Nếu Android là đồ ăn cắp?

Thứ tư - 26/10/2011 13:37
Dù chiến thắng trong đa số các vụ kiện Samsung, Apple đang bị nghi ngờ tìm cách chơi xấu đối thủ. Tuy nhiên, vẫn có khả năng Apple đã đúng.
Nếu Android là đồ ăn cắp?

Trong lúc cuộc chiến bằng sáng chế giữa Apple, Samsung, Google và một số hãng công nghệ lớn khác đang trở nên nóng bỏng, tuyên bố của Steve Jobs và sự “thù ghét” Android của ông được tiết lộ. Trong cuốn tiểu sử của Jobs ra mắt hôm thứ Hai vừa qua, câu nói của cố Tổng Giám đốc Apple được trích dẫn như sau: “Tôi sẽ phá hủy Android, vì đó là sản phẩm bị đánh cắp. Tôi sẵn sàng tiến hành chiến tranh nhiệt hạch để thực hiện điều đó”. Theo cuốn tiểu sử, Jobs cũng nói rằng ông sẽ dùng đến “hơi thở cuối cùng nếu cần thiết, và tiêu đến đồng xu cuối cùng trong số 40 tỷ USD tại ngân hàng của Apple, để sửa chữa điều tồi tệ này”.

Apple bị nghi ngờ

Các vụ kiện về bằng sáng chế gần đây không có ý nghĩa đối với nhiều người. Họ coi đó là hành động “vạch lá tìm sâu”, là nỗ lực dối trá của Apple nhằm cản trở sức cạnh tranh của Android trên thị trường điện thoại di động và máy tính bảng, để bảo vệ sự thống trị của iPad và iPhone.

Với sự lộng hành của “quỷ lùn bằng sáng chế” (patent troll) khắp nước Mỹ, thật khó để không nghi ngờ những vụ kiện cũng như cuộc chiến bằng sáng chế giữa Apple và Samsung, để không nhìn Apple như một kẻ to xác đi bắt nạt kẻ yếu hơn, cố gắng bảo vệ thị phần của mình trên một thị trường béo bở. Như biên tập viên Tony Bradlay của thời báo PC World đã viết: Một loạt những lệnh cấm chống lại các thiết bị Android cũng như chiến thắng của Apple trong một số vụ kiện không đủ để buộc tội Android đánh cắp tài sản trí tuệ. Thật dễ dàng để vẽ chân dung Apple như một gã khổng lồ xấu tính và các đơn kiện về bằng sáng chế chỉ là dấu hiệu cho thấy sự ghen tị đối với thành công của Android”. Tuy nhiên, không thể vì thế mà chúng ta bỏ qua khả năng Android thực sự bị đánh cắp. Như trong bài viết của mình, Bradlay đã đưa ra một câu hỏi rất hay:

 “Nếu Steve Jobs đúng thì sao?”

Nếu Jobs nói đúng, và Android thực sự là sản phẩm bị đánh cắp? Nếu Samsung, một công ty chế tạo nhiều linh kiện của iPad và iPhone, thực sự đã bí mật “vay mượn thiết kế của Apple để xây dựng thành công riêng”?

Những gì Tony Bradlay đưa ra chỉ là suy đoán nhưng không phải không có cơ sở. Sau khi lưu ý rằng bên cạnh mối quan hệ của Samsung với Apple, đồng sáng lập Eric Schmidt của Google đã từng ở trong ban điều hành của Apple trong vòng nhiều năm, và có thể có quyền truy cập nhiều thông tin mật, trong đó quan trọng nhất là ý tưởng của Apple về tương lai di động, Bradley viết như sau:

“Tôi không có ý rằng Schmidt xâm nhập Apple như một hành vi gián điệp doanh nghiệp, mặc dù điều đó có thể xảy ra. Ý tôi là Schmidt có thể đã thấy được cảm hứng và triển vọng từ lộ trình của Apple nhưng không tán thành một số quan điểm nào đó trong việc triển khai như chính sách bức tường bí mật “walled garden” quá chặt chẽ của Apple, do đó quyết định xây dựng một phiên bản cởi mở hơn mà chúng ta biết đến với tên gọi Android. Và cũng có thể Schmidt đã “đánh cắp” mà không ý thức về điều đó.”

Nếu sự thật cuối cùng lộ ra rằng Samsung và Google có lỗi trong cuộc tranh chấp, điều đó sẽ ảnh hưởng rất xấu tới hình ảnh của liên minh này. Như kết luận của Bradley:

“Nếu một công ty xuất hiện với sản phẩm đồ uống cô la mới có vị giống Coca Cola, và doanh số của công ty này cao hơn Coca Cola, chúng ta có thể coi công ty mới này là một ví dụ sáng ngời về sự khéo léo của người Mỹ. Nhưng nếu sau đó sự thật lộ ra rằng nhãn hiệu cola mới chỉ có thể xuất hiện vì nhà sáng lập của nó đã từng trong ban lãnh đạo của Coca Cola và theo nghĩa đen, đã đánh cắp công thức bí mật của Coca Cola, quan điểm của chúng ta về loại nước đó và thành công của công ty đó sẽ thay đổi rất nhiều”.

Nếu Android của Google thua trong trận chiến bằng sáng chế, có thể sẽ có một sự thỏa hiệp theo đó Apple thu phí từ mỗi thiết bị bán ra, nhưng cũng có thể Apple sẽ từ chối cấp giấy phép bằng sáng chế như họ đã đe dọa. Khả năng xảy ra lựa chọn thứ hai là cao hơn cả. Như Bradley chú ý rằng: Apple thậm chí không muốn cấp phép sử dụng những cải tiến của họ cho đối thủ để thu phí. “Họ muốn những sản phẩm vi phạm phải bị cấm, và tài sản trí tuệ của Apple được bảo vệ, và họ không có ý định bán lại cho Samsung, HTC hay bất kì ai để lấy vài đô la trên mỗi sản phẩm bán ra”.

Tương lai của nhiều nhà sản xuất điện thoại, đặc biệt là Samsung, cũng như ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Google trong ngành kinh doanh hệ điều hành di động sẽ bị đe dọa. Và điều đó có nghĩa thế nào với khách hàng vẫn còn là điều khó nói. Ngoài ra chắc chắn còn nhiều người trong ngành công nghiệp sản xuất điện thoại, viễn thông – bao gồm cả những nhà mạng lớn tại Mỹ như Verizon – và rất nhiều các nhà đầu tư, các nhà cải tiến có nguy cơ mất đi thương vụ làm ăn lớn.

Tác giả: Phạm Duyên

Nguồn tin: http://www.ictnews.vn

 Tags: đồ, ăn, android, cắp, nếu,

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Logo và tên gọi NukeViet

Tên gọi: NukeViet phát âm là [Nu-Ke-Việt], đây là cách đọc riêng, không phải là cách phát âm chuẩn của tiếng Anh. Ý nghĩa: NukeViet là từ ghép từ chữ Nuke và Việt Nam. Sở dĩ có tên gọi này là vì phiên bản 1.0 và 2.0 của NukeViet được phát triển từ mã nguồn mở PHP-Nuke. Mặc dù từ phiên bản 3.0,...

Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập54
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm50
  • Hôm nay30,544
  • Tháng hiện tại592,173
  • Tổng lượt truy cập98,792,490
Left-column advertisement
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây