Các hãng sản xuất chip vạ lây vì Nokia

Thứ hai - 03/10/2011 01:48

Các hãng sản xuất chip vạ lây vì Nokia

Chúng tôi biết Nokia đang xuống dốc, Philippe Lambinet, Phó chủ tịch cấp cao của STMicroelectronics NV nói, Nhưng chúng tôi không nghĩ nó lại tệ đến thế.
30/09/2011 08:00:05 AM

bai-chinh-1.jpg
Texas Instruments đang lao đao vì sự xuống dốc của Nokia.

Các hãng sản xuất chip “vạ lây” vì Nokia

ICTnews - “Chúng tôi biết Nokia đang xuống dốc”, Philippe Lambinet, Phó chủ tịch cấp cao của STMicroelectronics NV nói, “Nhưng chúng tôi không nghĩ nó lại tệ đến thế”.

Hệ lụy

Các nhà sản xuất chip đang gặp khó vì tình hình kinh doanh của khách hàng lớn là Nokia sụt giảm, trong khi chưa kịp nắm bắt cơ hội bắt tay với những khách hàng “béo bở” như Apple và Samsung. “Chúng tôi biết Nokia đang xuống dốc”, Philippe Lambinet, Phó chủ tịch cấp cao của STMicroelectronics NV nói, “Nhưng chúng tôi không nghĩ nó lại tệ đến thế”.

STMicroelectronics là công ty bán dẫn có trụ sở tại Geneva. Doanh số và lợi nhuận của họ đã giảm mạnh trong quý II, sau khi Nokia đưa ra khuyến cáo về lượng smartphone Nokia bán ra èo uột. Hãng STMicroelectronics – liên doanh với công ty Telefon AB L.M. Ericsson của Thụy Điển, hầu như phụ thuộc vào các đơn đặt hàng chip của Nokia. Hồi cuối tháng Bảy, STMicroelectronics cho biết mảng sản xuất chip, có doanh số chỉ đạt 347 triệu USD trong quý II/2011, giảm 34% so với cùng kỳ năm trước, lỗ mất 102 triệu USD.

Còn Texas Instruments Inc, một công ty bán dẫn nổi tiếng khác, cũng đang “vạ lây” với Nokia. Công ty bán ra 85% lượng sản phẩm vi xử lý cho Nokia. Nhưng gần đây, đại gia chip này cho biết doanh số quý II cũng giảm sút, lợi nhuận giảm 13%. Texas Instruments cũng “đổ lỗi hoàn toàn cho Nokia”.

Không chỉ các nhà cung cấp linh kiện cho Nokia bị tổn thương. Sự “thăng thiên” của iPhone và các smartphone chạy hệ điều hành Android của Google cũng khiến các nhà sản xuất khác như Research in Motion (RIM) của Canada phải “trả giá”. RIM đã phải cắt giảm 2.000 nhân lực, thay đổi ban quản trị. Một đại gia có tiếng của Silicon Valley là Hewlett-Packard Co., cũng đang là nạn nhân của sự “đổi ngôi” trên thị trường di động. HP đã chi 1,2 tỷ USD mua lại hãng Palm và hệ điều hành WebOS, song vừa phải thông báo ngừng sản xuất thiết bị WebOS. Tuyên bố này cũng khiến Texas Instruments và Qualcomm Inc phải gánh chịu hậu quả, vì hai công ty này chuyên sản xuất chip cung cấp cho các thiết bị WebOS.

Những biến đổi trên thị trường di động khiến các hãng sản xuất chip buộc phải thay đổi cách thức sản xuất, kinh doanh. Hầu hết các công ty lớn từ Qualcomm đến Intel Corp đã đầu tư mạnh hơn vào các loại bộ vi xử lý ứng dụng, loại chip giúp tiếp thêm sức mạnh cho hệ điều hành và các ứng dụng trên thiết bị và các linh kiện khác.

Texas Instruments, từng là hãng dẫn đầu mảng sản xuất vi xử lý ứng dụng, cho biết doanh thu đã giảm 19,2% trong quý I, từ mức 34,5% cùng kỳ năm ngoái, vì phụ thuộc quá nhiều vào Nokia. Ngược lại, Qualcomm, hãng sản xuất vi xử lý ứng dụng cho các thiết bị Android, giờ đang dẫn đầu về doanh thu với 46,9% thị phần, tăng từ mức 34,1% cùng kỳ năm ngoái, theo hãng nghiên cứu thị trường Strategy Analytics.

Thích ứng

Giữa bối cảnh này, Greg Delagi, nhà lãnh đạo của Texas Instruments, khẳng định công ty đang “đầu tư đáng kể” vào chip phục vụ hệ điều hành Android. Ngoài ra, công ty cũng nhắm đến những thiết bị và ứng dụng mới ngoài smartphone, như đầu máy video, sách điện tử và các thiết bị thương mại khác. Mặc dù vậy, Tổng giám đốc Rich Templeton của Texas thừa nhận rất khó tìm ra mảng kinh doanh nào thu về hàng tỷ USD như smartphone.

Trong khi đó, STMicroelectronics nói họ đang tạm thời phải đóng cửa dây chuyền sản xuất tại một số nhà máy ở châu Âu vì tác động của Nokia. Công ty cũng đang nỗ lực thay thế sản phẩm Nokia bằng các sản phẩm khác trong và ngoài ngành công nghiệp di động. STMicroelectronics cho hay sẽ cắt giảm 500 nhân lực trên toàn cầu, nhằm tiết kiệm 120 triệu USD vào cuối năm 2012. “Đây là một bài học cho các nhà sản xuất khi vận mệnh công ty gắn quá chặt với khách hàng”, Jagdish Rebello, nhà phân tích của hãng nghiên cứu thị trường iSuppli nói, “Họ phải học cách linh hoạt và sẵn sàng phản ứng, và tôi nghĩ một số công ty đã không thích ứng được”.

Với việc khách hàng chính gặp khó khăn, cơ hội ít ỏi được cung cấp linh kiện cho những “ngôi sao mới nổi” như Apple và Samsung, những công ty đó sẽ phải tìm kiếm khách hàng mới như HTC để tăng trưởng.

Ngay cả việc Nokia chuyển hướng sang phần mềm Windows của Microsoft cũng là cơ hội cho các công ty cung cấp linh kiện smartphone. Nokia cho biết smartphone Windows đầu tiên của hãng sẽ ra vào cuối năm nay và sử dụng chip Qualcomm. Tuy vậy, Nokia nói đang đàm phán với các nhà cung cấp khác cho những mẫu máy tương lai.

Mạnh Hùng

Theo WSJ

Nội dung được đăng trên báo Bưu điện Việt Nam ra ngày 30/9/2011 

Nguồn tin: www.ictnews.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Giới thiệu về Công ty cổ phần phát triển nguồn mở Việt Nam

Công ty cổ phần phát triển nguồn mở Việt Nam (VINADES.,JSC) là công ty mã nguồn mở đầu tiên của Việt Nam sở hữu riêng một mã nguồn mở nổi tiếng và đang được sử dụng ở hàng ngàn website lớn nhỏ trong mọi lĩnh vực. Wbsite đang hoạt động chính thức: http://vinades.vn/ Ra đời từ hoạt động của tổ chức...

Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập53
  • Máy chủ tìm kiếm7
  • Khách viếng thăm46
  • Hôm nay17,532
  • Tháng hiện tại655,828
  • Tổng lượt truy cập99,606,003
Left-column advertisement
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây