EU chi đậm cho phát triển băng rộng

Thứ tư - 19/10/2011 03:00

EU chi đậm cho phát triển băng rộng

Trong khi vẫn đang phải vật lộn tìm cách đối phó với cuộc khủng hoảng nợ công đang có nguy cơ ngày càng lan rộng, Liên minh châu Âu (EU) đã gây bất ngờ khi quyết định đưa ra một kế hoạch đầu

Dự án “mồi” nhằm thu hút đầu tư

“Chúng tôi cho rằng, một khi mạng Internet băng rộng được phủ trên khắp EU, tác động của nó tới nền kinh tế của khối sẽ mạnh mẽ không kém so với việc ra đời của mạng đường sắt cao tốc trước đây”, một vị quan chức của Ủy ban liên minh châu Âu (EC) nói.

Theo kế hoạch mà EC vừa xây dựng, liên minh châu Âu sẽ có một khoản đầu tư trị giá 9,2 tỷ euro để xây dựng một mạng Internet băng rộng với tốc độ “siêu nhanh” bao phủ tất cả các vùng miền và trở thành một động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển. Đặc biệt, kế hoạch này rất chú trọng đến việc kích thích và khuyến khích các nhà đầu tư, các chính phủ quan tâm hơn nữa trong việc đầu tư phát triển mạng băng rộng ở nông thôn nhằm tạo ra một thị trường đồng nhất cho tất cả các dịch vụ công điện tử trên toàn lãnh thổ châu Âu.

Lộ trình phác thảo trong bản kế hoạch cho biết, mục tiêu của EC là đến năm 2020, sẽ phải có ít nhất một nửa dân số châu Âu được sử dụng mạng Internet có tốc độ trên 100Mbps và tối thiểu nhất là 30 Mbps tại các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng có địa bàn khó đi lại. Các lãnh đạo EC tin rằng với hạ tầng mạng này, châu Âu sẽ trở thành một nền kinh tế có sức cạnh tranh cao hơn và năng suất lao động hiệu quả hơn so với hiện nay.

Cũng theo các nguồn tin từ EC, toàn bộ khoản đầu tư 9,2 tỷ euro này sẽ được EC tài trợ và bắt đầu giải ngân từ năm 2014 đến năm 2020. Tuy nhiên, bản kế hoạch sẽ phải được Nghị viện châu Âu và Ủy ban các Bộ trưởng Tài chính EU thông qua trước khi đi vào triển khai. “EU rất cần mạng băng rộng tốc độ cao này bởi nó sẽ cho phép nền kinh tế của chúng tôi trở nên cạnh tranh hơn trong tương lai và tạo ra nhiều việc làm cũng như mang lại sự thịnh vượng chung cho toàn khối”, một quan chức EU phát biểu trong buổi giới thiệu về dự án và cho rằng: “Khoản đầu tư này của EC sẽ kích thích một loạt các dự án đầu tư khác bằng nguồn vốn của khối tư nhân lẫn từ các chính phủ. Ước tính, mỗi euro đầu tư của EC sẽ thu hút thêm từ 6 đến 15 euro đầu tư khác”.

Dự kiến, ít nhất sẽ có khoảng 7 tỷ euro được đầu tư vào việc phát triển mạng băng rộng tốc độ cao, số còn lại được dành cho việc duy trì, quản lý, phát triển các dịch vụ công trực tuyến, xây dựng hệ thống chăm sóc sức khỏe điện tử (e-health), bảo đảm an ninh mạng và thiết lập mạng lưới an ninh năng lượng. Các nhà lập kế hoạch cũng cho rằng, đây sẽ chỉ là một dự án “mồi” bởi khi hạ tầng mạng Internet băng rộng được cải thiện, các nhà đầu tư địa phương và các chính phủ quốc gia thành viên của EU sẽ đổ thêm ít nhất 50 tỷ euro nữa vào lĩnh vực này.

Ngân sách dành cho dự án này sẽ được lấy ra từ một quỹ đầu tư có tên là “Kết nối tiện ích châu Âu” (CEF) và một phần từ ngân sách của EC và Ngân hàng đầu tư châu Âu (EIB). Một phần trong kế hoạch này là CEF sẽ gây sức ép buộc các hãng viễn thông phải chi tiền, đầu tư mạnh hơn vào chính mạng lưới của họ trước khi được phép tham gia đấu thầu các giai đoạn của dự án. Thêm vào đó, EC cũng khuyến khích các doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như cấp thoát nước, điện lực, xây dựng… tham gia vào chương trình này nhằm tạo ra tính cạnh tranh cao hơn.

Khuyến khích phát triển mạng băng rộng ở nông thôn

Một trong những mục tiêu quan trọng nhất mà bản kế hoạch băng rộng của EC hướng tới là thu hút nhiều hơn nữa các dự án đầu tư vào phát triển băng rộng cho vùng nông thôn – địa bàn thường bị các hãng viễn thông coi nhẹ hoặc bỏ qua do lợi nhuận mà họ mang lại quá nhỏ so với các thị trường thành thị đông dân cư.

Điểm đáng chú ý nữa là kế hoạch này không chỉ chú ý tới mạng băng rộng mà nó còn bao gồm một dự án nhắm đến việc mang lại dịch vụ điện lực công bằng cho tất cả mọi người dân trên toàn châu lục.

Ban lãnh đạo EC cũng cho biết, ngay khi chuẩn bị triển khai dự án này, hàng trăm ngàn việc làm mới sẽ được tạo ra nhờ sự đi trước của lĩnh vực xây dựng, lĩnh vực sản xuất thiết bị viễn thông và lắp đặt hệ thống cáp quang liên quốc gia.

 

Hồi năm ngoái, EC cũng đã bắt đầu có những dự án phát triển băng rộng ví dụ như đầu tư 53,3 triệu bảng Anh (61,2 triệu euro) cho hãng viễn thông Anh (BT) xây dựng mạng Internet thế hệ mới hay một dự án khác ở Bắc Ireland với giá trị khoảng 20,6 triệu euro.

T.D.P

Theo BBC, European Voice

Nội dung được đăng trên báo Bưu điện Việt Nam số 125 ra ngày 19/10/2011.

Nguồn tin: http://www.ictnews.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Giới thiệu về NukeViet

Giới thiệu khái quát NukeViet là một ứng dụng trên nền web có thể sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau. Phiên bản đang được phát hành theo giấy phép phần mềm tự do nguồn mở có tên gọi đầy đủ là NukeViet CMS gồm 2 phần chính là phần nhân (core) của hệ thống NukeViet và nhóm chức năng quản trị nội...

Thăm dò ý kiến

Bạn biết gì về NukeViet 4?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập260
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm258
  • Hôm nay28,767
  • Tháng hiện tại447,989
  • Tổng lượt truy cập98,648,306
Left-column advertisement
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây