và quan trọng. Vì nó chỉ được “đặt một lần” nhưng được “sử dụng nhiều lần” và không thể nào thay đổi một cách tùy tiện.

...đến đồng bộ giữa quảng cáo và bán hàng

Vẫn câu chuyện bên lề giao dịch của VNPT, vị khách nọ hỏi cô giao dịch viên: “MyTV là dịch vụ gì và dùng như thế nào hả cô?”. “Dạ… dạ…” - Cô giao dịch viên ấp úng. Thấy cô giao dịch viên lắp bắp chưa biết xoay xở tình huống như thế nào, tôi vui miệng: “Là tivi kiểu mới đó bác!”. Quả thực, dạo đó trên truyền hình (VTV) đã phát quảng cáo về dịch vụ mới này của VNPT, nhưng thông tin về dịch vụ thì chưa “hoả tốc” về cơ sở bán hàng nên mới xảy ra tình huống này.

Gần đây nhất là dịch vụ “Chọn số thoải mái” của VinaPhone (trên mạng Internet). Khách hàng cũng “cho” mấy cô giao dịch viên tỉnh lẻ một trận bẽ mặt. Rõ là khách hàng được chọn cả số điện thoại đối với dịch vụ “trả trước”, nhưng “công văn” hướng dẫn chưa “ban hành” kịp về các điểm giao dịch nên khó trả lời “mô tê” với khách hàng.

Hải Bình

Nguồn tin: www.ictnews.vn

 Tags: , hiệu, thương, pr

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Giới thiệu về NukeViet

Giới thiệu khái quát NukeViet là một ứng dụng trên nền web có thể sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau. Phiên bản đang được phát hành theo giấy phép phần mềm tự do nguồn mở có tên gọi đầy đủ là NukeViet CMS gồm 2 phần chính là phần nhân (core) của hệ thống NukeViet và nhóm chức năng quản trị nội...

Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập152
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm151
  • Hôm nay35,287
  • Tháng hiện tại157,419
  • Tổng lượt truy cập98,357,736
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây