Cho giáo viên làm đề thi của học sinh: Không thỏa đáng

Thứ năm - 09/05/2013 05:31

Cho giáo viên làm đề thi của học sinh: Không thỏa đáng

(Dân trí)-Trước việc Trường THPT Cao Thắng (TP Huế) yêu cầu các giáo viên môn Toán, Anh Văn, Địa, Sinh cùng làm đề thi học kỳ 2 với học sinh khối 12 để đánh giá chất lượng, TS. Phạm Văn Hùng - giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Thừa Thiên-Huế cho rằng cách làm này là không thỏa đáng.

Chiều 8/5, PV Dân trí đã có cuộc trao đổi với TS. Phạm Văn Hùng - giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Thừa Thiên - Huế về phương pháp đánh giá chất lượng giáo viên (GV) nói trên ở Trường THPT Cao Thắng (TP Huế).

Xin ông cho biết nhận định của mình về vụ việc?

Trên những nhận định chủ quan cá nhân tôi, trên cách làm của hiệu trưởng như trên không thỏa đáng. Để đánh giá cách làm của hiệu trưởng, Sở sẽ tìm hiểu thêm, trực tiếp đối thoại với cô hiệu trưởng Hoàng Thị Mai, trực tiếp làm việc với ban giám hiệu, trực tiếp làm việc với GV, sau đó sẽ đưa ra những ý kiến tiếp theo.

Trước tiên, hãy để các thầy cô giáo bình luận về việc này. Còn dưới góc độ quản lý nhà nước, để có 1 ý kiến xác đáng, chúng tôi phải có một tìm hiểu rồi tổng kết sau.

Cô Mai làm việc này có báo cáo lên Sở không, thưa ông?

Không.

Sau bài viết đăng lên báo, cô Mai có điện thoại tôi, nói thực chất vấn đề là để thảo luận đáp án. Để mỗi GV đưa ra một đáp án của riêng mình, để thảo luận đáp án tốt hơn, sâu hơn, và nhớ đáp án kỹ hơn.

Việc lấy đề thi học kỳ của học sinh cho GV làm, theo ông là như thế nào?

Đề học kỳ 2, là một đề chỉ có phạm vi kiến thức trong một học kỳ chứ không phải toàn cục của năm lớp 12. Một đề về mặt cấp độ kiến thức thì còn xa và rất xa kỳ thi đại học. Mà là những GV có trình độ đại học, thì việc khảo sát đó không có ý nghĩa về việc đánh giá năng lực.

Việc cho GV làm bài để đưa ra các đáp án linh động thì là điều tích cực, nhưng lấy điều này để đánh giá năng lực GV thì không thỏa đáng.

Bởi vì, giả sử lấy 1 đề thi vào đại học thì có thể. Đàng này đây là 1 bài thi kiểm tra học kỳ, phạm vi chỉ 45 phút hay 90 phút, trong khi đề đại học đến 3 tiếng thì “không thỏa đáng một chút nào” để đánh giá GV. Cho nên, nếu cô Mai dùng mục đích đó để đánh giá GV thì “mục đích không đạt được”.

TS. Phạm Văn Hùng, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh TT-Huế
TS. Phạm Văn Hùng, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh TT-Huế.

Trước đây, Sở GD-ĐT tỉnh Thừa Thiên - Huế đánh giá GV dựa trên những chuẩn nào và qua những dịp nào?

Chúng tôi cũng chưa bao giờ đánh giá GV. Một số học phần, học kỳ về bồi dưỡng thường xuyên của Bộ GD-ĐT thì các trường đại học liên quan có làm khi ra đề thi liên quan đến kỹ năng và kiến thức của GV.

Các kỳ thi GV dạy giỏi, các tiết dự giờ có phải là một phần trong đánh giá GV không?

Cái đó không phải. Dự giờ thiên về phương pháp giảng dạy chứ không phải đánh giá kiến thức và kỹ năng của GV. Tất nhiên có một phần nhưng không phải đánh giá kiến thức. Đánh giá GV dạy giỏi có bao gồm một phần của kiến thức, kiến thức đúng với bài dạy đó: dùng đúng, phương pháp hiệu quả.

Nếu đánh giá kiến thức chuyên môn sâu và các kỹ năng của GV thì lâu nay chỉ có các kỳ khảo sát GV ngoại ngữ do Bộ GD-ĐT chỉ đạo và chúng tôi có hợp đồng với Hội đồng Anh để làm khảo sát. Nhưng chỉ mới một môn Anh ngữ, Pháp ngữ thôi. Còn các môn khác chưa có.

Sở có những dự định, kế hoạch để đánh giá GV trong thời gian tới không?

Cũng khó. Vì cũng không có một quy định và sự chỉ đạo rõ ràng. Quy định và chỉ đạo của Bộ chưa có. Bộ chỉ đạo chúng tôi làm Ngoại ngữ thì chúng tôi làm chứ chưa có khảo sát GV Văn, Toán… Nếu có thì chúng tôi sẽ làm, còn trước mắt thì chưa làm.

Cách làm của cô Mai khá lạ và đang có nhiều chiều từ bên ngoài, thầy có ý kiến gì về việc này?

Trước một vấn đề mới, chúng tôi sẽ xem xét lại, đánh giá từ các chiều, rồi có nhận định của mình. Chứ đây chỉ là cá nhân với những nhận định, suy nghĩ đầu tiên.

Nhưng tôi cho rằng cách làm này là cách làm nội bộ, có tính nội bộ. Vì hiện tại kết quả có ai biết? Có cô Mai biết, đến hiệu phó cũng không biết. Chỉ có những người tham gia thi ở đó mới biết họ được bao nhiêu phần trăm thôi.

Đại Dương (thực hiện)

Nguồn tin: http://dantri.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Giới thiệu về NukeViet CMS

CMS là gì? CMS là từ viết tắt từ Content Management System. Theo wikipedia Định nghĩa. Hệ quản trị nội dung, cũng được gọi là hệ thống quản lý nội dung hay CMS (từ Content Management System của tiếng Anh) là phần mềm để tổ chức và tạo môi trường cộng tác thuận lợi nhằm mục đích xây dựng một hệ...

Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập400
  • Máy chủ tìm kiếm10
  • Khách viếng thăm390
  • Hôm nay15,906
  • Tháng hiện tại448,000
  • Tổng lượt truy cập100,130,075
Left-column advertisement
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây