Tạm biệt Alexa Toolbar!

Thứ sáu - 18/04/2008 11:54

Tạm biệt Alexa Toolbar!

Gần đây các chương trình bảo mật trên máy tính như Symantec Antivirus, Internet Security... đều ngăn chặn người dùng muốn cài đặt Alexa Toolbar vì nhận dạng công cụ này là spyware. Công cụ này đã bị phê phán quá nhiều và mới đây Alexa đã hải bỏ nó. Trước khi Alexa đánh giá lại theo chuẩn mới, chúng ta hãy tìm hiểu lý do lại sao Alexa Toolbar thất bại và các công cụ thay thế nó!
Doanh nghiệp có nên tin vào bộ máy đo đạc của Alexa?

Câu trả lời là không. Hiện tại, đại đa số các doanh nghiệp Việt Nam đều dựa dẫm hoàn toàn vào chỉ số Alexa để đánh giá về mức độ phổ biến cho một website. Và theo đó, giá trị quảng cáo trên website cũng được đo theo chỉ số Alexa. Đã có khá nhiều bài viết phân tích rất chi tiết về cách thức hoạt động của Alexa, những dịch vụ lừa đảo giúp tăng thứ hạng...trên các báo và tạp chí công nghệ. Trong bài viết này, tác giả chỉ tổng hợp và phân tích những yếu tố mà người dùng Internet ở Việt Nam không nên dựa dẫm hoàn toàn vào các chỉ số của Alexa.

Trở lại từ khi Alexa được thành lập vào năm 1996, đến năm 1999, Alexa trở thành thành viên của tập đoàn bán lẻ Amazon.com. Thông qua việc thống kê hoạt động của người dùng web, Alexa có thể đưa ra danh sách xếp hạng các website theo mức độ phổ biến.

Alexa Ranking - Thứ hạng "hỗn tạp"

Chỉ số thứ hạng Alexa được kết hợp từ 2 yếu tố là số trang web người dùng xem (Page Views) và số người truy cập (Reach). Alexa Ranking xếp thứ hạng các website được truy cập thường xuyên, được thống kê dựa trên những người dùng cài đặt thanh công cụ Alexa Toolbar. Thông số thứ hạng của website sẽ được hiển thị khi người dùng cài đặt Alexa Toolbar truy cập vào website đó.

Điểm chính của vấn đề nằm ở đây. Những máy tính không cài đặt Alexa Toolbar thì dù có truy cập vào website cả trăm lần vẫn không được đếm đến 1 lần, mặc dù con số máy tính đang sử dụng Alexa Toolbar là khoảng 10 triệu (đạt 1% so với hàng tỉ người dùng Internet hiện nay). Nguyên nhân là số lượng các máy tính cài đặt thanh công cụ này tại Việt Nam chưa đáng là bao vì Amazon.com chưa có kênh bán hàng trực tuyến tới Việt Nam. Hơn nữa, các máy tính từ quốc gia khác truy cập tới các website tiếng Việt cũng là thiểu số, vì chủ yếu là của những người Việt có khả năng đọc hiểu Việt ngữ.

Nguyên nhân thứ hai là ngay khi cài đặt Alexa Toolbar, các chương trình bảo mật trên máy tính như Symantec Antivirus, Internet Security... đều nhận dạng công cụ này là spyware vì phương thức hoạt động của nó là sử dụng cookies để theo dõi toàn bộ các hoạt động truy cập website của người sử dụng.

 

Alexa Toolbar đã bị Symantec Antivirus chặn lại ngay khi tải về máy
Hơn nữa, Alexa Toolbar chỉ mới có phiên bản dành cho trình duyệt Internet Explorer và FireFox nên người dùng các trình duyệt còn lại như Opera và Safari thì cũng đành "bó tay", miễn đếm!

Các dịch vụ giúp tăng thứ hạng Alexa cũng ra đời ào ạt, khiến doanh nghiệp tiêu tốn khá nhiều thời gian và chi phí thay vì tập trung phát triển nội dung lẫn hình thức của website, đây mới chính là các yếu tố quan trọng giúp tăng lượng truy cập.

Như vậy, thứ hạng của các website Việt Nam khá lệch lạc trên bảng chỉ số của Alexa. Độ chính xác chỉ đạt 20% cho những website Việt. Một bằng chứng là những website Việt không dùng các công cụ giúp tăng thứ hạng, giả mạo truy cập... cho Alexa thì ranking đều tụt khá nhiều đều đặn theo thời gian mặc dù số lượng truy cập thực của các website này không suy giảm và còn có thể tăng.

Giải pháp thay thế

Các bộ đếm thống kê lượng truy cập cũng như thông tin khách truy cập được tích hợp sẵn trên website tuy chính xác nhưng không được đối tác quảng cáo tin tưởng. Do đó, tùy thuộc vào mô hình kinh doanh, chi phí và mức độ phổ biến mà mỗi website có thể lựa chọn các nhà cung cấp dịch vụ thống kê uy tín và có phí như: ComScore, Hitwise, Nielsen//NetRatings, Netcraft, Ranking.com, Quantcast.

 

Google Analytics cung cấp thông tin về nguồn truy cập của người dùng và những truy vấn tìm kiếm trên website để webmaster có thể nắm bắt, tổng hợp.

Một giải pháp miễn phí hiện tại đang được các webmaster chú ý là Google Analytics, hoàn toàn miễn phí. Tuy không đánh giá chính xác 100% nhưng Google Analytics cho phép thống kê chi tiết nhiều số liệu truy cập, lượng pageview, thông tin khách truy cập.. kể cả khi website có nhiều sub domain(tên miền phụ) với mức độ chính xác cao. Số liệu Google Analytics cung cấp dễ dàng tổng hợp, chi tiết và có thể xuất ra theo nhiều dạng phục vụ cho việc thống kê. Chỉ cần một tài khoản Google (Gmail) là đã có thể đăng ký dịch vụ Google Analytics.

Các doanh nghiệp Việt Nam đang có website nên sử dụng thêm 1 vài dịch vụ thống kê truy cập và thứ hạng khác để đảm bảo tính chính xác thay vì tập trung vào Alexa. Có thể dùng song song thêm Google Analytics hoặc các dịch vụ miễn phí khác như StatCounter, ClickTracks Appetizer, eXTReMe Tracking, SiteMeter, Add Free Stats, Compete...

Tài liệu tham khảo: Tạp chí PCWORLD VN, Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần. 

THANH TRỰC Tổng hợp


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Ủng hộ, hỗ trợ và tham gia phát triển NukeViet

1. Ủng hộ bằng tiền mặt vào Quỹ tài trợ NukeViet Qua tài khoản Paypal: Chuyển khoản ngân hàng trực tiếp: Người đứng tên tài khoản: NGUYEN THE HUNG Số tài khoản: 0031000792053 Loại tài khoản: VND (Việt Nam Đồng) Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Hải...

Thăm dò ý kiến

Bạn biết gì về NukeViet 4?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập106
  • Máy chủ tìm kiếm9
  • Khách viếng thăm97
  • Hôm nay7,705
  • Tháng hiện tại562,579
  • Tổng lượt truy cập99,512,754
Left-column advertisement
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây