3G Video Call ở Việt Nam vừa đá bóng vừa thổi còi: Bao giờ mới mạnh lên được?

Thứ hai - 17/10/2011 01:00
“Hãy nhìn mà xem, nếu công ty thứ ba triển khai Video Call, họ sẽ thu lợi như thế nào? Lấy tiền từ phần mềm hỗ trợ cuộc gọi 3G Video Call – điều không tưởng. Thu cước phí cuộc gọi – là điều không thể, nhà mạng mới là...
3G Video Call ở Việt Nam vừa đá bóng vừa thổi còi: Bao giờ mới mạnh lên được?

3G tăng 10% sẽ giúp tăng trưởng GDP lên tới 11%, một đặc phái viên của Thủ tướng về công nghệ thông tin từng phát biểu như thế trong sự kỳ vọng của Chính Phủ về “sự thắng lớn” của 3G. Ngoại trừ dịch vụ 3G Internet đang được dùng nhiều (mà thực chất chỉ là hình thức thuê bao 2G chuyển qua) thì các dịch vụ giá trị gia tăng khác trên nền 3G dường như vẫn chưa tạo được ấn tượng mạnh, nhất là với “con át chủ bài” 3G Video Call vốn đã rất được các nhà mạng kỳ vọng.

 

Các dịch vụ 3G

 

Hiện tại, ở Việt Nam, về lý thuyết chỉ có 5 nhà mạng cung cấp dịch vụ 3G là MobiFone, Vinaphone, Viettel, EVN Telecom và Vietnamobile nhưng chính xác nhất, theo các chuyên gia thì phải có tới 6 nhà mạng bởi S-Fone mặc dù từ bỏ đấu thầu 3G trong cuộc chạy đua lấy giấy phép 3G năm 2009 nhưng họ hiện đang triển khai khá nhiều dịch vụ giá trị gia tăng trên nền công nghệ CDMA2000 1xEV-DO vốn có thể được xem như một dạng  3G của CDMA với tốc độ và chất lượng tốt hơn khá nhiều so với 3G của các mạng dùng công nghệ GSM. Như vậy, về căn bản, thị trường 3G tại Việt Nam được xem là một thị trường mở với khoảng trên 10 triệu khách hàng tiềm năng đi kèm với hàng loạt các nhà cung cấp rất có tiềm lực.

 

Nếu xét về quy mô, VinaPhone  và MobiFone đứng hàng đầu với hơn 1 năm triển khai 3G hiện vẫn duy trì 5 dịch vụ chính là Mobile Internet, Mobile Camera, Mobile Broadband, Mobile TV và Video Call.

 

EVN Telecom, mặc dù xuất quân trễ hơn các nhà mạng khác trong cuộc đua 3G nhưng cũng nhanh chóng tạo được ấn tượng mạnh với 9 dịch vụ khác nhau thuộc nhiều nhóm riêng biệt như E-Net, Video Call, Mobile Internet, Mobile Tivi, Q-mail, Mobile Music, Video clip, Game, MMS. Ngoài ra, cùng trong “họ” nhà CDMA, hãng S-Fone mặc dù danh chính ngôn thuận không có tên trong “bảng phong thần 3G” nhưng lại cung cấp khoảng 20 dịch vụ giá trị gia tăng khác nhau trên nền cộng nghệ CDMA2000 1xEV-DO của mình.

 

Mặc dù cung cấp khá nhiều loại hình dịch vụ 3G khác nhau nhưng nhìn tổng thể lại, hầu như mạng nào cũng tập trung mạnh vào Video Call, Truyền hình di động (TV) và Game di động và trong đó, Video Call được xem là đặc trưng của 3G và được các nhà mạng đầu tư quảng cáo rất mạnh”, một chuyên gia chia sẻ. “Nguyên nhân có vẻ đến từ thực tế dịch vụ Truyền hình trên di động khá đắt đỏ và người dùng thích xem trên máy tính hơn là trên điện thoại bởi giới hạn không gian màn hình của chúng còn Game cho di động thường không hấp dẫn như game trên máy tính, nhất là ở mặt đồ họa và kịch bản câu chuyện”.

 

Video Call, trống xuôi, kèn ngược

 

“Tôi thấy chưa thực sự hài lòng với dịch vụ 3G Video Call do các nhà mạng Việt Nam cung cấp”, anh Trầm, Kỹ sư Công nghệ thông tin tại Hà Nội. “Nghe quảng cáo dịch vụ này hay hay nên tôi, bà xã và một số bạn bè đăng ký dùng thử, tuy thế, nếu gọi Video Call cho nhau trong cùng mạng thì ngoài vấn đề hình ảnh truyền đi đôi lúc bị giật thì chẳng còn trục trặc nào khác, ngược lại, nếu thực hiện cuộc gọi Video Call cho bạn bè ở khác mạng thì muôn vàn phiền phức xảy ra mà phổ biến nhất là hiện tượng hình ảnh không truyền đi được hoặc tiếng đến rồi phải vài chục giây sau hình mới đi theo”

 

Theo nhiều nhà quan sát, có vẻ nguyên nhân đến từ nhiều nguồn khác nhau bao gồm cả các yếu tố về sự không đồng bộ trong hệ thống dịch vụ, quy cách tính cước phí, cách thức truyền tải thông tin liên mạng và cơ chế hoạt động của từng mạng nhưng quan trọng hơn cả, theo một số nguồn tin không chính thức, có thể đến từ việc các nhà mạng không thực sự “hiểu nhau” trong việc triển khai dịch vụ. “Hãy quay lại về thời điểm khi các mạng nhỏ bước chân vào thị trường Việt Nam, các mạng lớn – đã bị cồng đồng người dùng đặt nghi vấn về phương thức “chơi xấu” khi tiến hành chặn tín hiệu cuộc gọi, tin nhắn từ các mạng khác vào trong mạng của mình để tạo nên hiệu ứng cho những đánh giá rất xấu về chất lượng dịch vụ của mạng kia. Tại sao với 3G Video Call, điều này lại không thể xảy ra?”.

 

Công ty dịch vụ Nội dung làm ngơ

 

Nếu nhìn vào quảng cáo của những công ty dịch vụ nội dung trên nền di động ở Việt Nam, gần như 101% các thông tin đều liên quan đến 2G mà không có bất kỳ thứ gì có dính dáng đến 3G. “Tại sao lại như vậy?”, một nhà phân tích đặt câu hỏi. “Có thể nói, trong thời gian gần đây, các công ty cổ phần dịch vụ vụ nội dung đã có những hỗ trợ tích cực cho 2G thăng hoa bằng việc cung cấp rất nhanh, mạnh và phong phú nhiều nội dung hấp dẫn như nhạc chờ, nhạc chuông, hình nền, tin nhắn theo chủ đề, quà tặng âm nhạc, dịch vụ Web,… và thậm chí còn chi không ít tiền để quảng cáo cho 2G. Tuy thế, trái ngược với 2G vốn rất được ưu ái thì các công ty dịch vụ nội dung lại cực kỳ thờ ơ với 3G trong khi các nhà mạng lại gần như đang hụt hơi quảng cáo cho nó?”.

 

Nguyên nhân có vẻ đến từ việc các công ty dịch vụ nội dung thu lợi không cao đối với các dịch vụ 3G hoặc thậm chí, theo một vài chuyên gia, đó là do các mạng di động không muốn “chia đất” cho các công ty thứ ba khai thác. “Hãy nhìn mà xem, nếu công ty thứ ba triển khai Video Call, họ sẽ thu lợi như thế nào? Lấy tiền từ phần mềm hỗ trợ cuộc gọi 3G Video Call – điều không tưởng. Thu cước phí cuộc gọi – là điều không thể, nhà mạng mới là người thu phần tiền ấy.
 
 
Và đó cũng là mẫu số chung cho các dịch vụ 3G còn lại”. Và đó chính là lý do 3G Video Call, cho tới nay, vẫn do các nhà mạng tự biên tự diễn. Phải chăng, đã đến lúc các mạng di động Việt Nam cần mở cửa ra cho các công ty bên ngoài tham gia chung với mình, khi ấy mới hi vọng có cơ hội tạo được cơn sóng thần thực sự trong làng di động nước nhà.
 
 
 
Hải Quyên

Nguồn tin: xahoithongtin.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Giới thiệu về Công ty cổ phần phát triển nguồn mở Việt Nam

Công ty cổ phần phát triển nguồn mở Việt Nam (VINADES.,JSC) là công ty mã nguồn mở đầu tiên của Việt Nam sở hữu riêng một mã nguồn mở nổi tiếng và đang được sử dụng ở hàng ngàn website lớn nhỏ trong mọi lĩnh vực. Wbsite đang hoạt động chính thức: http://vinades.vn/ Ra đời từ hoạt động của tổ chức...

Thăm dò ý kiến

Bạn biết gì về NukeViet 4?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập167
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm165
  • Hôm nay35,287
  • Tháng hiện tại157,440
  • Tổng lượt truy cập98,357,757
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây