Năng lực cạnh tranh của điện tử nội vẫn thấp

Thứ bảy - 01/10/2011 02:53

Năng lực cạnh tranh của điện tử nội vẫn thấp

8 tháng đầu năm 2011, dù kim ngạch xuất khẩu tăng nhưng năng lực cạnh tranh của mặt hàng máy tính, linh kiện điện tử của Việt Nam vẫn rất thấp do chủ yếu vẫn là hoạt động gia công và lắp ráp.

Dẫn số liệu thống kê thực tế của Tổng cục Hải quan, thông tin từ Trung tâm Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công thương) cho hay trong 7 tháng đầu năm 2011 Việt Nam đã xuất khẩu các loại máy tính và linh kiện điện tử như bo mạch, RAM máy tính, linh phụ kiện máy in… ra thị trường 50 quốc gia và vùng lãnh thổ, đạt kim ngạch 2,04 tỷ USD, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm 2010.

Riêng trong tháng 7, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này ra thị trường thế giới đạt 344,08 triệu USD.

Và với đà tăng trưởng này, dự báo trong tháng 8/2011 kim ngạch xuất khẩu mặt hàng máy tính và linh kiện điện tử của Việt Nam ước đạt 350 triệu USD, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu ngành hàng này trong 8 tháng đầu năm lên 2,4 tỷ USD.

Về thị trường xuất khẩu, tháng 7/2011 Trung Quốc trở lại vị trí số 1, vượt qua Mỹ để dẫn đầu nhóm thị trường về kim ngạch xuất khẩu máy tính của Việt Nam với 62,81 triệu USD (tăng 15,43% so với tháng 6/2011).

Tiếp theo đó, Mỹ xuống vị trí thứ 2 trong tháng với hơn 49,73 triệu USD và Nhật Bản xếp vị trí thứ 3 về kim ngạch với 31,3 triệu USD.

Cũng theo thông tin từ Trung tâm Công nghiệp và Thương mại, nhìn chung, xét về mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu cả 7 tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm ngoái, trong số 37 thị trường xuất khẩu thì có tới 20 thị trường tăng kim ngạch (tăng mạnh ở Đài Loan, Mexico, Thổ Nhĩ Kỳ, Hunggari…), còn lại là sụt giảm (Singapore sụt giảm mạnh nhất với 67,21%, tiếp đến là Phần Lan, Thái Lan, Philippine…).

Bên cạnh đó, đáng lưu ý là đến nay Việt Nam vẫn đang được biết đến là nơi thu hút đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực điện tử với nhiều tập đoàn, dự án quan trọng, vốn đầu tư lớn đổ vào (do Việt Nam hiện có quỹ đất lớn với nhiều vị trí đẹp, thuận lợi cho sản xuất điện tử, giá nhân công rẻ, có nhiều chính sách ưu đãi…).

Thế nhưng, trong thực tế thì dù đầu tư tuy vào nhiều nhưng chủ yếu các doanh nghiệp nước ngoài chỉ sử dụng đất đai và lao động tại Việt Nam là chính, còn nguyên vật liệu tại chỗ rất ít, chủ yếu vẫn nhập khẩu và chỉ gia công trên đất Việt Nam khiến cho thực tế kim ngạch xuất khẩu tăng nhưng năng lực cạnh tranh lại rất thấp.

Do đó, theo nhận định của Bộ Công thương, hiện tại giá trị gia tăng trong sản phẩm vẫn rất thấp, chỉ chiếm chưa đến 17% (như tính riêng trong năm 2010, xuất khẩu trong lĩnh vực điện tử đạt 3,4 tỷ USD, nhưng giá trị gia tăng chỉ đạt từ 5 – 10%).

Tác giả: Phan Minh

Nguồn tin: www.ictnews.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Giới thiệu về Công ty cổ phần phát triển nguồn mở Việt Nam

Công ty cổ phần phát triển nguồn mở Việt Nam (VINADES.,JSC) là công ty mã nguồn mở đầu tiên của Việt Nam sở hữu riêng một mã nguồn mở nổi tiếng và đang được sử dụng ở hàng ngàn website lớn nhỏ trong mọi lĩnh vực. Wbsite đang hoạt động chính thức: http://vinades.vn/ Ra đời từ hoạt động của tổ chức...

Thăm dò ý kiến

Bạn biết gì về NukeViet 4?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập367
  • Máy chủ tìm kiếm8
  • Khách viếng thăm359
  • Hôm nay28,767
  • Tháng hiện tại464,582
  • Tổng lượt truy cập98,664,899
Left-column advertisement
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây