7 chiêu đánh cắp tiền trên thiết bị Android

Thứ sáu - 28/10/2011 08:10
 Symantec đã xác định được 7 thủ đoạn đánh cắp tiền trên thiết bị Android, đồng thời đưa ra những biện pháp hữu hiệu để giúp người dùng tự bảo vệ mình.
7 chiêu đánh cắp tiền trên thiết bị Android

Sách Trắng “Động cơ của các mối đe dọa trên thiết bị Android” vừa được Symantec công bố hôm nay, 28/10/2011, đã nêu đích danh TOP 7 thủ đoạn đánh cắp tiền trên thiết bị di động, gồm: Lừa đảo thu phí gọi/nhắn tin tới số điện thoại trả tiền (Premium rate number billing scams); Phần mềm gián điệp; Nhúng mã độc trong các công cụ tìm kiếm; Lừa đảo kiểu trả tiền theo lần nhấn liên kết (Pay-per-click scams); Lừa đảo kiểu trả tiền theo lần cài đặt (Pay-per-install schemes); Phần mềm quảng cáo Adware; Ăn cắp số tài khoản ủy quyền trên di động (mTAN stealing).

Tuy nhiên, Sách Trắng của Symantec cũng mô tả những thủ đoạn mang lại lợi nhuận khác có thể xuất hiện trong tương lai gần, giúp bọn tội phạm mạng thu lợi nhiều hơn, bao gồm: ăn cắp và bán những thông tin tài chính quan trọng như các thông tin ngân hàng (banking credentials), bán số IMEI ((International Mobile Equipment Identity - số nhận dạng thiết bị di động quốc tế, dùng để phân biệt từng máy điện thoại di động) ăn cắp được để sử dụng trên những thiết bị di động đã bị chặn hoặc giả mạo; chào bán phần mềm bảo mật di động giả. Đây là “chiến lược” đã từng được thực hiện rất thành công trên máy tính cá nhân (PCs).

Hiện tại, hiệu quả mang lại cho những kẻ tấn công còn thấp bởi lượng lây nhiễm thấp. Tuy nhiên, tỷ lệ này có thể sẽ tăng lên trong tương lai khi lượng bán ra các thiết bị di động mới tăng tới 55% trong năm 2010, và điện thoại thông minh sẽ ngày càng được sử dụng phổ biến để làm thiết bị thanh toán.

Một trong những giải pháp hữu hiệu để tránh bị “mất tiền” khi dùng thiết bị Android là sử dụng Norton Mobile Security Lite, một phần mềm miễn phí trong Adroid Market, có tính năng chống ăn cắp cùng khả năng phòng chống phần mềm độc hại, đảm bảo tính bảo mật cho người dùng ngay cả trong trường hợp điện thoại của họ bị mất, bị lấy cắp hoặc bị phần mềm độc hại lợi dụng.

Riêng với những người sử dụng máy tính bảng Android thì nên sử dụng Norton Tablet Security, một giải pháp mới được thiết kế đặc biệt cho các thiết bị máy tính bảng Android nhằm bảo vệ thiết bị, thông tin cá nhân và những dữ liệu quan trọng khác trước các nguy cơ như mất, bị lấy cắp, nhiễm virus hay các mối đe dọa bảo mật khác. Giải pháp này bao gồm cả tính năng chống trộm trên nền web với các chức năng như Report Lost, Lock, Locate và Sneak Peek (báo cáo mất, khóa máy, định vị và theo dõi máy) bên cạnh tính năng chống phần mềm độc hại và chống lừa đảo.

 

Tác giả: Việt Hà

Nguồn tin: http://www.ictnews.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Giới thiệu về Công ty cổ phần phát triển nguồn mở Việt Nam

Công ty cổ phần phát triển nguồn mở Việt Nam (VINADES.,JSC) là công ty mã nguồn mở đầu tiên của Việt Nam sở hữu riêng một mã nguồn mở nổi tiếng và đang được sử dụng ở hàng ngàn website lớn nhỏ trong mọi lĩnh vực. Wbsite đang hoạt động chính thức: http://vinades.vn/ Ra đời từ hoạt động của tổ chức...

Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập45
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm44
  • Hôm nay8,549
  • Tháng hiện tại563,423
  • Tổng lượt truy cập99,513,598
Left-column advertisement
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây