Những điều ít biết về nghi phạm bắt cóc 3 phụ nữ suốt 10 năm

Thứ năm - 09/05/2013 06:20
(Dân trí) – Ariel Castro, nghi phạm bị truy tố vì bắt cóc và hãm hiếp 3 phụ nữ tại bang Ohio, Mỹ suốt 10 năm được xếp vào nhóm người không thiện, không ác. Y được biết đến là một nhạc sỹ cởi mở, thân thiện với hàng xóm nhưng cũng từng ngược đãi vợ cũ.

Hiện chưa rõ Castro kiểm soát 3 người phụ nữ trên bằng cách nào suốt chừng đó năm bởi các nạn nhân cho biết họ chỉ được ra khỏi nhà 2 lần trong vòng 10 năm qua. Cả 2 lần đó Castro đều chuyển họ vào trong gara và bắt họ dùng các vật dụng hóa trang, bao gồm cả tóc giả.

Castro từng là lái xe buýt cho một trường học trước khi bị sa thải
Castro từng là lái xe buýt cho một trường học trước khi bị sa thải

Trong quá trình khám phá ngôi nhà, cảnh sát cũng tìm thấy dây thừng và xích nhưng họ cho biết không có vẻ cho thấy Castro đã dùng thuốc với Amanda Berry, 27 tuổi, Gina DeJesus, 23 tuổi và Michelle Knight, 32 tuổi.

Một điều lạ nữa là không một ai từng ghé qua hoặc hàng xóm sống gần căn nhà này hay biết rằng có thể có người bị nhốt bên trong.

“Ariel giữ không cho ai đến gần”, phó cảnh sát trưởng Ed Tomba khẳng định với báo giới hôm 8/5 sau khi nghi phạm 52 tuổi bị truy tố về tội bắt cóc và hãm hiếp.

Nhân thân tốt

Castro là hậu duệ của một gia đình lớn đã di cư tới Cleveland, Mỹ từ Yauco, Puerto Rico sau Thế chiến thứ 2. Cha của y, Nona Castro, mất năm 2004, từng làm chủ một cơ sở buôn bán ô tô. Ông chú của Castro là Julio "Cesi" Castro, 78 tuổi, từng là một nhân vật trụ cột trong cộng đồng người Mỹ La-tinh tại địa phương. Hiện ông Julio vẫn đang điều hành một cửa hàng có tên Caribe Grocery.

Trên đại lộ Seymour Avenue, Castro ít nhiều cũng có tiếng tốt.

“Tôi từng sống ở đây 1 năm, từng cùng nướng thịt ngoài trời với ông ta. Chúng tôi cùng ăn sườn nướng và vài thứ linh tinh, nghe nhạc salsa. Anh biết tôi đến từ đâu rồi đó”, một nhân viên nhà hàng có tên C-harles Ramsey, hàng xóm của Castro và cũng là người giải cứu nạn nhân Berry cho biết.

Ramsey nhớ lại từng thấy Castro chơi ở sân sau với những con chó của mình. Trên trang Facebook, Castro tỏ ra thích thú với các mục về ô tô và xe máy.

Từ trái qua phải: 3 nạn nhân Gina DeJesus, Amanda Berry và Michelle Knight
Từ trái qua phải: 3 nạn nhân Gina DeJesus, Amanda Berry và Michelle Knight

Ông Julio Castro thì cho biết cháu mình đã rời khỏi gia đình lớn sau khi cha mất năm 2004, cùng năm Gina DeJesus mất tích và 1 năm sau khi Berry chịu chung số phận. Trước đó 2 năm Knight cũng mất tích. “Có lẽ nó thuộc tuýp người có 2 cuộc sống khác nhau”, ông Julio nhận định.

Ngược đãi vợ con

Năm 2005, vợ cũ của Castro là Grimilda Figueroa, người đã qua đời hồi năm ngoái, đã cáo buộc trong một phiên tòa gia đình rằng chồng mình “thường xuyên bắt cóc” 2 con gái của họ là Emily và Arlene và “giữ chúng không cho gặp mẹ”.

Cũng trong hồ sơ này, Figueroa cho biết đã hai lần bị gãy mũi, gãy xương sườn, bị gãy một răng, hai lần bị chật khớp vai và một lần bị tụ máu não. Bà yêu cầu thẩm phán ra lệnh “ngăn chặn không cho Castro dọa giết mình”.

Con trai của Castro và bà Figueroa là Anthony Castro, 31 tuổi, một nhân viên ngân hàng tại Cincinnati, bang Ohio khẳng định với tờ Daily Mail hôm 7/5 rằng, mẹ anh đã đưa cả 3 con ra khỏi nhà năm 1996 sau nhiều năm chịu đựng bạo hành.

“Tôi cũng từng bị đánh”, Anthony nói. “Chúng tôi chưa bao giờ thực sự thân thiết bởi những chuyện đó và cũng hiếm khi trò chuyện với nhau”. Vậy nhưng lại không có dấu hiệu nào cho thấy Castro từng bị kết tội bạo hành trong gia đình.

Một điều lạ lùng nữa là, theo kênh Fox, người chồng thứ hai của bà Figueroa, ông Fernando Colon từng bị FBI thẩm vấn năm 2004 do có liên quan đến sự biến mất của Berry và DeJesus.

Cùng trong năm đó Castro ra đối chất với Colon khi viên bảo vệ bị xét xử, kết tội và bị liệt vào danh sách những kẻ tấn công tình dục sau khi Colon có hành vi quấy rối 2 con gái của Castro. Hiện Colon đang có kế hoạch kháng cáo các cáo trạng này.

Suốt 22 năm, Castro vẫn lái xe buýt đưa đón học sinh, trước khi để xảy ra nhiều vụ việc khiến bị sa thải tháng 11/2012. Mức lương tên này được nhận khi đó là 18,91 USD/giờ, tờ Cleveland Plain Dealer khẳng định.

Năm 2004, Castro bỏ mặc một học sinh thuộc diện giáo dục chuyên biệt ở một mình trên xe để đi mua bánh hamburger. Năm 2009, y bị đình chỉ công tác vì quay đầu xe trái luật. Đến năm 2012, Castro bị đình chỉ một lần nữa vì lái xe buýt của trường đi mua sắm. Cũng trong năm này, y bị đuổi việc vì đã bỏ chiếc xe tại một trường tiểu học cách nhà hai khu phố trong nhiều giờ để “về nghỉ”.

Trong lúc rảnh rỗi, Castro thường chơi ghi ta bass với một ban nhạc La-tinh khá nổi tiếng ở địa phương là Grupo Kanon trong khoảng 15 năm.

“Ông ta có thể chơi nhưng những năm gần đây ngày càng trở nên cố chấp và thiếu ổn định”, Ivan Ruiz, trưởng ban nhạc, người biết Castro khoảng 20 năm qua khẳng định. “Giống như thể ông ta không thể rời nhà mình”.

Anthony Castro thì cho biết anh chỉ nói chuyện với cha vài lần mỗi năm nhưng cứ khi nào anh tới nhà ở số 2207 đại lộ Seymour thì cũng chỉ được không quá 20 phút là phải về. Thậm chí anh còn bị bố mình ngăn cản không cho vào một số căn phòng.

Thanh Tùng
Theo AFP

Nguồn tin: http://dantri.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Giấy phép sử dụng NukeViet

Bản dịch tiếng Việt của Giấy phép Công cộng GNU Người dịch&nbsp;Đặng Minh Tuấn <dangtuan@vietkey.net> Đây là bản dịch tiếng Việt không chính thức của Giấy phép Công cộng GNU. Bản dịch này không phải do Tổ chức Phần mềm Tự do ấn hành, và nó không quy định về mặt pháp lý các điều khoản cho các...

Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập97
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm96
  • Hôm nay7,844
  • Tháng hiện tại562,718
  • Tổng lượt truy cập99,512,893
Left-column advertisement
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây