“Điều tra phổ cập nghe-nhìn khá sát thực tế”

Thứ tư - 12/10/2011 01:07
Ngày 11-10, Bộ Thông tin và Truyền thông đã công bố kết quả điều tra thống kê về phổ cập dịch vụ điện thoại, internet và nghe - nhìn toàn quốc năm 2010, có nhiều con số đáng bất ngờ, có những tỷ lệ chênh lệch rất lớn giữa các vùng miền và ngay cả ở những thành phố được đầu tư hạ tầng tốt.
“Điều tra phổ cập nghe-nhìn khá sát thực tế”

 

Bên lề buổi công bố cuộc điều tra, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trần Đức Lai đã trả lời báo chí về tỷ lệ chênh lệch, chưa tương xứng với hạ tầng, đồng thời, từ đó sẽ có giải pháp phát triển dịch vụ điện thoại, internet và nghe - nhìn tới các vùng miền trong cả nước.

- Theo số liệu từ cuộc điều tra, cả nước có trên 1,6 triệu hộ gia đình nối mạng internet, như theo thống kê hàng tháng của Tổng cục Thống kê, tới thời điểm hiện tại, Việt Nam có hơn 30 triệu người đã sử dụng Internet. Tại sao lại có sự chênh lệch rất lớn này, thưa ông?

- Trong thống kê mà Bộ Thông tin và Truyền thông vẫn báo cáo gửi lên Tổng cục Thống kê là tỷ lệ người dùng internet, tại cuộc điều tra này là tỷ lệ internet băng rộng là chi tiết và chúng tôi đi sâu vào chỉ tiêu tỷ lệ người dùng trong hộ gia đình, thế nên mới thực chất.

Thí dụ nói tỷ lệ chung trên toàn quốc hiện nay là 30%, tức mật độ 30% dân đang sử dụng internet, tỷ lệ này rất cao nhưng không phản ánh đồng đều. Khi chúng tôi đi kiểm tra thì thấy mật độ tập trung ở thành phố lớn nhiều, còn vùng sâu vùng xa nhiều nhà không có. Chúng tôi đặt chỉ tiêu điều tra là số hộ gia đình sử dụng internet để trên cơ sở số liệu này nhà nước có những chính sách khuyến khích sử dụng, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển hạ tầng đến đó.

- Nhưng tại sao, ngay ở các thành lớn như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, với cơ sở hạ tầng và mức độ đời sống của người dân đã rất phát triển, nhưng tỷ lệ hộ gia đình có nối mạng chỉ có hai ba chục %?

- Chúng ta phải phân biệt lại. Bình thường chúng ta nói mật độ sử dụng internet của người Việt Nam hiện khoảng hơn 30% nhưng của Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là thấp hơn 30%, tuy nhiên chúng tôi chỉ tính số người trong hộ gia đình dùng chứ không phải toàn bộ. Ở đây còn các cơ quan, đại lý, công sở… Chúng tôi muốn kiểm tra để có chính sách đối với hộ gia đình, như vậy mới đồng đều cho dân được. Còn nếu chỉ tính mật độ máy trên 100 dân, dù cũng đúng nhưng không đồng đều. Giống như với điện thoại di động, có người có vài cái nhưng có người không có cái nào, vậy mà mật độ vẫn cao.

- Như vậy, số liệu điều tra trên là hoàn toàn phản ánh đúng thực tế?

- Theo tôi, số liệu điều tra này là tương đối sát thực tế vì chúng ta đã cho điều tra viên đi đến kiểm tra tận nơi, từng bản xã, phố phường. Nếu phản ánh tổng cộng thì có thể có một số chỉ tiêu thấp hơn mà các doanh nghiệp báo cáo trước đây. Nhưng số liệu điều tra trên rất ý nghĩa cho chiến lược phát triển sắp tới, với tỷ lệ không đồng đồng đều giữa các vùng miền, giữa thành thị và nông thôn.

Đặc biệt ngay ở nông thôn không thì giữa các tỉnh với nhau cũng không đồng đều. Tỉnh nào có sự quan tâm hỗ trợ tốt thì hạ tầng phát triển tốt hơn. Mà hạ tầng phát triển tốt thì dịch vụ phát triển tốt hơn và đời sống người dân cao hơn. Điều này tạo điều kiện cho Bộ có cơ chế chính sách và kích thích các tỉnh quan tâm đầu tư vào các lĩnh vực này.

- Theo ông, số liệu điều tra trên sẽ tác động như thế nào đến kế hoạch phát triển thuê bao băng rộng trong đề án Đưa Việt Nam trở thành nước mạnh về CNTT?

- Việc phát triển băng rộng thì chúng ta đã có chủ trương từ một hai năm nay rồi. Hiện Bộ đang xây dựng chiến lược để yêu cầu các doanh nghiệp có thể nâng tỷ lệ này lên, còn mục tiêu trong chương trình đề án tiến tới phải là băng rộng. Chúng ta bắt đầu triển khai từ năm nay đến đích là năm 2015 và năm 2020 mới phải hoàn thành. Mấy năm trước, chúng ta mới phát triển hạ tầng và phát triển với tính phổ cập, còn băng rộng thì bắt đầu từ giai đoạn này và sau 2010 thì Bộ đã bắt đầu tập trung vào.

- Vậy theo cá nhân ông, chúng ta cần có những chính sách gì để đưa internet băng rộng của Việt Nam phát triển hơn trong thời gian tới?

- Thực ra, chúng ta đã có Luật Viễn thông mới ra đời, có những quy định cụ thể trong đó; hay Nghị định 25 của Chính phủ cũng quy định rất rõ; rồi một số đề án Bộ Thông tin và Truyền thông đã trình Chính phủ như “đề án nước mạnh”, “đề án về viễn thông công ích”… thì sẽ có biện pháp để hỗ trợ các doanh nghiệp.

Nhưng về lĩnh vực viễn thông, do sự cam kết của ta với WTO về mở cửa thị trường viễn thông, do các thông lệ quốc tế về viễn thông thì chủ yếu là đầu tư của các doanh nghiệp, nhà nước chỉ đầu tư về chính sách, chiến lược và đưa ra tiêu chuẩn, còn đầu tư tiền trực tiếp thì nhà nước làm rất hạn chế, chỉ những chỗ là công ích thì mới tham gia.

Như đối với chương trình viễn thông công ích giai đoạn 2011- 2015 mà Thủ tướng đã phê duyệt thì đối với 69 huyện khó khăn ở các vùng sâu vùng xa, trong đó có 400 xã cực kỳ khó khăn, hạ tầng rất kém thì sẽ có hỗ trợ bằng vốn cho các doanh nghiệp để đầu tư hạ tầng.

- Những doanh nghiệp như thế nào thì sẽ đủ điều kiện tham gia?

- Tất cả các doanh nghiệp đều có quyền tham gia. Tất nhiên, mọi doanh nghiệp tham gia phải đấu thầu và doanh nghiệp nào đáp ứng tất cả các điều kiện của dự án thì mới đạt.

- Xin cảm ơn Thứ trưởng!

 

Tác giả: NGHĨA TIẾN (thực hiện)

Nguồn tin: www.nhandan.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Những tính năng của NukeViet CMS 4.0

Giới thiệu chung Mã nguồn mở NukeViet là sản phẩm của sự làm việc chuyên nghiệp: Để xây dựng lên NukeViet 4, đội ngũ phát triển đã thành lập công ty VINADES.,JSC. Trong quá trình phát triển NukeViet 4, VINADES.,JSC đã hợp tác với nhiều đơn vị cung cấp hosting trong và ngoài nước để thử nghiệm host,...

Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập375
  • Máy chủ tìm kiếm10
  • Khách viếng thăm365
  • Hôm nay16,467
  • Tháng hiện tại448,561
  • Tổng lượt truy cập100,130,636
Left-column advertisement
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây