Máy tính bảng Android có thực sự bán được?

Thứ hai - 03/10/2011 01:23

Máy tính bảng Android có thực sự bán được?

Thị trường máy tính bảng có khoảng hơn 30 loại thiết bị chạy Android từ đủ các nhà sản xuất với nhiều lựa chọn. Tuy nhiên, người mua vẫn tỏ ra thờ ơ với phân khúc sản phẩm này.

Bất chấp nhiệt thành của các nhà sản xuất với hệ điều hành của Google, thực tế không nhiều người chọn mua máy tính bảng Android. Lời chỉ trích tồi tệ nhất dành cho máy tính bảng Android tới từ Lenovo. Giám đốc sản phẩm châu Âu của Lenovo – Andrew Barrow, nói với tờ Guardian (Anh) rằng Samsung chỉ bán được 20.000 Galaxy Tab 7.7, không phải con số 1 triệu như hãng điện tử Hàn Quốc công bố. Nếu tiết lộ này là sự thực, Galaxy Tab 7.7 sẽ trở thành thất bại thê thảm nhất lịch sử công nghệ từng chứng kiến.

Với các máy tính bảng 10-inch, tình hình cũng không sáng sủa hơn. Motorola Xoom chạy hệ điều hành Android 3.0 Honeycomb phiên bản Wi-Fi đã phải giảm từ 479 euro (13.515.000 đ) tại thời điểm ra mắt giữa tháng 4/2011 xuống còn 329 euro (9.283.000 đ) tại thời điểm hiện tại.

Viễn cảnh nào cho Android 3.0?

ASUS_EeePadTransformer_4-42.jpg
Asus EeePad Transformer chạy hệ điều hành Android 3.0

Trong một loạt con số thống kê về doanh số máy tính bảng Android tệ hại, điểm sáng duy nhất tới thời điểm này chính là dữ liệu cung cấp bởi chuyên gia phân tích Kantar Wordpanel.

Tại Anh, Kantar thông báo Apple iPad là kẻ thống trị thị trường với 3/4 thị phần. Trong khi đó, Samsung Galaxy Tab, chỉ chiếm 5,9% thị phần. Theo Kantar, khoảng 3,6 triệu máy tính bảng đã được tiêu thụ tại Anh, và máy tính bảng Samsung chiếm khoảng 212.000 chiếc. Con số này chắc chắn tốt hơn hẳn kịch bản diệt vong mà đại diện Lenovo tuyên bố kể trên.

Thực tế, nhiều chuyên gia vẫn tin tưởng Android có thể vượt mặt Apple trong dài hạn, nhờ vào sức mạnh tuyệt đối và chiều sâu của đội hình máy tính bảng. Công ty tư vấn Informa Telecoms & Media dự đoán năm 2015, Android sẽ thu hẹp khoảng cách với Apple, và “thậm chí doanh số vượt Apple năm 2016”.

Viễn cảnh tươi đẹp được Informa vẽ ra, cho thấy năm 2015, thị phần Apple sẽ giảm từ 75% hiện tại xuống còn 39%, trong khi thị phần Android tăng lên 38%. Sự thay đổi này sẽ tới thông qua các thiết bị Android giá rẻ hơn nữa, và sự xuất hiện của đối thủ đáng gờm Amazon Kindle Tablet cũng như thêm nhiều thiết bị tiên tiến hơn nữa đáp ứng được các khách hàng công nghệ cao.

Dữ liệu thu thập được từ công ty nghiên cứu thị trường IDC lại cho thấy sự thực khốc liệt hơn nhiều: quý 2/2011, IDC chỉ ra thị phần doanh số máy tính bảng Android giảm từ 34% quý 1/2011 xuống còn 26,8% do sự cạnh tranh từ RIM PlayBook và sự ưa chuộng iPad không ngừng tăng. Theo IDC, thành bại của Android sẽ quyết định bởi giá cả. Việc tung ra “sản phẩm Android có giá cạnh tranh hơn” là cần thiết.

Tương lai của Android 4.0 sáng sủa hơn?

icecreamsandwich-728-75.jpg
Phiên bản Android tiếp theo có tên Ice Cream Sandwich

Trước mắt, Android cần 2 điều để lấp đầy khoảng cách với iPad và chiếm vị trí đáng tôn trạng trên thị trường máy tính bảng: tạo ra nền tảng phần mềm khiến mọi người khao khát sở hữu, và hi vọng các nhà sản xuất tiếp tục đưa ra nhiều máy tính bảng mạnh hơn với giá cạnh tranh hơn.

Bản cập nhật Ice Cream Sandwich có thể giúp thực hiện cả 2 điều này. Honeycomb hứa hẹn là một hệ điều hành bóng bẩy, và sẽ là hệ điều hành nguồn mở hoàn toàn – khác hẳn Honeycomb, cho phép các nhà sản xuất máy tính bảng giá rẻ mang tới người mua trải nghiệm máy tính bảng hiện đại và hấp dẫn.

Và trong khi Google vô cùng hào phóng khi phân phát các phần mềm miễn phí, những nhà sản xuất cũng nên bắt đầu nghĩ tới thiết kế máy tính bảng Android hoàn toàn khác. Thay vì một phiến đá đen nhàm chán, họ nên nắm bắt được trí tưởng tượng của những người mua máy tính bảng tiềm năng.

Tác giả: Du Lam

Nguồn tin: www.ictnews.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Logo và tên gọi NukeViet

Tên gọi: NukeViet phát âm là [Nu-Ke-Việt], đây là cách đọc riêng, không phải là cách phát âm chuẩn của tiếng Anh. Ý nghĩa: NukeViet là từ ghép từ chữ Nuke và Việt Nam. Sở dĩ có tên gọi này là vì phiên bản 1.0 và 2.0 của NukeViet được phát triển từ mã nguồn mở PHP-Nuke. Mặc dù từ phiên bản 3.0,...

Thăm dò ý kiến

Bạn biết gì về NukeViet 4?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập47
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm45
  • Hôm nay23,145
  • Tháng hiện tại434,821
  • Tổng lượt truy cập98,635,138
Left-column advertisement
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây