Hashtag là gì và người ta dùng nó trên mạng ra sao

Thứ hai - 01/07/2013 22:03

Hashtag là gì và người ta dùng nó trên mạng ra sao

Trong thời gian gần đây chắc hẳn bạn đã từng nghe qua cụm từ hashtag. Đây là một cách đánh dấu khá thú vị được sử dụng trên một số mạng xã hội phổ biến như Twitter, Google+, YouTube. Dấu hiệu để nhận biết hashtag đó là các cụm từ theo sau dấu # xuất hiện trong một lời bình luận, một trạng thái nào đó.

Trong thời gian gần đây chắc hẳn bạn đã từng nghe qua cụm từ Hashtag. Đây là một cách đánh dấu khá thú vị được sử dụng trên một số mạng xã hội phổ biến như Twitter, Google+, YouTube. Dấu hiệu để nhận biết Hashtag đó là các cụm từ theo sau dấu # xuất hiện trong một lời bình luận, một trạng thái nào đó.

Vậy hashtag là gì? Nó được tạo ra như thế nào và người ta đã áp dụng nó vào đời sống như thế nào? Mời các bạn cùng đọc qua bài viết này.

Hashtag là gì?

Trong thế giới công nghệ, Hashtag là một từ (hoặc một chuỗi các kí tự liên tiếp nhau) được đặt sau dấu #. Người ta còn gọi Hashtag là hash symbol và đây là một dạng metadata (dữ liệu dùng để mô tả cho một dữ liệu khác - data about data).

Hiện chúng ta có thể thấy Hashtag xuất hiện rất nhiều trên các mạng xã hội như Twitter, Instagram, Google+, Tumblr. Các bạn lưu ý rằng ở hầu hết các nơi trên mạng, Hashtag không cho phép có khoảng trắng. Một ví dụ điển hình của việc sử dụng Hashtag là như sau:

Hashtag được sử dụng như một công cụ giúp nhóm nhiều thông tin lại với nhau, chính vì thế bạn có thể nhấn vào một Hashtag và xem được tất cả những thông điệp chứa Hashtag đó. Ví dụ, khi vào Twitter, bạn nhấn vào tag #quantrimang thì tất cả những dòng tweet với chữ này sẽ xuất hiện cho bạn xem. Nó cũng gần giống với cách hoạt động của tính năng tag ở bài viết trên Quản trị mạng.

Thông thường, đối với một thông điệp nào đó thì chúng ta có thể gắn một hoặc nhiều Hashtag tùy nhu cầu.

Hashtag là gì và người ta dùng nó trên mạng ra sao

Nguồn gốc của Hashtag:

Hashtag xuất hiện và được sử dụng lần đầu tiên trong mạng lưới chat IRC để đặt nhãn cho các topic và nhóm trò chuyện. Nó cũng được dùng cho việc đánh dấu từng tin nhắn riêng biệt để biết nó có liên quan đến một nhóm/topic cụ thể nào hay không.

Sau đó, khi Twitter xuất hiện, Hashtag dần trở nên phổ biến hơn khi ngày càng có nhiều người đến với mạng xã hội dạng tiểu blog này. Ngày 23 tháng 8 năm 2007, một người đi tiên phong trong lĩnh vực phần mềm mã nguồn mở là ông Chris Messina đã đề xuất việc sử dụng Hashtag giúp nhóm các thông tin lại với nhau trên Twitter và dòng tweet của ông được xem là status Twitter đầu tiên có dùng #. Nó như sau:

Lần đầu tiên Hashtag được sử dụng cho một thông tin "nghiêm trọng" là trong dòng tweet về trận cháy rừng lớn của California hồi tháng 10 năm 2007.

Nó được viết bởi một thành viên có tên Nate Ritter (cũng là công dân của ở nơi này). Anh ta đã dùng Hashtag #sandiegofire để đánh dấu status của mình. Sau đó, Hashtag tiếp tục trở thành một "phong cách viết" trong những dòng tweet liên quan đến đợt phản đối về cuộc bầu cử năm 2009-2010 ở Iran.

Những Hashtag bằng tiếng Ba Tư cũng như tiếng Anh sau đó dần dần trở nên hữu dụng trên mạng lưới Twitter, không chỉ ở Iran mà còn lan ra toàn cầu.

Kể từ ngày 1 tháng 7 năm 2009, Twitter bắt đầu nhúng các siêu liên kết vào tất cả Hashtag để thể hiện kết quả tìm kiếm từ những bài post gần đây có gắn Hashtag đó. Nó cũng có thể tìm kiếm theo cụm từ riêng lẻ và viết theo dạng bình thường chứ không bắt buộc phải có dấu #, miễn là các chữ được viết theo đúng thứ tự trong tag. Đến năm 2009, Twitter chính thức giới thiệu tính năng "Trending Topics" để hiển thị các Hashtag được nhiều người gắn hoặc nhiều người quan tâm.

Tính năng của Hashtag trên mạng xã hội:

Hashtag thường được sử dụng trong các mạng lưới thảo luận, trò chuyện ngang hàng, tức là trực tiếp giữa người dùng này với người dùng khác. Bất kì tổ hợp kí tự nào được đặt sau dấu # đều trở thành Hashtag.

Khi nhấn vào Hashtag, nó giúp người dùng theo dõi một dòng các sự kiện, có thể là một chương trình TV, một thiên tai (Hashtag #Haiti khá phổ biến trong lúc nước này bị động đất), hoặc để theo dõi một ai đó nếu họ có sử dụng Hashtag độc đáo của riêng mình.

Khi một Hashtag bất kì trở nên phổ biến, nó có thể thu hút nhiều người dùng hơn cùng thảo luận về các vấn đề có dính dáng đến tag đó. Như đã nói ở trên, đối với Twitter, khi một Hashtag trở nên cực kì phổ biến và được dùng rộng rãi thì nó sẽ được xếp vào mục "Trending Topics".

Tất cả Hashtag đều không được đăng kí hay kiểm soát bởi bất kì người dùng/nhóm người dùng nào có. Nó cũng không bao giờ bị "nghỉ hưu", tức là một Hashtag có thể tồn tại vĩnh viễn miễn là người ta còn chấp nhận sử dụng nó và trong ngôn ngữ đời thường vẫn còn cụm từ đó.

Các Hashtag cũng không đi kèm theo chú giải gì cả. Chính vì thế mà một Hashtag có thể được sử dụng thoải mái cho nhiều mục đích khác nhau tùy vào ý định của người dùng.

Để tăng tính khác biệt và tăng khả năng nhận biết Hashtag, người ta thường đặt các Hashtag có liên quan đến một người, một sự vật hay sự kiện. Ví dụ, nếu đặt tag #banh thì quá chung chung, chúng ta có thể đặt cụ thể hơn là #banhkem, #banhkemhandmade.

Tuy nhiên, cũng chính vì điều này mà một tag khó có thể được xếp vào "trending topics" bởi mỗi người lại có một cách khi khác nhau mặc dù cùng chỉ chung một đối tượng (chẳng hạn như mình viết là #banhkemhandmade, bạn mình lại viết là #banhkemtulam). Do đó, để một Hashtag trở nên phổ biến, cần có một quy định (ngầm biết hoặc nói rõ với nhau) để ai ai sử dụng Hashtag đó cũng viết đúng như thế.

Ngoài ra, Hashtag còn được cộng đồng mạng sử dụng như một biện pháp để giải bày một trạng thái nào đó liên quan đến thông điệp. Nó có thể giúp tăng tính hài hước, thú vị, biểu lộ sự buồn bã. Ví dụ đơn giản thế này: "Hôm nay là thứ sáu rồi! #vuiqua #excited #TGIF". Tất nhiên, nó cũng giúp cho việc tìm kiếm các thông điệp trở nên dễ dàng hơn giống như những gì đã nói đến ở phần trên.

Sử dụng Hashtag bên ngoài mạng xã hội:

Hashtag là gì và người ta dùng nó trên mạng ra sao

Ngoài Twitter hay Instagram thì nhiều dịch vụ khác cũng tích hợp Hashtag vào hệ thống của mình, ví dụ như trong hệ thống đăng lời bình luận của YouTube hay Google+. Những công cụ tìm kiếm theo thời gian thực như Google Real-Time Search (một tính năng của Google Search) sẽ tự theo dõi một Hashtag do bạn chỉ định để liên tục hiển thị những bài post được gắn tag đó.

Một số trang web có hỗ trợ Hashtag

  • FriendFeed (từ năm 2009)
  • Google+
  • Instagram
  • Orkut
  • Pinterest
  • Sina Weibo
  • Tout
  • Tumblr
  • Twitter (từ năm 2009)
  • VK
  • YouTube (2009–2011)
  • Kickstarter (2012–hiện tại)
  • Fetchnotes (2012–hiện tại)
  • Waywire
  • Facebook (sắp có)
  • Sandglaz (2011-hiện tại)
  • Ứng dụng của Hashtag trong đời sống

"Hiện tượng Hashtag" đã được sử dụng rất nhiều cho việc quảng cáo, quảng bá hay định hướng suy nghĩ của người tiêu dùng. Hầu hết những công ty lớn đều tập trung vào một số lượng Hashtag nhàm giúp khách hàng dễ dàng tìm đến công ty (thông qua các Hashtag đó). Ví dụ, trong các dòng tweet về Xbox, Microsoft thường gắn tag #Xbox hoặc #XboxLive. Hoặc khi giới thiệu Windows 8, họ sẽ dùng tag #Windows, #Windows8.

Hashtag không còn đơn giản chỉ là một công cụ để link các bài viết lại mới nhau mà nó trở thành một thứ giúp nhận dạng thương hiệu.

Từ năm 2010, các đài truyền hình nước ngoài cũng bắt đầu sử dụng Hashtag để quảng cáo cho các chương trình của mình và mục tiêu của họ là khuyến khích khán giả tham gia thêm vào các hoạt động bên lề của chương trình đó.

Lúc phát lên TV, họ cũng gắn Hashtag lên cho mọi người thấy ở một góc nhỏ trên màn hình. Họ muốn người dùng biết tới Hashtag của mình nhiều hơn để tăng số lượt được đề cập đến trong status của mọi người trên các mạng xã hội khác nhau.

Trên không gian mạng còn có một thứ thú vị nữa gọi là "bashtag" (bad + Hashtag?). Bashtag được tạo ra để mô tả những tình huống mà người dùng của một mạng cộng đồng dùng Hashtag để nhận xét, chỉ trích một công ty nào đó, hoặc để báo cho người khác biết về chất lượng dịch vụ.

Đầu năm 2012, McDonald bắt đầu cho xu hướng bashtag bằng cách sử dụng Hashtag #McDStories để người dùng có thể đề cập, chia sẻ những câu chuyện của họ từng trải nghiệm với sản phẩm của McDonald.

Tuy nhiên, chiến dịch marketing này đã bị ngừng lại sau chỉ hai tuần bởi vì các status có dùng tag #McDStories chủ yếu than phiền về dịch vụ của hãng chứ không phải là kể chuyện theo hướng tích cực như ý định của công ty.

Tác giả: Theo Tinh tế

Nguồn tin: http://www.quantrimang.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Giấy phép sử dụng NukeViet

Bản dịch tiếng Việt của Giấy phép Công cộng GNU Người dịch&nbsp;Đặng Minh Tuấn <dangtuan@vietkey.net> Đây là bản dịch tiếng Việt không chính thức của Giấy phép Công cộng GNU. Bản dịch này không phải do Tổ chức Phần mềm Tự do ấn hành, và nó không quy định về mặt pháp lý các điều khoản cho các...

Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập16
  • Hôm nay30,544
  • Tháng hiện tại595,426
  • Tổng lượt truy cập98,795,743
Left-column advertisement
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây