Người dùng di động chẳng hiểu gì về 4G

Thứ tư - 02/11/2011 20:44

Người dùng di động chẳng hiểu gì về 4G

Người dùng muốn có 4G. Rất muốn có 4G. Nhưng họ cũng không hề biết 4G là cái gì. Thậm chí, không ít người dùng iPhone 4 tưởng rằng họ đã có điện thoại 4G.

Có thể nói đây chính là thành công rực rỡ của nỗ lực marketing mà các nhà mạng đã tung ra – mặc dù cơ sở hạ tầng 4G vẫn còn dang dở, mặc dù tỷ lệ truyền dữ liệu 4G thấp hơn nhiều so với những hứa hẹn trong các chiến dịch marketing.

Smartphone “xịn” bắt buộc phải có 4G!

In-Stat, một công ty nghiên cứu thị trường, gần đây đã tuyên bố có 75% trong số hơn 1.200 người tiêu dùng tại Mỹ “liệt” 4G vào danh sách một trong những tính năng mà một chiếc điện thoại “lý tưởng” phải có. Bên cạnh đó, cuộc khảo sát này cũng phát hiện ra hầu hết người dùng không biết nhà mạng nào tại Mỹ cung cấp tốc độ 4G nhanh nhất. Phát hiện này được tổng kết từ câu hỏi: “Người dùng có thực sự nhận ra họ đang sử dụng kết nối 4G nếu thực sự nó đã chạy trên điện thoại của họ không?”

Dường như trong suy nghĩ của người tiêu dùng, 4G được định nghĩa đơn giản chỉ là một tính năng của smartphone. Điều đáng nói ở đây là sự chênh lệch giữa kiến thức, hiểu biết của người dùng về 4G và khao khát được sử dụng công nghệ 4G. Và sự chênh lệch này bắt nguồn từ cách công nghệ 4G đang được quảng bá.

Các mạng lưới 4G hiện vẫn đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện, nhưng các nhà mạng đã mạnh mẽ lớn tiếng về mạng lưới của họ. Thực tế là dù các nhà mạng đang quảng bá về mạng lưới 4G cũng như các mẫu máy ĐTDĐ 4G trên khắp thế giới, thì sự sẵn sàng của dịch vụ 4G đang rất khác nhau.

Chẳng hạn, mạng lưới LTE của AT&T chỉ mới sẵn sàng ở 5 thị trường đô thị (mặc dù nhà mạng này có kế hoạch phủ sóng 4G tới 80% dân số vào năm 2013). Mạng LTE của Verizon, hiện được xem là mang lại tốc độ mạng lưới nhanh nhất ở Mỹ, có mặt ở 88 thị trường. Con số 88 thị trường là con số lớn, nhưng thực tế mạng LTE của Verizon chỉ có với 110 triệu trong số 307 triệu dân số ước tính của Mỹ, nghĩa là mới chỉ 33% dân số Mỹ, còn tới khoảng 75% dân số chưa được phủ sóng 4G.

Theo CNET, chất lượng 4G mới đầu có vẻ rất ổn, nhưng ở những vùng nông thông – hay thậm chí cả những nơi phồn hoa như thành phố San Francisco, 4G vẫn rất chập chờn. Có lẽ, để có một mạng lưới 4G thực sự tin cậy phải mất mấy năm nữa.

Người dùng di động còn có một nhầm lẫn tai hại nữa. Theo khảo sát của hãng Retrevo, có tới 34% người dùng iPhone 4 nghĩ rằng họ đang có một chiếc điện thoại 4G. Những người dùng này có thể nhầm lẫn giữa tên gọi iPhone “4”, cũng như định nghĩa 4G là chức năng của smartphone, và việc Apple tuyên bố iPhone 4 mang lại tốc độ “như 4G”.

Không chỉ người dùng iPhone mới nhầm lẫn. Khảo sát còn cho thấy có tới ¼ người dùng BlackBerry nghĩ họ có điện thoại 4G, trong khi đó, tại thời điểm khảo sát (tháng 7/2011), RIM chưa hề ra bất cứ mẫu máy BlackBerry 4G nào.

Đã là 4G, phải có tốc độ cao và độ trễ thấp

“Nói thẳng ra, không hề có định nghĩa 4G là gì”, nhà phân tích Michael King của Gartner nói. “Hầu hết mạng lưới LTE đều mới, và không có gì nhiều để so sánh với nó”. Điều này gây ra nhiều nhầm lẫn hơn, đặc biệt về tốc độ của dịch vụ 4G.

Mặc dù vậy, các nhà mạng đã rất thành công khi đưa nhãn hiệu “4G” vào trí não người dùng thông qua các kỹ thuật quảng cáo hiệu quả.

“Ngành công nghiệp viễn thông di động đã rất tài tình khi gắn 4G với những điều người tiêu dùng mong muốn, như chơi game theo thời gian thực, video liền mạch và cuộc gọi video”, Francis Sideco, nhà phân tích của iSuppli nói. Hiện nay, có rất nhiều điện thoại 4G đã được bán trên thị trường. Với những người dùng sở hữu máy 4G, nhà mạng phải đảm bảo ít nhất 2 lời hứa, 2 điểm yếu mấu chốt của 3G, đó là năng lực xử lý và độ trễ.

Năng lực xử lý của mạng lưới là tốc độ xử lý mà mọi người thường nói đến. Nó được đo bằng bit/giây (hoặc megabit/giây với 4G). Tốc độ này miêu tả bao nhiêu dữ liệu được gửi đi qua mạng lưới của nhà mạng trong một khoảng thời gian cố định – là 1 giây. Con số đó sẽ phản ánh tốc độ mạng lưới – và mọi người luôn muốn một dịch vụ dữ liệu tốc độ cao, vì thế mối bận tâm lớn của người dùng là năng lực xử lý, là tốc độ xử lý dữ liệu của mạng lưới.

Trong khi đó, độ trễ là khoảng thời gian giữa khi một thiết bị di động “gõ cửa” mạng lưới và khi mạng lưới đó thực sự đáp lại. Những mạng lưới có độ trễ cao sẽ gây ra rất nhiều vấn đề - đơn cử như video liền mạch. Khi độ trễ mạng lưới thấp, những ứng dụng thời gian thực như video chat sẽ thực sự tuyệt diệu.

Ngoài ra, ngay cả khi được hưởng năng lực xử lý nhanh nhất, nhưng độ trễ cao cũng sẽ khiến người dùng không được thưởng thức những cuộc gọi video hiệu quả và các loại video liền mạch khác.

Một lưu ý nữa là tốc độ của 4G – dù là LTE, WiMax hay HSPA+ - đều chậm hơn so với lý thuyết. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng điều đó luôn luôn xảy ra. Tốc độ lý thuyết của HSPA+ là 21 Mbps và LTE là 70 Mbps chỉ có thể đạt được trong một số trường hợp lý tưởng – chẳng hạn như người dùng đang đứng ngay cạnh trạm tiếp sóng.

Tất cả những sự thật trên có thể khiến “danh hiệu 4G” trở nên “bình thường”. Nhưng không sao, miễn là người dùng biết họ sẽ có cái gì, sẽ được hưởng cái gì, họ có thể ra quyết định có nên nâng cấp lên một chiếc điện thoại 4G hay có nên đăng ký gói cước 4G hay không.

Tác giả: Bảo Bình

Nguồn tin: http://www.ictnews.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tính năng của NukeViet CMS 4.0

Giới thiệu chung Mã nguồn mở NukeViet là sản phẩm của sự làm việc chuyên nghiệp: Để xây dựng lên NukeViet 4, đội ngũ phát triển đã thành lập công ty VINADES.,JSC. Trong quá trình phát triển NukeViet 4, VINADES.,JSC đã hợp tác với nhiều đơn vị cung cấp hosting trong và ngoài nước để thử nghiệm host,...

Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập327
  • Máy chủ tìm kiếm16
  • Khách viếng thăm311
  • Hôm nay14,762
  • Tháng hiện tại446,856
  • Tổng lượt truy cập100,128,931
Left-column advertisement
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây