Hơn 70% doanh nghiệp Việt Nam không có trang web

Thứ bảy - 23/08/2008 06:51

Cục trưởng Cục Thương mại điện tử - Nguyễn Thành Hưng phát biểu tại hội thảo Internet - Bạn đồng hành thời lạm

Cục trưởng Cục Thương mại điện tử - Nguyễn Thành Hưng phát biểu tại hội thảo Internet - Bạn đồng hành thời lạm
Đó là con số do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đưa ra ngày 19/8 tại cuộc hội thảo "Internet - Bạn đồng hành thời lạm phát". Theo đó, 24% doanh nghiệp không sử dụng dịch vụ công nghệ thông tin và 55% doanh nghiệp không sử dụng ADSL. Con số DN ứng dụng hoạt động thương mại điện tử chỉ chiếm 27%. Tỷ lệ ứng dụng CNTT của Việt Nam chỉ chiếm 30%, được đánh giá là thấp nhất trong khu vực.
Ông Nguyễn Chiến Thắng - đại diện cho Paynet cho biết tính đến năm 2007, số người sử dụng Internet ở Việt Nam là khoảng 18,2 triệu, tính trung bình 21,4 người sử dụng/100 dân. Paynet hiện nay được xây dựng theo các mô hình cổng thanh toán trực tuyến hàng đầu trên thế gới như Paypal (Mỹ) và Alipay (Trung Quốc) và đã vươn ra 54 tỉnh/thành trên cả nước với 2000 đại lý và xử lý tới 150 nghìn giao dịch/ngày. Theo nhận định của ông Thắng, việc thanh toán trực tuyến sẽ là một trong những lợi ích mà các doanh nghiệp cần phải tính tới để giảm chi phí sản xuất, giảm chi phí giao dịch trực tiếp như thói quen trước nay.

Xây dựng website cũng là một hướng đi mà nhiều doanh nghiệp đang quan tâm để quảng bá thương hiệu và thực hiện các việc giao dịch thương mại, thanh toán trực tuyến. Theo thống kê của Công ty phần mềm HT2D thì tỷ lệ lĩnh vực kinh doanh có website lớn nhất thuộc về ngành ngân hàng, tài chính với 88,9%, theo sau đó là du lịch với 65,2%. Trong khi con số này ở lĩnh vực kinh doanh thủ công mỹ nghệ lại rất thấp, chỉ đạt 26,3%.

Đặc biệt, các doanh nghiệp sử dụng website hiện nay mới chỉ quan tâm tới việc giới thiệu doanh nghiệp trong khi mục đích giao dịch thương mại điện tử chỉ có khoảng 36,7% (năm 2007) và thanh toán trực tuyến mới chỉ dừng ở mức 4,8% (năm 2007).

HT2D cũng đã thống kê hiện nay chỉ có 64,5% doanh nghiệp có website tiến hành cập nhật thông tin trên website hàng ngày, chỉ có 12,7% doanh nghiệp là cập nhật hàng tuần và có tới 16,2% doanh nghiệp hầu như không cập nhật. Lý do được nhiều doanh nghiệp đưa ra là chi phí cao, khó quản trị, mắc nhiều lỗi về bảo mật và sử dụng. Đặc biệt, có những doanh nghiệp e ngại tâm lý bị phụ thuộc vào đối tác xây dựng website hoặc bị phụ thuộc vào nhân viên phòng CNTT.

Thiên Lam

Nguồn tin: Vnmedia

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Logo và tên gọi NukeViet

Tên gọi: NukeViet phát âm là [Nu-Ke-Việt], đây là cách đọc riêng, không phải là cách phát âm chuẩn của tiếng Anh. Ý nghĩa: NukeViet là từ ghép từ chữ Nuke và Việt Nam. Sở dĩ có tên gọi này là vì phiên bản 1.0 và 2.0 của NukeViet được phát triển từ mã nguồn mở PHP-Nuke. Mặc dù từ phiên bản 3.0,...

Thăm dò ý kiến

Bạn biết gì về NukeViet 4?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập43
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm40
  • Hôm nay22,003
  • Tháng hiện tại660,812
  • Tổng lượt truy cập99,610,987
Left-column advertisement
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây